Oxy là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm duy trì sự sống của con người lẫn động vật. Trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, thiếu oxy là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bắt mồi, sinh trưởng phát triển, sinh sản của tôm nuôi.
Vì thế, người nuôi tôm cần phải chú ý đến nồng độ oxy trong ao nuôi để kịp thời xử lý các vấn đề xảy ra với tôm nếu hàm lượng oxy bị biến động.
Qua bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến cho bà con những thông tin giá trị về oxy nuôi tôm, một yếu tố quan trọng bậc nhất mà người nuôi cần phải lưu ý.
1. Tìm hiểu về khái niệm oxy nuôi tôm
Đối với lĩnh vực thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, chỉ tiêu về hàm lượng oxy nuôi tôm trong ao luôn rất quan trọng. Hàm lượng Oxy hòa tan gọi tắt là DO (dissolved Oxygen), là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước giúp cung cấp dưỡng khí cho các loài thuỷ sinh vật như: tôm, cá, rong rêu, tảo hay các sinh vật phù du khác.
Oxy nuôi tôm – yếu tố quan trọng bậc nhất trong ao nuôi
2. Vì sao oxy nuôi tôm là yếu tố quan trọng bậc nhất?
Oxy hòa tan rất cần thiết cho quá trình hô hấp của các loài sinh vật sống dưới nước. Nếu nồng độ oxy quá thấp có thể khiến cho các loài sinh vật sống trong nước bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm đó là các loài này sẽ chết hàng loạt nếu kéo dài tình trạng này lâu.
Hơn nữa, có thể gây ô nhiễm môi trường sống cho chính con người. Chính vì thế chúng ta cần phải đo nồng độ oxy hòa tan này thường xuyên để có những phương án khắc phục kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Các chỉ tiêu trong ao nuôi tôm mà nông dân không thể bỏ qua
3. Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp là bao nhiêu?
Lượng oxy hòa tan (DO) là một trong những thông số cực kỳ quan trọng và cần thiết để đánh giá tình trạng chất lượng của nguồn nước. Nếu nguồn nước mà có hàm lượng oxy hoà tan cao thì có thể hạn chế khả năng gây ra ô nhiễm môi trường so với nguồn nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp.
Motor chạy quạt nuôi tôm
Về cơ bản nồng độ oxy hòa tan trong nước là 8mg/l. Nếu nồng độ oxy hoà tan giảm xuống còn khoảng 4-5 mg/l thì đa số các loại thuỷ sinh vật sẽ chết hàng loạt và số lượng vơi đi rất nhiều.
Còn nếu lượng oxy hoà tan giảm xuống ngưỡng 0 tức là quá trình phân hủy trong nước diễn ra còn kém, màu nước thay đổi thành đen và bốc mùi hôi thối.
4. Ảnh hưởng của việc thiếu oxy nuôi tôm
Nhu cầu về hàm lượng của tôm ở những giai đoạn sống khác nhau là không giống nhau. Sự tiêu thụ này còn dựa vào những yếu tố khác nhau chẳng hạn như mức độ hấp thụ của từng cá thể và tốc độ tăng trưởng.
Lượng oxy hòa tan ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng 5mg/l. Nếu thấp hơn mức này, tôm nuôi sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn và bị ốm yếu kéo theo quá trình lột xác chậm. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, tôm rất dễ bị nhiễm dịch bệnh và tử vong.
Tôm thiếu oxy do đâu?
Các hoạt động đánh bắt, vận chuyển, thu hoạch rất dễ làm hàm lượng oxy mà tôm hấp thu giảm xuống. Do chỉ số pH máu bị biến động trong quá trình trên nên khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị suy yếu.
Ngoài ra, khi ký sinh trùng bám trên mang sẽ cản trở quá trình hô hấp của tôm. Thêm việc khí độc trong ao phát triển quá mức, nhất là nitrit (NO2) sẽ đi vào máu tôm khiến tôm yếu dần.
5. Cách khắc phục tôm thiếu oxy nhanh chóng
Nếu xảy ra hiện tượng tôm nổi đầu, người nuôi hãy bình tĩnh tiến hành xử lý ao thiếu oxy bằng cách khởi động hệ thống quạt nước, sử dụng oxy tức thời cung cấp cho ao nuôi. Đồng thời tiến hành thay nước từ 30 – 50cm
Nếu ao nuôi có nồng độ pH và oxy thấp, làm tăng lượng khí độc H2S gây nguy hiểm cho tôm cần tiến hành chạy quạt nước, sử dụng vôi CaCO3 tạt khắp ao để tăng pH, giảm độc H2S.
Để kiểm tra độ pH trong ao nuôi tôm nhanh và chính xác, bà con nên sử dụng trang thiết bị chuyên dụng đo độ pH. Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng nước trong ao nuôi tôm.
Lưu ý không nên sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao bởi vì nó không mang lại hiệu quả. Nói không với các hóa chất có hại cho tôm và ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài.
Giảm dần lượng thức ăn cho tôm khoảng 50 – 70% hoặc ngừng cho ăn hẳn. Cùng với đó là tiến hành thay nước, tăng cường hệ thống quạt nước, sử dụng các men vi sinh để phân hủy mùn bã hữu cơ dưới đáy ao.
6. Một số thiết bị hỗ trợ ổn định oxy nuôi tôm
6.1. Máy đo oxy hoà tan
Máy đo hàm lượng oxy hoàn tan cầm tay là máy đang được nhiều bà con sử dụng trong ao nuôi tôm. Sản phẩm có nhiều tính năng nổi trội như tự động bù nhiệt, bù muối nên ngoài chức năng đo oxy hòa tan trong nước bình thường còn đo được nồng độ oxy hòa tan trong nước muối.
Máy đo oxy hoà tan
Trên thị trường có nhiều loại máy chuyên đo oxy hoà tan, có thể kể đến như Hanna HI9147. Thiết bị này gồm có đầu dò có 1 màng phủ ngoài đầu cảm ứng galvanic và 1 đầu dò nhiệt được gắn kèm để đo nhiệt độ và bù nhiệt.
Lớp màng này có tính năng sẽ cô lập các thành phần của điện cực với dung dịch thử và cho phép oxy hòa tan đi qua. Khi áp hiệu điện thế vào cảm biến này, oxy qua màng sẽ sinh ra phản ứng và tạo ra dòng điện để xác định hàm lượng oxy.
6.2. Bộ test kit đo oxy hoà tan
Test Oxy Sera là một trong những cách kiểm tra oxy hòa tan trong ao nuôi cực kỳ đơn giản với chi phí thấp. Bộ test kit oxy hòa tan trong nước với khoảng đo 0.5-8.0 mg/l, có đầy đủ thuốc thử và dụng cụ test với có thể sử dụng được khoảng 60 lần, phù hợp cho những ao nuôi quy mô nhỏ lẻ.
Bộ test Sera 9 chỉ tiêu
Tìm hiểu thêm: Các thiết bị nuôi tôm cần thiết mà ao nuôi nào cũng nên có
6.3. Máy bơm oxy nuôi tôm
Vai trò của máy tạo oxy nuôi tôm hiện nay rất lớn và quan trọng. Trước đây bà con thường sử dụng dàn quạt nước nhưng chúng không thật sự mang lại hiệu quả đủ dùng. Vì vậy, sự ra đời của máy tạo oxy nuôi tôm đã giải quyết vấn đề thiếu oxy trong ao nuôi tôm.
Hiện nay, có rất nhiều máy tạo oxy nuôi tôm đến từ nhiều thương hiệu uy tín. Trong đó, có một số loại được dùng phổ biến như:
- Máy thổi khí SSR – Taiko
- Máy thổi khí Trundean
- Máy thổi khí Turbo
Máy tạo oxy nuôi tôm
Đa số các dòng máy có giá thành hợp lý, phải chăng nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượng. Máy được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao, độ ổn định tốt và tuổi thọ lâu dài.
7. Kết luận
Để duy trì chỉ số oxy ở ngưỡng ổn định, bà con nên thường xuyên kiểm tra theo dõi ao nuôi của mình, không để tình trạng thiếu hụt quá mức làm ảnh hưởng đến tôm.
Bên cạnh đó, cần quan tâm vấn đề vệ sinh ao nuôi, không để đáy ao quá dơ, chất thải hữu cơ tồn đọng quá nhiều khiến vi khuẩn phải lạm dụng nhiều oxy hòa tan để phân giải.
Nếu có điều kiện khi nuôi bà con có thể lắp hệ thống sục khí để đảm bảo có đủ oxy tôm nuôi và vi sinh vật có lợi trong ao sử dụng.
Nuôi tôm là cả quá trình vất vả với nhiều thách thức khó khăn. Nếu được trang bị đầy đủ kiến thức và ghi nhớ những chỉ tiêu quan trọng quyết định sự thành bại của việc nuôi tôm thì một vụ mùa bội thu sẽ không còn là điều xa vời đối với bà con.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản
- Men vi sinh OBIO – Khắc phục mọi vấn đề cho hồ cá của bạn
- Tôm thẻ và tôm sú khác nhau như thế nào? So sánh quy trình nuôi tôm thẻ và tôm sú
- Tảo lợi là gì? Tổng hợp các loại tảo lợi và lợi ích của tảo lợi trong ao nuôi tôm
- Thức ăn tự làm tốt nhất cho cá bảy màu
- Rhodopseudomonas palustris – Sức mạnh của vi khuẩn quang dưỡng trong thủy sản