Từ bao đời nay, nuôi tôm đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền nông nghiệp Việt Nam. Theo sự phát triển của thời đại, phương thức nuôi tôm truyền thống đã dần chuyển mình sang nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn với quy trình nuôi tôm được các kỹ sư tìm tòi, phát minh, ứng dụng công nghệ tiên tiến, giúp cho bà con cải thiện năng suất nuôi trồng cũng như thu về lợi nhuận cao.
Trong bài viết này, công ty Thiên Tuế sẽ cung cấp những thông tin kỹ thuật và kiến thức về các quy trình nuôi tôm phổ biến mà cụ thể là mô hình nuôi tôm công nghiệp để bà con có cái nhìn tổng quát, lựa chọn đúng đắn và phù hợp với nhu cầu của bản thân.
1. Tổng quan về quy trình nuôi tôm công nghiệp
1.1. Nuôi tôm công nghiệp là gì?
Nuôi tôm công nghiệp có thể hiểu là hình thức nuôi tôm siêu thâm canh hay nuôi tôm áp dụng công nghệ hiện đại…
Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Đây là mô hình nuôi tôm phổ biến hiện nay. Nếu so với nuôi tôm truyền thống thì nuôi tôm công nghiệp sẽ phải có trang thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ.Ngoài ra thì nguồn thức ăn cũng khác, giúp tôm phát triển nhanh hơn, đạt năng suất hơn tôm truyền thống.
1.2. Lợi ích khi nuôi tôm công nghiệp đúng kỹ thuật
- Giúp tôm phát triển khỏe mạnh, thu hoạch nhanh chóng
- Hạn chế nguy cơ dịch bệnh
- Kiểm soát quá trình nuôi tôm
- Dễ dàng chăm sóc cho tôm
- Đem lại thu nhập cao cho người nuôi
- Thu hoạch dễ dàng và đơn giản
- Không còn tốn nhiều thời gian cải tạo ao nuôi
- Tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro xảy ra
Tuy nhiên, kiến thức về quy trình nuôi tôm công nghiệp ở một số nơi vẫn còn khá mơ hồ. Do đó, người dân phải tìm hiểu thật kĩ trước khi bắt đầu nuôi tôm công nghiệp bằng cách đọc thêm tài liệu, tham gia các khoá tập huấn, chuyển giao công nghệ. Từ đó mới bắt tay vào nghề nuôi tôm để mang lại nâng suất tối ưu nhất có thể.
2. Các quy trình nuôi tôm phổ biến hiện nay ở nước ta
Ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp nuôi tôm được người nuôi áp dụng. Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi cá nhân và nhu cầu thị trường mà người nuôi có thể cân nhắc phương pháp nuôi trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như có một mùa vụ bội thu.
Các quy trình nuôi tôm phổ biến hiện nay ở nước ta
2.1. Nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, bán thâm canh
2.1.1. Nuôi tôm thâm canh là gì?
Thâm canh là một hình thức nuôi tôm tiên tiến ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại thay vì sản xuất truyền thống như ngày xưa, phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài. Mục đích của hình thức này là cải thiện năng suất nuôi trồng, đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân.
Nuôi tôm theo hình thức thâm canh ngày càng nhiều địa phương triển khai. Lý do là bởi hình thức này có các ưu điểm như:
- Làm chủ quy trình nuôi tôm
- Giúp tăng năng suất nuôi tôm
- Hạn chế được dịch bệnh cho tôm
- Kiểm soát được lượng thức ăn giúp tôm có thể phát triển tốt nhất
- Tránh được ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên
- Tối giản được diện tích nuôi tôm
- Thân thiện với môi trường
- Giúp nông dân đỡ vất vả
2.1.2. Nuôi tôm siêu thâm canh là gì?
Quy trình nuôi tôm siêu thâm canh gần giống như nuôi tôm thâm canh về thiết kế cao nuôi, chỉ khác chỗ lót bạt. Tuy nhiên, quy trình nuôi tôm này chiếm ưu thế hơn hẳn bởi vì sử dụng bạt lót dưới đáy ao nên khâu xử lý ao dễ dàng và đỡ mất thời gian hơn. Mật độ nuôi dày hơn, tỷ lệ thành công cũng khá cao và năng suất cao hơn rất nhiều so với nuôi ao đất.
Nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi
Mô hình nuôi có thể chia làm 3 giai đoạn: Ở giai đoạn 1, tôm giống nhập về được ương trên bệ nổi lót bạt ở mật độ cao, sau đó đến giai đoạn nuôi thứ 2 và thứ 3. Mô hình này giúp giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận.
2.1.3. Nuôi tôm bán thâm canh là gì?
Bán thâm canh là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài giống được thả nuôi ở mật độ cao (10 – 15 con/m2) trong diện tích ao nuôi nhỏ
Điểm cộng của quy trình nuôi tôm bán thâm canh là ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước nhỏ nên dễ quản lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí đầu tư thấp vì thả ít giống, thức ăn tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, năng suất vẫn còn thấp hơn các mô hình khác.
2.2. Nuôi tôm ao tròn nổi
Nếu như ao nuôi hình chữ nhật có nhược điểm dòng chảy của nước bị cản trở tại 4 góc cạnh, chất thải tích tụ ở đó sẽ gây ô nhiễm môi trường thì với phương thức này, ao hình tròn khi vận hành quạt nước sẽ tạo dòng chảy xoáy hướng về tâm, chất thải được gom vào chính giữa, thuận lợi cho việc xử lý chất thải dưới ao.
Quy trình nuôi tôm trong ao tròn nổi có các ưu điểm như:
- Kiểm soát được lượng thức ăn thừa và chất thải;
- Hạn chế ảnh hưởng đến môi trường
- Tỷ lệ sống và mật độ nuôi cao;
- Hạn chế dịch bệnh do bể được xây nổi
- Tiện lợi cho người nuôi trong khâu chăm sóc, quản lý nguồn nước.
2.3. Nuôi tôm nước lợ và nước mặn
2.3.1. Nuôi tôm nước lợ
Nước lợ là nước có độ mặn cao hơn độ ngọt bởi vì lượng nước biển lấn át nước ngọt hoặc một số hoạt động của con người cũng có thể tạo ra nước lợ.
Nông dân nuôi tôm nước lợ thông thường sẽ lựa chọn tôm sú, tôm he, tôm thẻ chân trắng, tôm bạc thẻ,… là đối tượng chính. Quy trình nuôi tôm có thể là chuyên canh một đối tượng hay xen canh, luân canh nhiều đối tượng.
Nuôi tôm nước lợ
Tuy đây là một loại nước “khó chịu” nhưng với loài tôm thì vẫn có thể phát triển mạnh và có sức đề kháng cao bởi lẽ chúng được sống trong sự trộn lẫn của nước mặn và nước ngọt.
Một số lưu ý khi lựa chọn quy trình nuôi tôm này:
- Theo dõi diễn biến thời tiết
- Nên ương dưỡng 2-3 giai đoạn và sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi
- Không dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng trong quá trình nuôi
- Chọn nguồn tôm giống chất lượng, đã kiểm tra mầm bệnh.
2.3.2. Nuôi tôm nước mặn
Độ mặn là khả năng hòa tan muối ở trong lượng nước nào đó, đo bằng khúc xạ kế độ mặn, tính bằng ppt. Kiểm soát được độ mặn làm tăng chất lượng của ao nuôi thủy sản.
Độ mặn này thích hợp giúp tôm sinh trưởng một cách tốt nhất. Nếu như độ mặn cao quá, tôm sẽ không thể phát triển, còn nếu như thông số đó thấp thì môi trường nuôi xuất hiện loại tảo, loài sinh vật phát triển, ảnh hưởng đến đàn tôm.
Từng loại tôm sẽ sinh trưởng trong môi trường có độ mặn thích hợp. Nông dân cần thực hiện các đánh giá và kiểm tra độ mặn trong suốt quá trình nuôi tôm.
- Tôm thẻ chân trắng có thể chịu độ mặn 2 – 40 phần nghìn, các sinh trưởng ở trong độ mặn rất tốt 10 – 25 phần nghìn.
- Tôm sú sống ở trong môi trường độ từ 3 – 45 phần nghìn, thích hợp 15 – 20 phần nghìn.
Khi tôm lười vận động, chán ăn là dấu hiệu độ mặn của ao có vấn đề. Người nuôi có thể kiểm tra bằng máy đo độ mặn để. Để giảm độ mặn cho ao nuôi tôm thì nên:
- Xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm được lượng tảo.
- Thay nước thường xuyên 3 lần/ngày
- Dùng quạt gió, tăng Oxy để tôm có thể phát triển.
Cách thực hiện xử lý độ nâng mặn trong môi trường nước
- Bổ sung vitamin C vào trong thức ăn để trợ sức cho tôm.
- Sử dụng chế phẩm sinh học, nên lựa chọn nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
- Dùng khoảng 22kg vôi bột để hòa tan ở trong nước ao nhằm khử trùng và ổn định được nồng độ pH ở trong ao nuôi tôm.
2.3. Nuôi tôm nhà kính
Việc phát triển nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính ra đời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân khi phải đối mặt với vấn đề môi trường nước đang bị ô nhiễm gây ra nhiều dịch bệnh ở tôm.
Nuôi tôm nhà kính ở Thái Bình
So với tôm nuôi ở môi trường tự nhiên thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên khá cao thì quy trình nuôi tôm nhà kính hoàn toàn được bảo vệ với các tác động từ bên ngoài. Nhà kính luôn được đảm bảo sạch sẽ, an toàn.
Nhờ áp dụng công nghệ mới vào trong chăn nuôi tôm xuất khẩu, với mật độ nuôi thả tôm trung bình 200-500 con trên một m2, trọng lượng mỗi con tôm lên tới 33gam, tôm sạch bệnh, không chứa lưu lượng kháng sinh nên đạt an toàn chất lượng sản phẩm xuất khẩu quốc tế.
2.4. Nuôi tôm mật độ cao
Công nghệ nuôi tôm mật độ cao chia thành nhiều giai đoạn nhằm kiểm soát dịch bệnh, nguồn thức ăn, môi trường nước. Nhờ áp dụng phương thức chia tôm nuôi thành nhiều giai đoạn nên luôn tránh được dịch bệnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi người nuôi cần thay đổi tư duy và cách làm mới so với cách nuôi truyền thống. Đặc biệt, đầu tư trang thiết bị trong ao nuôi, hệ thống xử lý nước thải cần xử lý kỹ và đầy đủ hơn so với ao nuôi truyền thống trước đây.
Trong quá trình nuôi, người nuôi cần bố trí liều lượng thức ăn đầy đủ, bổ sung hàm Vitamin C và các loại thuốc có sức đề kháng cao giúp tôm phòng ngừa các loại bệnh và mau phát triển.
3. Các kỹ thuật nuôi tôm thông dụng khác giúp cải thiện năng suất
3.1. Nuôi tôm trong bể xi măng
Nuôi tôm trong bể xi măng từ lâu đã thử nghiệm và đem lại thành công lớn cho người nuôi. Đây là quy trình nuôi tôm công nghệ cao, đạt tỷ lệ thành công lớn, đồng thời mở ra một hướng đi mới trong ngành nuôi tôm.
Để thực hiện nuôi tôm trong bể xi măng cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phải được trang bị đầy đủ: Có hệ thống điện 3 pha và máy phát điện dự phòng, hệ thống quạt, ôxy đáy,…
- Nhân lực có trình độ, am hiểu kỹ thuật và có thiết bị đo đạc
- Nguồn vật tư đầu vào được kiểm soát chặt chẽ.
3.2. Nuôi tôm trong nhà – cách nuôi tôm tại nhà đúng chuẩn
Nuôi tôm trong nhà tuy chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng lại có thể sử dụng được lâu dài, có thể chống nóng, chống lạnh cho tôm, hạn chế sự thay đổi của thời tiết.
Nuôi tôm công nghệ cao trong nhà thì ao nuôi tôm không bị phân tầng nước vào những ngày mưa, vì vậy có thể nuôi được nhiều vụ trong năm.
Ao nuôi trong nhà có thể chia thành các ao lớn, nhỏ để nuôi, ương giống và xử lý nguồn nước đầu vào. Sử dụng chế phẩm vi sinh để vệ sinh bạt đáy sau mỗi vụ nuôi thả, ngày 3 lần kiểm tra chất lượng nước và lượng thức ăn tồn dư để điều chỉnh cho phù hợp.
Vì thế tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, dễ dàng quản lý lượng thức ăn, mật độ thả và xử lý môi trường, hạn chế được dịch bệnh trên đàn tôm.
3.3. Nuôi tôm trong thùng nhựa
Nuôi tôm trong thùng nhựa hiện đang là mô hình mới được nhiều hộ gia đình áp dụng. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít, dễ thu hồi vốn, phù hợp cho các hộ gia đình không có nhiều diện tích nuôi trồng.
So với việc nuôi tôm bằng ao, hồ thì ngày nay nuôi tôm trong thùng nhựa sở hữu nhiều tính năng ưu việt như sau:
- Chi phí đầu tư ban đầu rẻ
- Trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển
- Tuổi thọ cao do được nhà sản xuất thiết kế có bề mặt dày, chứa chất chống ánh sáng mặt trời trực tiếp
- Đa dạng kích cỡ
- Mang lại tính thẩm mỹ cao
3.4. Nuôi tôm tự nhiên
Quy trình nuôi tôm tự nhiên là dạng nuôi tôm quảng canh. Đây là mô hình nuôi tôm chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên có trong ao, vừa giúp tiết kiệm chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, hạn chế gây tác động xấu đến môi trường.
Nuôi tôm tự nhiên
Để nuôi tôm tự nhiên phải có diện tích của ao nuôi lớn. Mô hình đang được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…
Kỹ thuật nuôi tôm tự nhiên được nhiều bà con lựa chọn vì:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu
- Dễ dàng bổ sung thêm tôm giống
- Nâng cao chất lượng tôm hơn so với nhân tạo
- Giá bán cao hơn
Điểm hạn chế lớn nhất của quy trình nuôi tôm này đó là phải thường xuyên bổ sung thêm con giống lớn nhằm tránh xảy ra tình trạng hao hụt con giống nên dẫn đến khó kiểm soát kích cỡ con giống.
3.5. Nuôi tôm trong ao đất
Hiện nay dù các mô hình nuôi tôm công nghệ cao có phát triển vượt bậc thì nhiều hộ vẫn chọn nuôi tôm trong ao đất như cũ.Tôm nuôi trong ao đất thường có màu sắc đẹp hơn, tôm hấp thu dưỡng chất tự nhiên có sẵn, chi phí đầu tư thấp.
Tuy nhiên mô hình này hiện gặp nhiều khó khăn khi nuôi mật độ dày hơn trước, nguồn nước đầu vào không còn tốt, thời tiết biến động, dịch bệnh.
Để bắt đầu cho vụ nuôi, đối với ao đất, bà con nên chuẩn bị ao nuôi tôm như sau:
- Tháo dỡ dàn quạt nước, hệ thống sục khí sau đó phơi khô hoàn toàn và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Loại bỏ chất thải, bùn đáy ao ra ngoài.
- Bùn đáy phải được bơm vào ao chứa bùn
- Phơi khô đáy ao khoảng 10-15 ngày
- Gia cố lại bờ ao hạn chế nước bị rò rỉ
4. Các mô hình nuôi tôm thế hệ mới có tiềm năng
4.1. Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng, rừng ngập mặn
Nuôi tôm dưới tán rừng là mô hình ra đời để thích ứng biến đổi khí hậu tốt, đang được ngành nông nghiệp khuyến khích người dân vùng ven biển mở rộng diện tích bởi lợi ích gấp đôi khi vừa bảo đảm lợi nhuận cho người nuôi và rừng vẫn được bảo vệ.
Quy trình nuôi tôm kết hợp với việc trồng và bảo vệ rừng cho hiệu quả cao và bền vững. Mô hình này đã thúc đẩy đến người dân và kích thích tự đầu tư trồng lại diện tích rừng bị mất.
Nuôi tôm dưới tán rừng
Kết hợp rừng ngập mặn có tiềm năng cung cấp nhiều lợi ích cho môi trường vượt ra ngoài cả biên giới nước ta. Hình thức này đã giúp các nông dân có thêm nhiều nguồn thu nhập giúp cuộc sống ổn định hơn.
Rừng ngập mặn cung cấp môi trường sống tốt, giảm các rủi ro cho tôm. Mô hình đã được mở rộng ở tỉnh Cà Mau được hỗ trợ bởi tổ chức NGOs.
Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề về gỗ khai từ rừng ngập mặn, mô hình nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn vẫn đang dần hoàn thiện và phổ biến hơn.
4.2. Mô hình nuôi tôm trong vườn dừa
Mô hình nuôi tôm trong vườn dừa là một trong những hướng đi mới của ngành thủy sản. Đây là một quy trình nuôi tôm vô cùng sáng tạo và hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao và được áp dụng hiệu quả tại nhiều địa phương phía Nam.
Với việc chọn mô hình này, ngoài thành công với con tôm, người nuôi cũng có thể thành công với cây dừa vì có vườn dừa có năng suất, chất lượng trái rất cao.
Mô hình nuôi tôm trong vườn dừa
Nông dân con phân chia tỷ lệ 1:3 giữa ao tôm và diện tích dừa. Trong diện tích nước phải có ao ương tôm giống thời gian 3 tháng và cắt bỏ càng tôm trước khi thả ra ao tôm thương phẩm. Đặc biệt, kiểm soát triệt để vấn đề môi trường ao nuôi và đảm bảo đủ thức ăn cho tôm.
5. Kết luận
Áp dụng công nghệ cao để ngành tôm phát triển bền vững, giá thành sản phẩm để con tôm Việt có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
Để được vậy cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất. Theo đó cần thực hiện lựa chọn quy trình nuôi tôm phù hợp từng vùng gắn với kiểm soát tốt chất lượng con giống, thức ăn, chất lượng nước, kiểm soát chất thải, mầm bệnh và các tác nhân gây hại…
Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của các quy trình nuôi tôm công nghệ cao là phần chi phí đầu tư ban đầu khá cao và đòi hỏi kỹ thuật nuôi tốt nên nhiều người vẫn lo lắng
Tuy nhiên hiện nay các quy trình này đã được ứng dụng công nghệ tiên tiến tại Việt Nam và đã giúp bà con giải quyết được các thách thức khó khăn trong thời gian qua.
Trong thời gian tới, nuôi tôm công nghệ cao sẽ phát triển rộng rãi, góp phần thay đổi bộ mặt ngành, và gia tăng lợi nhuận cho bà con nuôi tôm.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản
- Ứng dụng nấm men Saccharomyces Cerevisiae trong nuôi trồng thủy sản
- Những đối tượng sử dụng men vi sinh OBIO hiệu quả nhất
- So sánh chi tiết men vi sinh dạng lỏng và men vi sinh dạng bột
- Chi tiết về chu trình Nitơ – Bí mật về khả năng xử lý khí độc trong ao nuôi
- Tảo giáp (Pyrrophyta) là gì? Cách xử lý tảo giáp trong ao nuôi tôm