Sự phát triển của ngành công nghệ sinh học đã mang lại nhiều kết quả tốt cho rất nhiều ngành nghề. Dựa trên hoạt động của vi sinh hiếu khí và kỵ khí, việc xử lý môi trường nuôi cũng dễ dàng hơn… Và còn rất nhiều hoạt động khác cần đến vi sinh hiếu khí và vi sinh kỵ khí. Tuy nhiên có nhiều điểm khác biệt giữa 2 quá trình này
1. Định nghĩa
Vi sinh hiếu khí chủ yếu là các loài vi khuẩn tự nhiên hoạt động mạnh trong môi trường có nhiều oxy.
Có hai loại vi sinh hiếu khí:
- Hiếu khí bắt buộc: cần oxy để oxy hóa các chất hữu cơ (ví dụ như các loại đường và chất béo) và tạo ra năng lượng.
- Thiếu khí: ít cần oxy cho sản xuất năng lượng, nếu nồng độ oxy vượt quá 21% sẽ bị tổn hại
👉 Quá trình hiếu khí chính là dùng vi sinh hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong chất thải.
Minh họa vi sinh hiếu khí (nguồn: Cty TNHH Flash CT)
Ngược lại, vi sinh kỵ khí là các vi khuẩn không cần cung cấp oxy để phát triển. Một số vi khuẩn kỵ khí phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí chết nếu oxy hiện diện.
Có ba loại vi sinh kỵ khí:
- Kỵ khí tùy nghi: có thể phát triển mà không cần oxy, nhưng nếu có ít oxy thì vẫn sống được.
- Vi sinh kỵ khí không bắt buộc: không thể sử dụng oxy để tăng trưởng, nhưng chịu đựng hiện diện của oxy.
- Kỵ khí bắt buộc: Chỉ có thể tồn tại trong môi trường không có oxy.
Minh họa vi sinh kỵ khí (nguồn: Cty TNHH Flash CT)
2. Đặc điểm của hai quá trình hiếu khí và kỵ khí
2.1. Tốc độ phát triển
Minh họa tốc độ phát triển của hai loại vi sinh (nguồn: Cty TNHH Flash CT)
2.2. Sản phẩm cuối cùng sau quá trình phân hủy chất thải ở các loại vi sinh
Hiếu khí: 70% các sinh vật mới + CO2 + H2O 👉 Quá trình hiếu khí tạo ra một lượng lớn lợi khuẩn.
Kỵ khí: 8% vi sinh vật mới + 90% Metan + khí khác 👉 Khí metan của quá trình kỵ khí có thể dùng làm chất đốt: xăng sinh học. Vì lý do đó nên nếu hệ thống không sinh ra khí metan thì hệ thống đó không hoạt động tốt.
Minh họa sản phẩm cuối cùng của hai loại vi sinh (nguồn: Cty TNHH Flash CT)
2.3. Số lượng Sinh khối/1kg COD
Vi sinh khi hoạt động sẽ tạo ra sinh khối. Mỗi loại vi sinh sẽ tạo ra lượng sinh khối khác nhau trên cùng 1 kg COD (lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hóa học trong nước):
- Quá trình hiếu khí: 0.67 kg sinh khối / 1kg COD
- Xử lý kỵ khí: 0.045 kg sinh khối / 1kg COD
Minh họa sinh khối / 1kg COD của hai loại vi sinh (nguồn: Cty TNHH Flash CT)
2.4. Nhiệt độ tối ưu
Mỗi loài vi sinh có một khoản nhiệt độ mà tại đó chúng hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả nhất:
- Hiếu khí: 25oC – 37oC
- Kỵ khí: 55oC – 60oC
Minh họa nhiệt độ tối ưu của hai loại vi sinh (nguồn: Cty TNHH Flash CT)
3. Tóm lại
So sánh | Quá trình hiếu khí | Quá trình kỵ khí |
Định nghĩa | Cần nhiều oxy | Không cần oxy |
Tốc độ phát triển vi sinh | Nhanh | Chậm |
Sản phẩm cuối cùng | 70% các sinh vật mới + CO2 + H2O | 8% vi sinh vật mới + 90% Metan + khí khác |
Sinh khối / 1kg COD | 0,67 | 0,045 |
Nhiệt độ tối ưu | 25oC – 37oC |
55oC – 60oC |
Xem thêm Sự khác biệt giữa vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng
Nguồn hình ảnh: Cty TNHH Flash CT
Nguồn bài viết: Organica
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản
2 loại vi sinh hiếu khí và vi sinh kị khí này rất dễ bị nhầm lẫn luôn, cũng may là đọc được bài này nên không bị lộn.
Dạ, labvn rất vui vì đã đem đến cho chị những trải nghiệm tốt đẹp nhất ạ.
Labvn xin cám ơn anh/chị đã đọc bài ạ.