So sánh mô hình nuôi tôm ao bạt và nuôi tôm ao đất

so-sanh-mo-hinh-nuoi-tom-ao-bat-va-nuoi-tom-ao-dat

Nuôi tôm ao bạt là hình thức nuôi tôm đang rất phổ biến hiện nay. Từ phương pháp nuôi tôm ao đất truyền thống đang phải đối diện với nhiều khó khăn thì bà con đã dần chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm ao bạt hiện đại.

Việc chuyển đổi mô hình này có thể xem là giải pháp hữu hiệu giúp bà con vượt qua những thách thức của nghề nuôi tôm và có lợi nhuận cao hơn. Nói như vậy không có nghĩa là phương pháp nuôi tôm truyền thống hoàn toàn không có hiệu quả. Mỗi mô hình đều có những mặt lợi và hại của nó.

1. Tìm hiểu về mô hình nuôi tôm ao bạt

1.1. Ưu điểm của kỹ thuật lót ao bạt nuôi tôm

Nuôi tôm lót bạt có nhiều ưu điểm mà người nuôi tôm không nên bỏ qua, cụ thể như sau:

  • Dùng bạt nuôi tôm để lót ở đáy ao thay vì nuôi tôm trực tiếp trong ao đất như trước đây sẽ giúp bà con dễ dàng thu gom, xử lý các chất thải có trong ao.
  • Bạt lót ao có bề mặt nhẵn, ít tích tụ chất bẩn bùn đất, phối hợp cùng với xi phông sẽ giúp cho nhà nông dễ dàng dọn dẹp được hết chất thải ở đáy ao nhanh gọn.
  • Các ao lót bạt sẽ đảm bảo lượng nước trong hồ duy trì ở mức ổn định, chống thấm nước ra ngoài và ngược lại ngăn không cho nước từ bên ngoài thấm vào ao, đem lại một môi trường nuôi tôm tốt và cũng giúp tôm sinh trưởng phát triển nhanh hơn.
  • Ao tôm lót bạt có thể chủ động kiểm soát tốt nguồn nước cũng như kiểm soát cân bằng độ pH trong ao.
  • Bạt nuôi tôm sẽ ngăn ngừa các vi sinh vật gây hại phát triển, ngừa dịch bệnh, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, từ đó giúp tăng năng suất nuôi tôm.
  • Ao nuôi tôm lót bạt cũng rất thân thiện với môi trường, chất liệu an toàn, dễ dàng làm sạch khi thu hoạch xong, không cần dùng tới các chất tẩy rửa, làm sạch.
  • Giá thành đầu tư rẻ, không quá tốn kém

ky-thuat-nuoi-tom-ao-bat

Kỹ thuật nuôi tôm ao bạt

Nhìn chung việc áp dụng kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm là giải pháp rất cần thiết đối với việc nuôi tôm thời đại mới. Việc này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn giúp nâng cao hiệu quả nuôi tôm, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

1.2. Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm

  • Chuẩn bị ao nuôi tôm: Dọn dẹp sạch sẽ đáy ao, bờ ao, mặt ao, xử lý nền sao cho bằng phẳng, loại bỏ hết các vật sắc nhọn có trong ao như cành cây, đá nếu có…để tránh ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm về sau.
  • Phủ kín đáy ao và bờ ao bằng bạt chống thấm. Tùy theo nhu cầu có thể chọn bạt lót có độ dày vừa phải khoảng 2-5mm.
  • Cố định bạt lót với đáy và bờ ao.
  • Nếu dùng bạt cũ từ vụ trước thì cần vệ sinh sạch sẽ, phơi bạt ít nhất 5 ngày sau mới đưa vào ao.

2. Tìm hiểu về mô hình nuôi tôm ao đất

2.1. Lợi và hại khi nuôi tôm ao đất

Tôm nuôi trong ao đất thường có màu sắc đẹp hơn, tôm hấp thu được nhiều khoáng, dưỡng chất tự nhiên có sẵn, chi phí đầu tư lại thấp.

nuoi-tom-ao-dat

Nuôi tôm ao đất

Khác với nuôi tôm trong ao bạt, mô hình nuôi tôm ao đất còn thô sơ hơn về cơ sở vật chất và khâu chăm sóc, quản lý còn chưa hiệu quả. Trở ngại lớn nhất của nuôi tôm ao đất đó là quản lý môi trường và kiểm soát mầm bệnh.

