Tôm thẻ là tôm gì? Giới thiệu tổng quan về tôm thẻ

tom-the-la-tom-gi-gioi-thieu-tong-quan-ve-tom-the

Trong ngành thuỷ sản hiện nay, tôm là một trong những loài được ưa chuộng nhất bởi các lợi ích vượt trội về hàm lượng dinh dưỡng cũng như các món ăn được chế biến từ tôm luôn rất được lòng của những người sành ăn.

Trên thị trường có rất nhiều loại tôm khác nhau, tuỳ theo nhu cầu, sở thích và giá thành mà mỗi người sẽ có lựa chọn phù hợp cho mình.

1. Tìm hiểu chung về tôm thẻ

1.1. Tôm thẻ là gì? Nguồn gốc của tôm thẻ

Tôm thẻ là một dạng của tôm panđan của vùng đông Thái Bình Dương thường được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc ở Mexico và Peru.

tom-the-la-tom-gi

Tôm thẻ là tôm gì?

Hiện nay loài tôm này được các nước châu Á đánh bắt và nuôi trồng với số lượng lớn bởi vì nhu cầu tiêu thụ của loài tôm này trên thế giới tăng rất nhanh.

1.2. Các loại tôm thẻ phổ biến

1.2.1. Tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên tiếng anh là Litopenaeus vannamei. Đây là loại tôm phổ biến nhất trong các loại tôm thẻ. Sở dĩ có cái tên này là vì đặc điểm bên ngoài của loài tôm này có chân màu trắng đục.

tom-the-chan-trang

Tôm thẻ chân trắng

Trong môi trường thiên nhiên, tôm thẻ sống ở những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C và độ mặn khá cao. Khi còn nhỏ, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông. Sau vài tháng, tôm trưởng thành bơi ngược ra biển sinh sống.

Xem thêm: Tôm thẻ và tôm sú khác nhau như thế nào? So sánh quy trình nuôi tôm thẻ và tôm sú

1.2.2. Tôm bạc thẻ

Tôm bạc thẻ có tên tiếng anh là Banada Prawn, hay còn được biết đến với các tên khác nhau như tôm bạc gân hoăc tép bạc. Tôm bạc thẻ có ngoại hình khá giống tôm thẻ chân trắng, bên ngoài tôm bạc thẻ cũng có vỏ trắng đục hoặc trong mờ. Chân và đuôi của có màu xanh lục và rìa chân có lông tơ màu đỏ.

tom-bac-the

Tôm bạc thẻ

Ở Việt Nam cụ thể là khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ thường nuôi loài tôm này rất nhiều.

1.2.3. Tôm thẻ đuôi đỏ

Tôm thẻ đuôi đỏ hay còn gọi là tôm thẻ Ấn Độ, tên tiếng anh của loài tôm này là Indian white prawn. Loại tôm này sống sâu hơn tôm thẻ chân trắng với độ sâu 2-90 mét. Đặc biệt chúng yêu thích môi trường bùn hoặc bùn cát dưới biển.

tom-the-duoi-do

Tôm thẻ đuôi đỏ

Tuy môi trường sống khá sâu nhưng loại tôm thẻ đuôi đỏ này có đặc điểm trưởng thành khá giống với tôm thẻ chân trắng đó là khi còn nhỏ đều sống ở cửa sông và trưởng thành sẽ di chuyển ra biển. Tôm thẻ đuôi đỏ trưởng thành có chiều dài lên tới 22 cm.

2. Các đặc điểm sinh học của tôm thẻ

2.1. Hình thái của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục, bình thường có màu xanh lam, trên thân không có đốm vằn, chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng nhạt.

Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu nhìn rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, trên vành đuôi có màu đỏ hoặc xanh

Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Vỏ tôm mỏng, chiều dàu râu thường dài gấp đôi chiều dài thân, có màu đỏ gạch.

2.2. Phân bổ

Tôm thẻ chân trắng là tôm nhiệt đới, chúng thường phân bố vùng ven bờ phía đông Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Mexico. Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia,…

2.3. Tập tính

Tôm thẻ chân trắng thích nghi sống nơi đáy có bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn từ 5 – 50‰, độ mặn lý tưởng là 28 – 34‰, pH = 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC, tuy nhiên chúng cũng có thể sống ở nhiệt độ thấp hơn 12 – 28oC.  Loài tôm này là loài ăn tạp như các loại khác, không đòi hỏi thức ăn phải có hàm lượng đạm cao.

Tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh. Trong điều kiện tự nhiên tôm thẻ giống từ 0,1g có thể lớn tới 15g trong giai đoạn 90 – 120 ngày.

tom-the-la-tom-gi-gioi-thieu-tong-quan-ve-loai-tom-the

Tôm thẻ là tôm gì? Giới thiệu tổng quan về loài tôm thẻ

2.4. Sinh sản

Thông thường mùa sinh sản của tôm thẻ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 và còn phụ thuộc vào môi trường sống. Tôm thẻ là loài đẻ trứng nhưng đặc biệt là trứng không ở trong bụng như các loài khác mà trứng tôm sẽ được đẻ ở ngoài và nở thành ấu trùng rồi phát triển thành con tôm.

Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 – 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 – 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ.

3. Tình hình nuôi tôm thẻ ở Việt Nam

3.1. Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng

Giá thành tôm ở Việt Nam từ trước nay luôn cao so với các nước khác trên thế giới, nếu so với Ấn Độ khi tôm nước này nhập về Việt Nam dù qua nhiều loại thuế và cả chi phí vận chuyển vẫn còn thấp hơn hoặc gần bằng giá tôm Việt Nam, về chất lượng thì cũng không hề thua kém nước ta.

Hiện tại, chi phí sản xuất 1kg tôm của nước ta cao hơn nhiều nước tầm khoảng 1USD/kg. Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

  • Quy mô nuôi nhỏ lẻ
  • Dịch bệnh triền miên
  • Gánh nặng giá thức ăn, nguyên liệu sinh học

Với vấn đề quy mô nuôi ở nước ta, thông thường các hộ nuôi thường chỉ có 1-2ha diện tích nuôi trồng, rất nhỏ so với quy mô của các nước trên thế giới, có những khu vực có diện tích lên đến 50ha. Ngoài ra chi phí nhân công là khá cao so với nước bạn, thậm chí có thể gấp 3-5 lần.

nuoi-tom-the-an-toan-giam-chi-phi

Nuôi tôm thẻ an toàn, giảm chi phí

Cách đây vài năm, dịch bệnh trên tôm tưởng chừng đã được đẩy lùi và trả lại sự bình yên cho việc nuôi tôm của nông dân. Thế nhưng, gần đây dịch bệnh đã quay lại và hoành hành khiến rất nhiều hộ nuôi trở nên trắng tay, thua lỗ.

Gánh nặng giá thức ăn ở Việt Nam có thể kể đến là do các công ty ở nước ta hoạt động nhờ nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài về để chế biến, do đó nếu giá cả đầu vào đắt đỏ thì không thể tránh khỏi thức ăn bán ra cũng bị đội giá theo.

3.2. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt năng suất cao

Khi nuôi tôm thẻ bà con cần tập trung tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm, chủ động nâng cao, kiểm soát, ổn định sức khoẻ đàn tôm.

Luôn chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh thông qua cách chọn khoáng chất hữu cơ sử dụng trong nuôi tôm thẻ thâm canh, công nghệ cao.

Kết hợp trộn khoáng cho ăn và cho khoáng vào môi trường nước nuôi tôm, đặc biệt những vùng nuôi độ mặn thấp, nuôi tôm vùng nước ngọt

Chủ động điều chỉnh pH trong khoảng 7.8 – 8.2 bằng phèn nhôm đơn, sử dụng thạch cao thô hoặc Can xi Chlorua (CaCl2) để hạn chế sự tăng đột ngột pH của nước.

Sử dụng thuốc tím, chất lắng tụ PAC (Poly Aluminum Chloride), EDTA… để lắng tụ, hấp thu kim loại nặng trong môi trường ao hồ nuôi tôm

Sử dụng vi sinh EM, kết hợp ủ yếm khí với khóm, rỉ đường và vi sinh có thành phần vi khuẩn có lợi, vi khuẩn xử lý phèn như Thiobacillus, T. thiooxidans,…

ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-cho-nang-suat-cao

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao

Chủ động bổ sung vào thức ăn tôm chất hỗ trợ gan như Beta glucan, vi sinh đường ruột có lợi, các chất hỗ trơ tiêu hoá như probiotic, các enzyme tiêu hoá như Amylase, Protease,…

Chủ động bổ sung các axit amin thiết yếu nhằm tăng sức đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hoá như gan, tuỵ, ruột…giúp tôm phát triển ổn định, khả năng tăng trưởng tốt.

Ngoài vấn đề giám sát chặt chẽ và theo dõi định kỳ sức khoẻ tôm nuôi, chất lượng môi trường nước, hàm lượng khí độc trong ao, yếu tố thời tiết thiên nhiên thì còn cần theo dõi tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển theo bầy, độ đồng đều. Giám sát thời gian, chu kỳ lột xác của tôm, hình thái bên ngoài, độ bóng vỏ và những dấu hiệu bất thường trên tôm.

Sau khoảng 3-4 tháng nuôi, tôm thẻ chân trắng đạt cỡ thương phẩm 60 – 80 con/kg thì có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch.

Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng đó là theo dõi giá cả thị trường tôm thương phẩm. Quan sát lượng tôm ở trong khu vực, phân tích biến động giá cả thị trường, tham khảo thông tin cỡ tôm nhà máy chế biến cần thu mua ở thời điểm hiện tại.

4. Kết luận

Tôm thẻ là một trong các loài tôm được yêu thích ở cả thị trường Việt Nam và thế giới, vì thế ngày càng nhiều hộ nuôi chọn lựa loài tôm này để làm đối tượng chính trong vụ nuôi của mình.

Lợi nhuận loài tôm này mang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức cho bà con khi các vấn đề dịch bệnh, giá cả, nguồn thức ăn, kỹ thuật nuôi trồng và sự cạnh tranh với các nước rất gay gắt.

Thế nên để đạt được thắng lợi trong vụ tôm, bà con cần cân nhắc kỹ lưỡng những rủi ro có thể xảy ra để chuẩn bị biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng để tôm nuôi đạt chất lượng tốt nhất.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay