Các thiết bị nuôi tôm cần thiết mà ao nuôi nào cũng nên có

cac-thiet-bi-nuoi-tom-can-thiet-ma-ao-nuoi-nao-cung-nen-co

Để có một vụ nuôi tôm thành công, ngoài những kiến thức và kinh nghiệm mà người nông dân tích luỹ được thì thiết bị nuôi tôm là một trong những yếu tố không thể bỏ quên. Thiết bị nuôi tôm có rất nhiều loại từ truyền thống đến hiện đại và có nhiều công dụng khác nhau.

Hãy cùng chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế tìm hiểu về một số thiết bị cần thiết cho nghề nuôi tôm nhằm giúp cho việc nuôi trồng của bà con trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

1. Thiết bị nuôi tôm giúp mang lại năng suất cao trong nuôi trồng

Hiện nay, nuôi tôm là một nghề đang rất triển vọng trong ngành thuỷ sản của nước ta. Đây là một ngành nông nghiệp đã có từ lâu đời và ngày một phát triển mạnh nhờ vào nhu cầu tiêu thụ tăng cao.

Nếu như ngày xưa quy mô nuôi tôm chỉ nhỏ lẻ với phương pháp nuôi còn truyền thống, thô sơ thì ở thời đại 4.0, quy mô đã dần mở rộng ra thành nuôi tôm công nghiệp, nuôi với số lượng lớn nhằm đáp ứng kịp nhu cầu trong nước và quốc tế.

cac-thiet-bi-nuoi-tom-can-thiet-nguoi-nuoi-tom-nen-co

Các thiết bị nuôi tôm cần thiết nên có

Để giảm bớt gánh nặng công sức nuôi tôm cũng như tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy năng suất cao hơn, chất lượng tôm đạt chuẩn tốt nhất bắt buộc người nuôi phải ứng dụng các công nghệ hiện đại, sử dụng các thiết bị tân tiến để đạt tiêu chuẩn.

Các thiết bị nuôi tôm đóng góp rất nhiều vào sự thành công của một vụ tôm. Nếu không có sự hỗ trợ của các dụng cụ nuôi tôm thì khó tránh khỏi việc phải đối mặt với các rủi ro bởi vì với một quy mô nuôi lớn thì sức người hoàn toàn không thể gánh vác hết được.

Bên cạnh đó, thị trường quốc tế dần khó tính hơn trong việc nhập khẩu tôm do sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc cung cấp tôm cho thế giới.

Chính vì vậy, khi ứng dụng khoa học công nghệ và sử dụng thiết bị nuôi hỗ trợ sẽ giúp cho tôm phát triển đồng đều, khoẻ mạnh, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và vẻ ngoài bắt mắc. Từ đó nước ta mới có thể giành vị thế trên “đường đua” quốc tế và đạt được lợi nhuận xứng đáng với công sức bỏ ra.

2. Top 8 thiết bị nuôi tôm tốt nhất mà người nuôi không thể bỏ qua

2.1. Máy tạo ôxy nuôi tôm

Máy tạo oxy nuôi tôm là thiết bị thiết yếu mang lại hiệu quả lớn cho ngành nuôi tôm. Máy tạo khí oxy giúp sục khí cấp oxy cho các ao hồ nuôi tôm giúp loài tôm sinh sống và phát triển khỏe mạnh nhờ có lượng oxy trong nước dồi dào.

may-tao-oxy-nuoi-tom

Máy tạo oxy nuôi tôm

Ưu điểm của loại máy này là:

  • Máy có thể hoạt động tốt trong môi trường ao hồ
  • Máy có cấu tạo đặc biệt tại buồng tạo khí giúp tạo nhiều bọt khí nhất có thể, làm tăng hiệu quả của việc tạo khí oxy cung cấp cho tôm
  • Máy có hệ thống giảm thanh tốt ít gây tiếng ồn
  • Sản phẩm được có độ bền cao và giá thành tương đối rẻ.

Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng các máy tạo oxy nuôi tôm đến từ nhiều thương hiệu. Một vài cái tên phổ biến như:

  • Máy thổi khí SSR – Taiko
  • Máy thổi khí Trundean
  • Máy thổi khí Turbo

2.2. Dàn quạt nuôi tôm

Dàn quạt nuôi tôm là thiết bị không thể thiếu ở những mô hình nuôi tôm quy mô lớn, có tác dụng tạo ra oxy cho ao hồ nuôi tôm. Dàn quạt sẽ được lắp đặt ở các vị trí khác nhau, phù hợp, đảm bảo đồng đều.

thiet-bi-dan-quat-nuoi-tom

Thiết bị dàn quạt nuôi tôm

Ở những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ, quạt nước vốn đã quan trọng. Nhưng với quy mô lớn như nuôi tôm công nghiệp thì lại càng quan trọng. Bởi lẽ mật độ nuôi tôm công nghiệp thường lớn, nếu không sử dụng quạt nuôi tôm sẽ không thể cung cấp đủ hàm lượng oxy để tôm sinh trưởng và phát triển. Thiếu oxy mang lại hậu quả rất lớn, tôm có thể không phát triển và khoẻ mạnh, thậm chí chết hàng loạt.

Có 3 loại quạt nước cho tôm phổ biến đó là:

  • Quạt nuôi tôm 2 cánh
  • Quạt nuôi tôm 4 cánh
  • Quạt dài

Dàn quạt nuôi tôm sẽ được cắm với trục mô tơ chính để làm quay hệ thống cánh quạt. Tùy theo diện tích nuôi tôm mà lựa chọn loại quạt phù hợp và trang bị đủ số lượng tương ứng.

Ngoài khả năng cung cấp oxy thì dàn quạt nuôi tôm còn có các công dụng như: cân bằng độ pH, giải phóng khí độc, thu gom chất thải trong ao,… Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu của thiết bị nuôi tôm này, người nuôi nên tính toán kỹ số lượng phù hợp cũng như bố trí hợp lý, lựa chọn thương hiệu mua uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

2.2.1. Cách chọn motor chạy quạt nuôi tôm

Motor chạy quạt nuôi tôm còn gọi là motor giảm tốc nuôi tôm, thường gồm 1 động cơ điện gắn với hộp giảm tốc rồi nối trục dài ra kéo tải 10- 15- 20 cánh quạt nhựa, sục khí tạo oxy để nuôi dưỡng và phát triển tôm.

Motor chạy quạt nuôi tôm có các loại:

  • Motor chạy quạt nuôi tôm 3 pha GH
  • Motor chạy quạt nuôi tôm 1 pha GHC
  • Motor chạy quạt nuôi tôm giảm tốc trục vít WPDS
  • Motor chạy quạt nuôi tôm giảm tốc trục vít WPDA
  • Motor chạy quạt nuôi tôm NMRV trục đôi

Motor cho dàn quạt nuôi tôm là thiết bị không thể thiếu trong việc tạo oxy cho tôm, ngoài ra thiết bị nuôi tôm này còn có công dụng:

  • Tạo dòng chảy chuyển động gom chất thải về hố xi phông
  • Tăng cường oxy cho tôm
  • Có tác dụng điều hòa, phân bổ các thức ăn, vi sinh trong ao tôm
  • Giúp tôm chuyến hóa thức ăn nhanh hơn, kích thích tôm ăn tốt hơn
  • Giải phóng các khí độc trong ao hồ

2.2.2. Cánh quạt tạo oxy nuôi tôm

Cánh quạt tạo oxy nuôi tôm mang lại hàm lượng oxy trong nước, giúp giảm sự phân tầng nước về nhiệt độ và độ mặn.

Cấu tạo cánh quạt có nhiều lỗ nhỏ vững chắc tạo nhiều bọt nước, tăng lượng oxy hoà tan. Nòng sắt ở bên trong, bên ngoài là lớp nhựa dày, có khả năng chịu va đạp và nhiệt độ cao, có thể dùng ở cả nước mặn và nước ngọt.

2.3. Phao nuôi tôm

Các loại phao nuôi tôm phổ biến mà người nuôi hay dùng hiện nay có thể kể đến là phao dài và phao tròn. Phao nổi nuôi tôm là loại phao vô cùng tiện lợi được ứng dụng trong nuôi tôm công nghiệp. Thiết bị nuôi tôm này có thể làm giá đỡ cho giàn quạt, máy cho ăn,..