Tuy nhiên, nếu như người nuôi xử lý được các vấn đề trên thì nuôi tôm ao đất có giá trị không thua kém bất cứ mô hình nào.

2.2. Nuôi tôm càng xanh trong ao đất

Nuôi tôm càng xanh trong ao đất là mô hình đang được rất đông bà con áp dụng nhất là ở các khu vực nước ngọt. Tuy nhiên để tôm phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh thì cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Điều đầu tiên trong khâu chuẩn bị ao đất nuôi tôm càng xanh đó là cải tạo ao nuôi, sửa lại bờ, cống, đắp hang, sửa sang các thiết bị. Còn đối với những ao nuôi mới có thể trồng cỏ hoặc lúa ở đáy ao cho lên xanh rồi đưa nước vào ngập mới sử dụng.
  • Thứ hai, chọn giống tôm tự nhiên hoặc tôm giống nhân tạo nhưng nhất thiết phải đồng đều về kích cỡ, thân tôm cân đối, đuôi xòe; tôm phải phản xạ nhanh; ruột đầy thức ăn, không bị thương tích, nhiễm bệnh.
  • Thứ ba, nên cho tôm ăn thức ăn tự chế biến hoặc các loại thức ăn công nghiệp dạng viên có đủ các chất dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu của tôm.
  • Thứ tư, thường xuyên thay nước, mặt nước ao phải luôn được thông thoáng có thể dùng chân vịt máy bơm để đảo nước trong ao. Thường xuyên kiểm tra độ pH để kịp thời điều chỉnh thích hợp.
  • Từ 4 đến 5 tháng là có thể dùng lưới để thu hoạch các tôm lớn trước. Khi thu hoạch toàn bộ, dùng lưới kéo sát đáy ao, di chuyển chậm, sau đó gom lại và dùng vợt để bắt tôm rồi cho vào các giỏ chứa đặt nơi có nước sạch hoặc nơi có dòng nước chảy.

2.3. Nuôi tôm sú trong ao đất

Khi nuôi tôm sú trong ao đất, người nuôi cần chuẩn bị ao lắng sao cho chuẩn, hạn chế lấy nguồn nước trực tiếp từ sông vào để nuôi mà nên có nguồn nước trong chế độ sẵn sàng từ ao dự trữ chuyển qua ao nuôi.

Về khâu chọn con giống, khuyến khích bà con nên chọn thả tôm giống gia hoá vì chúng đã được lai tạo gen và tốc độ lớn tốt hơn so với tôm sú địa phương, giúp rút ngắn thời gian nuôi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vụ sản xuất của mình.

Chọn lựa những sản phẩm phục vụ nuôi trồng thuỷ sản phù hợp, chất lượng ổn định để giúp tôm sinh trưởng thuận lợi trong quá trình sản xuất cũng như tôm sẽ phát triển đồng đều.

nuoi-tom-su-trong-ao

Nuôi tôm sú trong ao

Để giảm thiểu chi phí, bà con nên nuôi tôm sú 2 giai đoạn. Đầu tiên, có thể ương tôm 40-45con/m2, sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng có thể sang thưa ra mật độ 10-15con/m2.

Ngoài ra còn có thể kết hợp với cá rô phi hoặc cua để những đối tượng này hỗ trợ môi trường tốt hơn cho tôm. Ví dụ: cua sẽ ăn những con tôm yếu, tôm bệnh tránh gây lây lan dịch bệnh, cá rô phi sẽ ăn mùn bã hữu cơ, thức ăn thừa giúp giảm ô nhiễm môi trường nước.

Nên trang bị nhiệt kế cho khu nuôi của mình. Vào lúc sáng sớm khoảng 7h-7h30 đo dưới nước nếu nhiệt độ dưới 28°C thì có thể đợi đến khi nắng lên rồi mới cho ăn.

Vào những ngày thời tiết lạnh hoặc mưa thì có thể mạnh dạn cắt cử thức ăn, bà con không cần phải sợ tôm đói. Làm như thế thì thức ăn sẽ ổn định cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường nước.

Quản lý mầm bệnh: theo thực tế hiện nay, để nuôi tôm ao đất thành công thì định kỳ diệt khuẩn 7 ngày/lần, sau đó 2-3 ngày dùng vi sinh để tái tạo hệ vi sinh vật trong ao nuôi và hỗ trợ xử lý mùn bã hữu cơ.

Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi thì 1 số yếu tố quan trọng như khí độc NO2 cần được quan tâm, kiểm tra thường xuyên khoảng 4-5 ngày/lần, ngoài ra cần kiểm tra thêm cả độ kiềm, độ pH để đảm bảo môi trường ao nuôi luôn tốt.

3. So sánh mô hình nuôi tôm ao bạt và ao đất

so-sanh-mo-hinh-nuoi-tom-ao-bat-va-mo-hinh-nuoi-tom-ao-dat

So sánh mô hình nuôi tôm ao bạt và mô hình nuôi tôm ao đất

Yếu tố so sánh Nuôi tôm ao bạt Nuôi tôm ao đất
Diện tích nuôi Diện tích nhỏ hơn Diện tích lớn
Ao nuôi Chống thấm, rò rỉ tốt

Dễ cải tạo, ít tốn sức

Hạn chế mầm bệnh do chất độc ngấm xuống đáy ao

Nuôi với mật độ cao

Dễ xi phông, quản lý chất thải

Thu hoạch dễ dàng

Dễ bảo trì, sửa chữa

 Hay rò rỉ nước

Cải tạo ao tốn nhiều công sức

Khả năng nhiễm bệnh, nhiễm độc cao và dễ lây lan giữa các mùa vụ

Khó nuôi với mật độ cao

Khó xi phông hút đáy

Thu hoạch không triệt để

Khó bảo trì

Tỷ lệ nuôi thành công Tỷ lệ nuôi tôm thành công trong ao lót bạt chiếm 70%

Tỷ lệ nuôi tôm thành công trong ao đất chỉ 30%

Tỷ lệ nuôi tôm hòa vốn chiếm 30%

Tỷ lệ nuôi tôm gặp nhiều rủi ro chiếm 40%

Chi phí sản xuất Thức ăn chiếm 50%

Thuốc, hóa chất 20%

Điện nước 10%

Nhân công 5%

Khấu hao thiết bị 10%

Giống 5%

Thức ăn chiếm 62%

Thuốc, hóa chất 15%

Điện nước 6%

Nhân công 5%

Khấu hao thiết bị 6%

Giống 6%

Chi phí đầu vào Dao động từ 70.000-90.000đ/kg size 25-40 con/kg sau 3 tháng Dao động khoảng 90.000 -100.000đ/kg size 45 con/kg sau 3 tháng

4. Kết luận

Với những yếu tố so sánh về mô hình nuôi tôm giữa một bên là phương pháp hiện đại và một bên là phương pháp truyền thống còn thô sơ, người nuôi có thể dễ dàng nhận thấy được mô hình nào đang được ưa chuộng hiện nay.

Với mô hình ao nuôi tôm lót bạt, những ưu điểm là rất rõ ràng và đã được chứng minh trên thực tế bởi vì hiện nay đa số người nuôi tôm đều được khuyến khích dùng bạt lót cho ao nuôi của mình.

Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm thì cũng có một vài nhược điểm của ao nuôi dùng bạt lót, có thể kể đến như: công đoạn chuẩn bị ao, bạt lót ban đầu khá tốn kém chi phí và thời gian; nhiều bất cập trong quá trình rút nước đáy bạt; khó thu gom chất thải do quá trình tạo dòng của các dàn quạt,…

Còn với mô hình ao đất truyền thống, bên cạnh những rủi ro và nhược điểm đã được chỉ ra thì những ưu điểm của mô hình này là không thể phủ nhận. Chẳng hạn như tôm nuôi trong ao đất có màu sắc đẹp hơn, tôm hấp thu được nhiều khoáng, dưỡng chất tự nhiên có sẵn nên khi bán ra giá thành sẽ cao hơn.

Mô hình nào cũng tồn tại nhiều tiềm năng và rủi ro nhất định. Bà con nên cân nhắc về kiến thức, trình độ canh tác, kinh nghiệm của bản thân cũng như điều kiện kinh tế và yếu tố đặc trưng vùng miền, khí hậu để lựa chọn mô hình nuôi tôm thích hợp nhất cho mình. Từ đó có được những vụ nuôi tôm thành công và bội thu.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17   |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 08888.3.15.17
Zalo: 08888.3.15.17
Chat Zalo
Gọi điện ngay