Các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm

cac-van-de-phap-ly-trong-nuoi-tom

Nghề nuôi tôm là một trong những nghề mang lại thu nhập rất cao cho người nông dân. Điều đó làm cho nghề nuôi tôm có sức hấp dẫn riêng của nó, kéo theo các vấn đề rắc rối liên quan, đặc biệt là các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm.

Các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm có thể kể đến như các tranh chấp trong việc bán đất nuôi tôm, các hợp đồng thuê ao nuôi tôm, hợp đồng thuê đất nuôi tôm, các vấn đề về lương thưởng trong việc tuyển công nhân nuôi tôm, …v…v…

Trong phạm vi bài viết này, Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế xin chia sẻ đến quý bà con các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm để bà con có thể hiểu được và áp dụng cho đúng, tránh những tranh chấp và thiệt hại không đáng có.

1. Hợp đồng thuê ao nuôi tôm và hợp đồng thuê đất nuôi tôm

1.1. Khái niệm

Đầu tiên, muốn nuôi tôm thì phải có ao nuôi tôm hoặc đất nuôi tôm. Đối với những người có tài chính tốt, họ có thể mua luôn mảnh đất dùng để nuôi tôm, hoặc đối với những hộ gia đình với truyền thống làm nghề nuôi tôm, họ cũng đã có những khu vực nuôi tôm thuộc sở hữu cá nhân của mình.

Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư, họ muốn rải đều vốn liếng vào công nghệ nuôi tôm hơn là đất nuôi tôm. Phương án tối ưu nhất sẽ là thuê ao nuôi tôm hoặc thuê đất nuôi tôm để triển khai. Tuy nhiên, hợp đồng thuê ao nuôi tôm và hợp đồng thuê đất nuôi tôm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, người thuê và người cho thuê phải nắm rõ và tuân thủ các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm để tránh việc nhập nhằng trong quá trình triển khai.

Đất để nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản ( Khoản 6 Điều 2 Luật thủy sản 2003).

Khái niệm về đất nuôi trồng thủy sản là gì còn được giải thích ở điểm 1.3, mục I, phụ lục 1 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành:

“1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.”

ben-tre-phat-trien-mo-hinh-nuoi-tom-2-giai-doan

Thuê đất nuôi tôm phải đảm bảo đúng thủ tục và các quy định pháp lý liên quan

Hợp đồng cho thuê ao hồ, mặt nước nhằm mục đích nuôi tôm, cá, khai thác, phát triển thủy sản là một trong những dạng hợp đồng rất phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay. Bên cạnh việc thuê đất làm nông trại, nhu cầu thuê mặt nước, mặt ao hồ cũng không hề nhỏ, việc ký kết hợp đồng thuê ao hồ thường là cá nhân thực hiện ký với tổ chức, cơ quan nhà nước đang nắm giữ quyền quản lý, sử dụng.

  • Hợp đồng thuê ao nuôi tôm là những hợp đồng pháp lý nằm trong phạm vị ao nuôi tôm. Ao nuôi tôm ở đây có thể là hệ thống ao nuôi đã có sẵn, hoặc khu vực đất được quy hoạch, chỉ định để làm ao nuôi.
  • Hợp đồng thuê đất nuôi tôm là những hợp đồng pháp lý nằm trong phạm vi khu đất nuôi tôm. Đất nuôi tôm ở đây là toàn bộ khuôn viên, diện tích đất đươc quy hoạch, chỉ định để sử dụng cho việc nuôi tôm. Khu vực đất này có thể bao gồm ao nuôi tôm hoặc không có ao nuôi tôm. Người thuê có thể sử dụng đất này để làm những công việc khác phục vụ cho việc nuôi tôm chứ không nhất thiết phải đào ao, dựng bể hoặc thiết kế các hệ thống ao nuôi tôm trực tiếp ở khu vực đất này.

Hợp đồng thuê ao hồ nuôi tôm cá là thỏa thuận giữa cá bên theo đó một bên có nhu cầu muốn thuê diện tích nuôi trồng thuỷ sản còn một bên sẽ cung ứng cho nhu cầu bên còn lại. Hợp đồng ghi nhận thoả thuận giữa các bên như thời gian thuê, chi phí, thuế, trách nhiệm giữa các bên. (thuvienluat.vn)

Ngoài ra, việc lập hợp đồng thuê ao nuôi tôm hay hợp đồng thuê đất nuôi tôm còn phải xét đến các đối tượng trong hợp đồng, là hộ nuôi, cá nhân hay doanh nghiệp. Tất cả đều phải đảm bảo đầy đủ các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm.

1.2. Điều kiện để thuê ao nuôi trồng thuỷ sản

1.2.1. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật thủy sản năm 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
  • Thứ hai, có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi.
  • Thứ ba, đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
  • Thứ tư, đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
  • Thứ năm, phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

1.2.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Trong trường hợp muốn thuê ao nuôi trồng thuỷ sản thì phải đáp ứng điều kiện về thủ tục, hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản

Tải mẫu hợp đồng thuê đất nuôi tôm tại đây

2. Tuyển công nhân nuôi tôm

Tuyển công nhân nuôi tôm cũng là một trong những vấn đề rất cần phải lưu ý trong quá trình triển khai các dự án nuôi tôm. Người công nhân nuôi tôm có thể được xem là người lao động và người tuyển công nhân nuôi tôm (thường được gọi là người chủ) được xem là người sử dụng lao động.

Để tránh xảy ra tranh chấp không đáng có, người công nhân nuôi tôm và người tuyển công nhân nuôi tôm cần phải thỏa thuận trước và thống nhất với nhau bằng văn bản một số nội dung chính sau đây:

2.1. Thời gian làm việc

Do đặc thù của nghề nuôi tôm nên thời gian làm việc của công nhân nuôi tôm sẽ không giống như các ngành nghề khác. Thời gian làm việc có thể được tính theo mùa vụ và theo loại tôm, cụ thể:

  • Đối với tôm thẻ chân trắng, thời gian làm việc sẽ liên tục trong khoảng từ 2 đến 4 tháng.
  • Đối với tôm sú, thời gian làm việc sẽ liên tục trong khoảng từ 4 đến 6 tháng.

Sau khi kết thúc mùa vụ, người công nhân có thể được nghỉ ngơi hoặc làm những công việc khác, ở lại vùng nuôi hoặc tạm rời khỏi vùng nuôi, tùy vào thỏa thuận giữa người tuyển công nhân nuôi tôm và người nuôi tôm, cụ thể:

  • Người công nhân nuôi tôm có thể ở lại vùng nuôi để nghỉ ngơi hoặc làm những công việc riêng khác.
  • Người công nhân nuôi tôm có thể ở lại vùng nuôi để làm những công việc phát sinh như vệ sinh khu vực nuôi, bảo trì bảo dưỡng các trang thiết bị, vật tư nuôi tôm, thống kê và quản lý các nguồn nguyên liệu dùng để nuôi tôm, tìm kiếm và nghiên cứu các phương pháp nuôi tôm sáng tạo mà hiệu quả, …
  • Người công nhân nuôi tôm có thể rời khỏi vùng nuôi và quay lại khi vụ mùa mới bắt đầu.

Bên cạnh đó, khung giờ làm việc trong ngày của người công nhân nuôi tôm cũng rất đặc biệt. Thông thường thì khung giờ này sẽ phụ thuộc vào các hoạt động chính của tôm như tôm ăn, xử lý môi trường, xử lý chất thải do tôm thải ra, …. Đôi khi sẽ có những khoảng thời gian làm việc đột xuất khi ao nuôi tôm xảy ra sự cố bất ngờ.

cac-van-de-phap-ly-trong-nuoi-tom

Các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm

2.2. Quyền lợi và nghĩa vụ

Người công nhân nuôi tôm có nghĩa vụ phải hoàn thành các công việc đã thỏa thuận với người thuê, đặc biệt phải tuân thủ nghiêm ngặt và chấp hành nghiêm túc các quy định tại khu vực nuôi do người thuê ban hành. Ngoài ra người công nhân nuôi tôm còn phải tuân thủ nghiêm ngặt và chấp hành nghiêm túc các quy định thuộc hệ thống pháp luật của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

nuoi-tom-nuoc-lo

Phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người công nhân nuôi tôm

Người thuê (chủ khu nuôi) có nghĩa vụ phải đảm bảo đầy đủ các quyền lợi cơ bản của người công nhân nuôi tôm và đảm bảo các quyền lợi phát sinh do bản thân người thuê thỏa thuận với người công nhân nuôi tôm, một số quyền lợi cơ bản như sau:

  • Về lương và thưởng: phải thanh toán cho người lao động đủ số tiền và đúng ngày quy định.
  • Về nhu cầu cơ bản: đảm bảo các nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cơ bản cho người công nhân nuôi tôm. Cho phép người lao động được nghỉ ngơi theo đúng quy định của pháp luật.

2.3. Lương và thưởng

Lương và thưởng phải được hai bên thỏa thuận rõ ràng và phải nghiêm túc chấp hành. Đối với nghề nuôi tôm, lương và thưởng thông thường sẽ có các phần như sau:

  • Phần lương cố định, được thanh toán theo từng tuần, từng tháng hoặc theo từng vụ nuôi, tùy theo thỏa thuận của hai bên. Mức lương không được thấp hơn mức lương cơ sở được pháp luật quy định. Thông thường, mức lương dành cho công nhân nuôi tôm sẽ dao động từ 5.000.000 đến 6.500.000 đối với người mới vào nghề, và từ 6.500.000 đến 8.000.000 đối với người công nhân nuôi tôm đã thành thạo tay nghề.
  • Phần thưởng sẽ phụ thuộc vào hiệu suất công việc, thường là sẽ thưởng dựa trên sản lượng tôm thu hoạch được (được gọi là đầu tấn). Thông thường, mức thưởng dành cho công nhân nuôi tôm sẽ dao động từ 1.000.000 đến 3.000.000 trên một tấn tôm thu hoạch được. Phần tiền thưởng này là không cố định và có thể thay đổi rất lớn, dựa vào tình hình giá tôm ngoài thị trường.
  • Phần phụ cấp sẽ phụ thuộc nhiều vào thỏa thuận giữa hai bên. Phần phụ cấp này có thể là tiền mặt, hoặc là các hoạt động bao ăn, bao ở (chủ khu nuôi sẽ lo toàn bộ vấn đề về ăn uống và nơi ở cho người lao động).

Tải mẫu hợp đồng thuê đất nuôi tôm tại đây


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17   |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 08888.3.15.17
Zalo: 08888.3.15.17
Chat Zalo
Gọi điện ngay