Để có một mùa vụ nuôi tôm thắng lợi, trước hết người nuôi cần phải trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức nền tảng về cách nuôi tôm sao cho chuẩn, các thông tin về công nghệ tiên tiến, hiện đại để áp dụng cho trại tôm của mình.
Vậy làm sao để biết được cách nuôi tôm nào là đúng kỹ thuật và đạt năng suất cao? Trong bài viết này của chuyên mục nuôi tôm, công ty Thiên Tuế sẽ mang đến tổng quan về một dự án nuôi tôm đầy đủ để bà con có thêm một nguồn tham khảo đáng tin cậy và đạt lợi nhuận tối ưu nhất khi nuôi tôm.
1. Tổng quan về dự án nuôi tôm đầy đủ
Một dự án nuôi tôm công nghiệp đầy đủ sẽ bao gồm các chi phí cần thiết để đầu tư trong suốt quá trình nuôi, lợi nhuận có thể đạt được cũng như những rủi ro có thể gặp phải và cách nuôi tôm sao cho năng suất của tôm khi kết thúc vụ mùa sẽ được tối ưu nhất.
1.1. Nuôi tôm công nghiệp là gì?
Nuôi tôm công nghệ là cách nuôi tôm có sử dụng công cụ kỹ thuật hỗ trợ trong cả quá trình nuôi tôm: ao lót bạt, ao tròn nổi, nhà kính, nhà lưới, bể xi măng,…
Cơ hội phát triển của nghề nuôi tôm Việt Nam
Muốn cách nuôi tôm công nghiệp đúng chuẩn thì ngoài quy trình xây dựng cơ bản, yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người nuôi có kỹ thuật nuôi tôm tốt sẽ quyết định các lựa chọn phát sinh trong quá trình nuôi tôm.
Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là sự phát triển bền vững, lâu dài và đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm
1.2. Cách nuôi tôm công nghiệp để đạt năng suất cao?
Làm thế nào để biết cách nuôi tôm công nghiệp thu về lợi nhuận nhiều nhất? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà nông luôn thắc mắc và cần được giải đáp để có thể yên tâm gắn bó với nghề nuôi tôm.
Thứ nhất, chi phí nuôi tôm là vấn đề khiến người nuôi lo ngại rất nhiều. Để giảm được tối đa chi phí bỏ ra, người nuôi không thể chọn tôm giống kém chất lượng hay cắt giảm lao động, thậm chí là dùng nguồn thức ăn giá rẻ không đạt chuẩn.
Chỉ có một giải pháp duy nhất vừa giúp giảm chi phí nuôi và vừa tăng lợi nhuận cho quy trình nuôi đó là: Chọn tôm giống khỏe mạnh, tốc độ phát triển tốt, chọn nguồn thức ăn, chế phẩm sinh học hiệu quả, nguồn gốc rõ ràng, giá cả phù hợp và còn hạn sử dụng.
Nuôi tôm thời công nghệ số
Nếu kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp được chọn lựa phù hợp và sử dụng những sản phẩm có chất lượng thì việc giảm thiểu được chi phí phát sinh trong quá trình nuôi là hoàn toàn có thể.
Thứ hai, dịch bệnh trên tôm là điều người dân cần nâng cao cảnh giác. Theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, người dân cần bắt tay từ đầu với việc chọn giống khoẻ mạnh, tiếp đến là sử dụng những sản phẩm của các công ty uy tín, giá thành hợp lý và thường xuyên theo dõi sát sao ao nuôi tôm của mình.
Đồng thời tham khảo các kinh nghiệm của những người nuôi trước, tham gia tập huấn của địa phương để tích luỹ cho mình kiến thức vững chắc trong quá trình nuôi.
1.2.1. Chuẩn bị ao nuôi
Đối với ao đất, bà con nên chuẩn bị ao nuôi tôm như sau:
- Dỡ hết dàn quạt nước, hệ thống sục khí rồi mang phơi khô hoàn toàn, bảo quản ở nơi thoáng mát
- Rút nước trong ao và xử lý chất thải còn tồn đọng
- Bùn đáy phải được bơm vào ao chứa bùn
- Phơi khô đáy ao khoảng 2 tuần
- Gia cố lại bờ ao hạn chế nước bị rò rỉ
Đối với ao nuôi thâm canh, bán thâm canh, người nuôi cần chú ý đến chất lượng nước của áo. Đáy ao lắng cần được cày bừa kỹ càng, rải vôi để ổn định độ pH. Thời gian chuẩn bị ao lắng trước thời gian cải tạo ao nuôi tôm khoảng 3 tuần đến 1 tháng.
1.2.2. Kỹ thuật luân trùng trong ao nuôi tôm để sản xuất tôm giống
Luân trùng là một trong những thức ăn quan trọng đảm bảo sự thành công trong quá trình sản xuất tôm giống. Luân trùng Brachionus plicatilis được sử dụng phổ biến cho ươm nuôi ấu trùng tôm nhờ khả năng sinh trưởng nhanh, kích thước nhỏ, lơ lửng trong nước giúp ấu trùng tôm dễ bắt mồi…
Luân trùng Brachionus plicatilis
Bổ sung luân trùng đều đặn 5 ngày/lần đã cung cấp một nguồn thức ăn tự nhiên cho giai đoạn đầu của hậu ấu trùng tôm được ương trong các hệ thống biofloc.
1.2.3. Lựa chọn tôm giống
Tôm giống cần có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, thân hình cân đối, đuôi tôm xòe ra. Tôm bơi linh hoạt, khỏe mạnh, khả năng săn mồi tốt.
Một bí kíp nhỏ cho bà con đó là dùng tay gõ nhẹ vào thành thùng chứa tôm, nếu tôm phản ứng nhanh thì chứng tỏ tôm khỏe mạnh. Ngược lại, nếu cơ thể cong vẹo khi bơi lội thì chứng tỏ tôm yếu, thậm chí có thể bị nhiễm bệnh.
Lựa chọn tôm giống khi nuôi tôm rất quan trọng
Tuy nhiên, bí kíp ở trên chỉ là mẹo nhỏ, có phần mang tính cảm quan, chỉ nói lên con giống phần nào khỏe mạnh, chúng ta cần có những phương pháp khác để đánh giá chính xác hơn.
Hiện nay, có một số phương pháp tiên tiến để xác định tôm giống có khoẻ mạnh hay không nhờ vào quan sát bằng kính hiển vi hay xét nghiệm PCR.
1.2.4. Lựa chọn thức ăn cho tôm
Thức ăn cho tôm tốt cần phải chú trọng đến các yếu tố như sau:
- Giá trị dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ các chất như đạm, chất béo và khoáng chất.
- Nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho tôm phải đảm bảo an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Giữ mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn trong 2 giờ
- Độ bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, mất chất dinh dưỡng
- Đảm bảo sử dụng phù hợp từng loại thức ăn với từng giống tôm
Lưu ý khi cho tôm ăn:
- Kiểm tra nhiệt độ nước ở ao nuôi trước khi cho tôm ăn
- Tôm sẽ giảm ăn khi hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn 4ppm và ngừng ăn khi dưới 2ppm
- Rải thức ăn theo dòng nước chảy vì tôm hay bơi ngược với dòng nước
- Cho tôm ăn khi chúng thích ăn và ngăn sự tồn đọng thức ăn thừa trong ao
1.2.5. Chăm sóc, quản lý nguồn nước của ao tôm
Thường xuyên theo dõi nguồn nước, định kỳ thay nước để tôm phát triển tốt. Bổ sung thêm chế phẩm sinh học giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Duy trì ổn định các yếu tố chỉ tiêu trong môi trường nước thì nguy cơ mắc bệnh cho tôm cũng sẽ giảm. Thời tiết cũng có thể làm các chỉ tiêu trong nước thay đổi nên việc ổn định các yếu tố này hết sức quan trọng.
1.2.6. Thu hoạch và bảo quản tôm đúng cách
Cách thu hoạch tôm:
- Thu cạn: biện pháp này dễ thực hiện và ít thời gian, tôm ít bị dập, nước không bị đục và tôm sạch khoẻ
- Đánh lưới: đây là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên cách này có thể làm đáy ao khuấy động, tôm bị lẫn bùn đất.
- Dùng đăng chắn, chài: dựa vào đặc tính bơi ngược nước của tôm có thể dùng đăng để thu hoạch
Thu hoạch tôm
Cách bảo quản tôm:
- Bảo quản sống: Sau khi kéo lưới, cho tôm vào giai lưới rồi đặt ở nơi có nguồn nước sạch, mật độ 300-350 con/m3
- Bảo quản chết: Ở nơi thoáng mát tiến hành rửa và chọn tôm sau đó để tôm vào rổ sạch hoặc là tấm nhựa, tránh để tôm dưới nền đất trực tiếp.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vụ nuôi tôm
2.1. Tìm hiểu về một thời vụ nuôi tôm
Trong nông nghiệp, một vụ nuôi tôm là nói đến thời gian từ khi bắt đầu thả giống cho đến khi thu hoạch. Tuỳ vào từng loại tôm và mô hình áp dụng sẽ có số lượng mùa vụ khác nhau.
2.1.1. Lịch thời vụ nuôi tôm
Đối với tôm sú, nuôi thâm canh và bán thâm canh, người nuôi nên thả từ tháng 2 đến tháng 8 với mật độ 15-25 con/m2; canh tác rộng rãi, cải thiện diện rộng (canh tác với đa dạng sinh học)
Các khu vực canh tác có điều kiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nước có thể dự trữ cho đến cuối tháng Chín. Đối với tôm thẻ chân trắng, người nuôi nên thả giống từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 9; khu vực canh tác ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, điều kiện cơ sở hạ tầng an toàn.
Lưu ý:
- Đối với nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh, mỗi năm người dân chỉ nên nuôi một vụ;
- Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh chỉ nên là 2 vụ mỗi năm, với thời gian nghỉ vụ là 1 tháng đối với ao nuôi hiệu quả và 2 tháng đối với ao bị thiệt hại.
2.1.2. Nuôi tôm bao lâu thì thu hoạch
Tuy nhiên thực tế thời gian bao lâu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng trung bình là 4-6 tháng:
Tuỳ vào từng loại tôm sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau, ví dụ: tôm thẻ chân trắng là 3 tháng; tôm sú là 4 tháng và tôm càng xanh mất tận 6 tháng mới có thể thu hoạch
Một số lưu ý khi thu hoạch tôm:
- Chỉ thu hoạch tôm khi tôm đã đáp ứng đủ điều kiện, tránh thu hoạch quá sớm hay quá muộn.
- Không nên thu hoạch tôm khi tôm đang bước vào giai đoạn lột xác.
- Xem xét tình hình thực tế để thu hoạch, lên kế hoạch rõ ràng trước đó nhất là ở các hộ nuôi có quy mô lớn.
- Nên thu hoạch tôm khi trời mát là tốt nhất, tránh thu hoạch ngoài trời với nhiệt độ cao.
- Phương pháp thu hoạch: có thể thu hoạch thủ công hoặc dùng máy.
2.2. Vấn đề chi phí nuôi tôm trong một vụ mùa
- Chi phí nuôi tôm ban đầu: Khoảng 100.000.000đ gồm phí xây cống, lắp ao, máy móc,…
- Chi phí nuôi tôm biến động: Khoảng 150.000.000đ gồm phí tôm giống, tiền nhân công, thức ăn, vi sinh, tiền điện nước,…
Đây chỉ là những chi phí tham khảo cho 1 vụ nuôi tôm, tùy thuộc vào diện tích nuôi và các kỹ thuật nuôi tôm của từng người mà các chi phí sẽ có dao động chênh lệch.
2.2.1. Chi phí để nuôi 1kg tôm
Chi phí để nuôi 1kg tôm của nước ta khoảng 1 USD/kg, nhìn chung là cao hơn nhiền so với các nước trong khu vực do chi phí con giống, thức ăn, thuốc, nhân công, điện nước, thiết bị máy móc…đắt đỏ.
Đối với thức ăn cho tôm, chi phí cho khoản đầu tư này chiếm từ 1/2 – 2/3 giá thành sản xuất. Với người nuôi tôm, khó tránh khỏi những lúc thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh bùng phát,…người nuôi lại tốn chi phí thuốc men, hoá chất.
Vì sao chi phí nuôi tôm ở Việt Nam cao?
Chi phí cố định thông qua khấu hao trang thiết bị, máy móc, lưới, bạt,… chiếm từ 4,1 – 4,2%.
Chi phí biến đổi bao gồm tôm giống chiếm 12, 8 – 13,0 %; Thức ăn: 61,9 – 65,0%; Phân, vôi, thuốc, hoá chất, nhiên liệu, lãi suất… chiếm 8,4 – 9,0%. Chi phí lao động chiếm 4,7 – 5,0% bao gồm lao động gia đình và lao động thuê mướn.
2.2.2. Phương thức hạch toán chi phí nuôi tôm
Khi hạch toán chi phí nuôi tôm, thì: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của mô hình nuôi tôm thẻ là 0,40. Hiểu đơn giản là doanh thu được 1 đồng có được từ hoạt động nuôi tôm thẻ, thì người nuôi sẽ thu được 0,4 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình của mô hình nuôi tôm thẻ là 0,67.
Tỷ suất doanh thu trên chi phí của mô hình > 1, điều đó chứng tỏ mô hình có hiệu quả. Tỷ suất doanh thu trên chi phí bình quân của người nuôi tôm thẻ là 1,67 lần, vậy nếu bỏ ra 1 đồng để đầu tư thì người nuôi có thể thu được 1,67 đồng.
Tuy nhiên, với giá thức ăn tăng giá xăng, dầu tăng, trong khi giá tôm đang ở mức thấp, tỷ suất doanh thu trên chi phí của mô hình luôn < 1, điều đó chứng tỏ mô hình sản xuất không hiệu quả.
Vấn đề cần giải quyết chính là tiết kiệm chi phí trong quá trình nuôi nhưng phải đảm bảo tôm tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống sót, kích cỡ đồng đều.
2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến việc nuôi tôm
Điều kiện thời tiết thiên nhiên và môi trường có thể ảnh hưởng đến cách nuôi tôm của người dân
- Nhiệt độ nước cao dẫn đến nồng độ oxy hòa tan trong ao sẽ thấp
- Những ngày thời tiết u ám kéo dài liên tiếp sẽ dẫn đến sự căng thẳng thậm chí gây chết cho động vật thủy sản
- Gió mạnh cũng có thể làm tăng xói mòn
- Bão lớn gây ra hiện tượng nước lũ dâng cao, tràn qua bờ ao gây thất thoát.
- Độ mặn tăng lên bất thường có thể làm vượt ngưỡng chịu đựng tối ưu của loài tôm gây ra hiện tượng chết số lượng lớn.
3. Lợi nhuận và mặt trái của nghề nuôi tôm
3.1. Lãi suất nuôi tôm
Để bắt tay vào một mô hình nuôi tôm kết hợp ứng dụng công nghệ cao cần có diện tích ít nhất 1 ha và nguồn vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng để xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng, trang thiết bị, máy móc phục vụ.
Nuôi tôm trong hồ bạt lãi lớn
Nếu như nuôi tôm thông thường chỉ được 1-2 vụ/năm, nuôi tôm công nghệ cao có thể đạt tối đa 3-5 vụ/năm, tỷ lệ hao hụt tôm cũng giảm, sản lượng đạt 60 tấn/vụ. Sau khi trừ chi phí thì lãi suất trung bình 1,3 tỷ đồng/ha/vụ.
3.2. Lợi nhuận khi nuôi tôm xuất khẩu và những góc khuất
Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt từ các nước mạnh về xuất khẩu tôm như Ecuador, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan cũng khiến kim ngạch xuất khẩu giảm.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tình hình xuất khẩu tôm giảm mạnh trong tháng 1. Cụ thể, thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 23 triệu USD, giảm 65% so với 2022.
Ở thị trường EU giảm 55% so với cùng kỳ chỉ đạt 24 triệu USD. Tôm xuất sang Nhật Bản tháng 1 chỉ đạt 29 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đáng nói từ trước đến nay Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu tôm của nước ta hàng đầu.
Bên cạnh đó giá tôm nhập khẩu đang từ từ lao dốc từ nửa cuối năm 2022 và sẽ còn giảm khi nguồn cung toàn cầu tăng lên khoảng 6 triệu tấn.
Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu trong nước lại có xu hướng tăng dẫn đến khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu rất khó khăn.
Vấn đề nguồn nguyên liệu là yếu tố tiên quyết cho các doanh nghiệp, nhà máy chế biến tôm xuất khẩu. Các đơn vị này cần tìm kiếm và xuất khẩu sản phẩm mang tính chất đặc trưng của Việt Nam, như tôm lúa, tôm quảng canh, sinh thái,…
4. Kết luận
Để có thể gắn bó và phát triển với nghề nuôi tôm một cách bền vững thì bà con hãy chủ động nâng cao kiến thức, tìm tòi, nghiên cứu cách nuôi tôm từ các tài liệu mà địa phương, ban ngành đã công bố hoặc từ kinh nghiệm của người nuôi trước để có thể tránh được những rủi ro trong nghề.
Hy vọng với những chia sẻ về tổng quan cách nuôi tôm và những yếu tố liên quan sẽ giúp nhiều hộ nuôi cũng như các doanh nghiệp có đủ tự tin, kiến thức từ đó ứng dụng vào thực tế đem đến lợi nhuận cao, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển nuôi tôm công nghiệp bền vững.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản
- Các giai đoạn phát triển của Cá Bảy Màu
- Thông tin chi tiết về ưu điểm men vi sinh OBIO hiện nay
- Oxy nuôi tôm, yếu tố quan trọng bậc nhất trong ao nuôi tôm
- Tảo mắt (Euglenophyta) là gì? Cách xử lý tảo mắt trong ao nuôi tôm
- Tảo lợi là gì? Tổng hợp các loại tảo lợi và lợi ích của tảo lợi trong ao nuôi tôm