Loại phao này dễ dàng vận chuyển và lắp đặt vì có thiết kế nhẹ, chất liệu thường là nhựa PP góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

2.4. Lưới nuôi tôm

Lưới nuôi tôm là một thiết bị nuôi tôm dạng lưới chuyên dùng để che nắng cho ao, hồ nuôi tôm. Nhằm tạo ra môi trường có nhiệt độ phù hợp để tôm phát triển

Đặc điểm của lưới tôm

  • Chất liệu bền, tuổi thọ cao
  • Có tính dẻo dai, rất chắc chắn, thuận tiện cho quá trình căng và lắp đặt
  • Trọng lượng nhẹ, thông thoáng
  • Chỉ cản nóng chứ không cản sáng

luoi-nuoi-tom

Lưới nuôi tôm

Ứng dụng của lưới nuôi tôm giúp ích cho người nông dân

  • Giúp giảm nhiệt độ cho hồ tôm
  • Hạn chế tảo xuất hiện
  • Giúp che mát cho hồ tôm nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng ánh sáng cần thiết
  • Giúp tôm tránh được các tác hại từ tia UV
  • Giúp hạn chế các rác thải rơi xuống hồ tôm
  • Hạn chế tối đa sự thay đổi đột ngột của thời tiết
  • Hạn chế nước mưa rơi xuống làm giảm độ mặn của hồ tôm

2.5. Bộ test Sera 9 chỉ tiêu

Bộ test Sera là thiết bị nuôi tôm dùng để kiểm tra 9 chỉ tiêu nước cho kết quả chính xác nhất, các chỉ tiêu bao gồm: pH, KH, NH3/NH4, NO2, NO3, PO4, Fe, Cu hoặc Clo.

bo-test-sera-9-chi-tieu

Bộ test sera 9 chỉ tiêu

Hiện nay ở khu vự đồng bằng sông Cửu Long, thiết bị này rất được ưa chuộng vì độ chính xác cao và gọn nhẹ, dễ dàng mang theo bên mình.

2.6. Thiết bị xét nghiệm bệnh tôm

Trên thị trường hiện nay có hai loại thiết bị nuôi tôm dùng để xét nghiệm bệnh tôm đó là: máy PCR cầm tay Pockit micro Plus và máy PCR di động POCKIT XPRESS của Đài Loan.

Bệnh dịch trên tôm là nỗi lo muôn thuở của bà con gắn bó với nghề tôm. Thế nên khi đầu tư loại máy này sẽ giúp nông dân giảm bớt phần nào gánh nặng dịch bệnh, một trong những “kẻ thù” lớn nhất khi nuôi tôm.

2.7. Thiết bị cảnh báo môi trường ao nuôi tôm

Thiết bị nuôi tôm này gồm các cảm biến có thể phát hiện nồng độ oxy, pH trong ao, sau đó tự động điều chỉnh máy quạt nước giúp chủ ao không phải tốn công sức túc trực và điều chỉn thủ công.

Đây là phát minh do Trần Duy Phong cùng các cộng sự của mình phát triển năm 2017. Năm 2020 sáng chế này đoạt giải quán quân cuộc thi Startup Việt do báo VnExpress tổ chức.

Thiết bị có thể đặt trên mặt nước ao nuôi. Bên dưới có bốn đầu dò là các cảm biến đo nồng độ oxy, nhiệt độ, pH và độ mặn. Nếu nồng độ oxy xuống dưới ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ tự động vận hành máy quạt nước trong ao và dừng khi nồng độ oxy cao.

2.8. Máy cho tôm ăn tự động

Máy cho tôm ăn tự động này hoạt động bằng cách chỉ cần đổ thức ăn vào bồn chứa, bấm điều khiển để thức ăn từ bồn dẫn đến ống ly tâm và bắn ra ao bằng motor được đặt bên dưới.

may-cho-tom-an-tu-dong

Máy cho tôm ăn tự động

Lượng thức ăn được rải khắp ao không bị rơi vãi hoặc bị dư thừa gây tích tụ dư thừa. Vì thế mà tôm lớn nhanh và đều, khi thu hoạch tôm đạt chất lượng và thu lại lợi nhuận lớn.

3. Kết luận

Hiện nay, nuôi tôm thời đại mới đã phát triển vượt bậc vậy nên việc sử dụng các loại thiết bị nuôi tôm hiện đại đang là xu hướng mà người dân cần mạnh tay đầu tư để vụ tôm trúng mùa được giá, mang con tôm Việt ra thị trường thế giới cũng như góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Ngoài những thiết bị kể trên, thị trường ngày nay còn rất nhiều loại thiết bị nuôi tôm khác có công dụng hỗ trợ cho việc nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn, đem lại năng suất cao, giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có so với phương pháp nuôi truyền thống

Tuỳ theo nhu cầu và kinh tế cũng như quy mô diện, diện tích ao hồ nuôi tôm mà bà con có thể cân nhắc, đưa ra lựa chọn thiết bị nào phù hợp nhất để tận dụng được hiệu quả phục vụ tối ưu nhất cho trại tôm của mình.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay