Thực tế ngày nay cho thấy người nuôi tôm công nghiệp thường sử dụng nhiều chế phẩm sinh học tiềm ẩn độ rủi ro cao, làm tăng chi phí sản xuất.
Do đó có một giải pháp được xem như “vị cứu tinh” được nhiều người dân áp dụng cũng như mang lại hiệu quả vượt trội đó là việc nuôi tôm kết hợp cá rô phi nhờ vào cơ chế lọc tảo của loài cá này.
1. Tìm hiểu về cá rô phi
Cá rô phi là tên gọi của một nhóm loài cá nước ngọt phổ biến, chúng cũng có thể sống trong các môi trường nước lợ hoặc nước mặn, loài cá này sống chủ yếu tại ao, sông, kênh, rạch,… Cá rô phi có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông.
Cá rô phi vẩy màu ánh tím, sáng bóng, có khoảng 10 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Cá rô phi trưởng thành đôi khi có thể dài tới khoảng nửa mét và nặng gần 4kg, là loài cá dễ nuôi. Cá rô phi đực lớn nhanh, sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng hơn nửa ký.
Cá rô phi
Cá rô phi cái và đực có tốc độ lớn không giống nhau. Cá rô phi sinh sản gần như quanh năm, khoảng cách giữa hai lần sinh sản cách nhau khoảng 3 tuần đến 1 tháng.
Ngoài sự nhạy cảm với nhiệt độ, cá rô phi tồn tại hoặc có thể thích nghi với đa dạng điều kiện sống. Cá rô phi mang trứng đã thụ tinh và cá non trong miệng trong vài ngày sau khi túi noãn hoàng được hấp thụ.
Cá rô phi thường ăn mùn bả hữu cơ, tảo lắng, thực vật thủy sinh. Trong công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn từ cua, ghẹ, ốc, bã đậu phộng,… dạng viên nén
2. Lợi ích khi nuôi kết hợp cá rô phi và tôm
Dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh thì mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi mang lại những ưu điểm sau:
- Cải thiện môi trường nước
- Tăng hàm lượng oxy
- Giảm được những thiệt hại do hội chứng Taura – bệnh đuôi đỏ
- Cải thiện tốc độ tăng trưởng
- Giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước
- Kiểm soát hội chứng hoại tử gan – tụy cấp ở tôm
- Tận dụng thức ăn thừa tôm.
- Ngăn ngừa mầm bệnh phát sinh, giảm thiểu tỷ lệ chết của tôm.
Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp cá rô phi
2. Một số phương pháp nuôi tôm kết hợp cá rô phi
2.1. Nuôi trực tiếp trong ao với tôm
Sử dụng cá rô phi đực để nuôi ghép, hạn chế việc sinh sản của cá và khi tôm đạt cỡ 3-6 g/con với mật độ tôm nuôi là 30 – 40 con/m2 thì mật độ thả cá là 1 con/100 m2 với cỡ cá 50-60 g/con
2.2. Nuôi trong lồng lưới đặt trong ao nuôi tôm
Mật độ cá rô phi 10 con/m2 lồng, diện tích lồng khoảng 2% diện tích ao và nên thường xuyên vệ sinh lưới để nước được trao đổi giữa ao nuôi và bên trong lồng.
2.3. Nuôi trong ao lắng
Mật độ cá rô phi 4 – 5 con/m2. Trong suốt thời gian này, cá không được cho ăn mà chúng sẽ sử dụng nguồn thức ăn là xác tôm, cá, động vật thủy sản chết và các loại tảo có trong nước.
Điều này sẽ giúp tạo ổn định cho môi trường nước, hạn chế sự phát tán của các sinh vật gây bệnh từ bên ngoài.
2.4. Nuôi tôm luân canh với cá rô phi
Hình thức nuôi tôm kết hợp cá rô phi này giúp cải thiện đáy ao, giảm thiểu chất thải tích tụ, khí độc, giảm sử dụng các loại hoá chất và hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi vụ sau.
Tìm hiểu thêm: Mô hình nuôi tôm kết hợp với loài khác đạt hiệu quả cao
3. Một số chú ý khi nuôi tôm kết hợp cá rô phi
Mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi thông thường được áp dụng trên 2 đối tượng đó là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Đối với tôm sú, thời gian nuôi thường hơi lâu, kéo dài khoảng nửa năm. Mật độ thả cỡ 20 – 30 con/m2. Khi thu hoạch, năng suất tôm sú đạt từ 3,0 – 3,5 tấn/ha.
Người nuôi tôm thu về lợi nhuận từ 200 – 300 triệu đồng/ha, có hộ bội thu với lợi nhuận trên nửa tỷ đồng.
Đối với tôm thẻ chân trắng, thời gian nuôi sẽ ngắn hơn từ 3 – 3,5 tháng. Mật độ thả dày hơn tôm sú từ 50 – 100 con/m2. Khi thu hoạch năng suất đạt từ 6 – 10 tấn/ha.
Lợi nhuận người nuôi thu được từ 400 – 600 triệu đồng/ha/vụ, có hộ đạt lợi nhuận từ 500 – 600 triệu đồng/ha.
Khi chuẩn bị ao nuôi tôm thâm canh nên thiết kế phần lồng lưới ở chỗ trũng giữa ao, chiếm 7 – 10% diện tích ao, mắt lưới thưa cỡ 1cm để chất thải lọt qua lưới làm thức ăn cho cá.
Chỉ nên thả cá rô phi đơn tính để tránh hiện tượng cá sẽ sinh sản trong ao. Kích thước của cá nên lớn hơn so với kích thước mắt lưới. Mật độ thả giống 6-8 cá rô phi /m2.
Một số lưu ý khi nuôi tôm kết hợp cá rô phi
Với ao tôm mật độ cao và nuôi thâm canh, cá rô phi thả trong lồng thường không cần cho ăn vì cá đã ăn chất thải của tôm được hệ thống quạt nước quay tụ tập trung vào. Thông khí cho lồng hoặc lưới 2 tuần 1 lần.
Cá rô phi sẽ giúp hạn chế lượng đạm và lân trong nước, tuy nhiên chúng sẽ thải ra lượng amoniac NH3 không nhỏ, nếu quá nhiều sẽ gây ngộ độc cho tôm ( sinh trưởng yếu kém, giảm khả năng kháng bệnh, mẫn cảm với điều kiện môi trường).
Vì thế phải thường xuyên thay nước trong ao hàng tháng. Mỗi lần thay thế 15-20% lượng nước trong ao, ngoài ra sử dụng chế phẩm sinh học 2 tuần 1 lần.
Tôm thường ăn mồi mạnh vào sụp tối và rạng sáng, còn cá ăn mồi mạnh vào ban ngày. Do vậy nên cho tôm ăn vào thời điểm trước khi trời sáng và sau khi trời tối, tránh cá để cá và tôm tranh mồi nhau, thức ăn thừa và chất thải của tôm sẽ được cá rô phi sử dụng.
Duy trì máy sục khí, hệ thống quạt nước để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan, ngăn ngừa tôm nổi đầu và tích tụ chất thải vào giữa ao.
Tìm hiểu thêm: Các thiết bị nuôi tôm cần thiết mà ao nuôi nào cũng nên có
4. Kết luận
Với cơ chế lọc tảo, cá rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học”. Mô hình nuôi tôm kết hợp với cá rô phi vừa giúp bà con tiết kiệm chi phí nuôi trồng, đảm bảo nguồn nước nuôi tôm, cải thiện môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh trên tôm; giúp tôm sinh trưởng và phát triển ổn định.
Ngoài ra, cá rô phi sau khi nuôi một thời gian có thể thu hoạch, giúp bà con có thêm một nguồn thu nhập. Như vậy, mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi không chỉ giúp tăng năng suất tôm mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế kép.
Từ hiệu quả đáng kể của mô hình này, phía cơ quan chức năng của nhiều địa phương đang khuyến khích các hộ nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh nhân rộng hơn nữa để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong các mùa vụ.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản
- Lactobacilus acidophilus – Chế phẩm sinh học chống lại vi khuẩn Vibrio spp. trên Tôm
- Tảo lợi là gì? Tổng hợp các loại tảo lợi và lợi ích của tảo lợi trong ao nuôi tôm
- Độ pH trong ao nuôi tôm và những điều cần biết
- Có gì đặc biệt ở dòng sản phẩm mới 2023 – Men vi sinh OBIO
- Phân biệt 3 loài sinh vật: Vi khuẩn – Virus – Ký sinh trùng