Độ pH trong ao nuôi tôm và những điều cần biết

do-ph-trong-ao-nuoi-tom-va-nhung-dieu-can-biet

Độ pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung cũng như ngành tôm nói riêng, góp phần quyết định sự thành bại của mùa vụ. Khi pH xảy ra biến động, bà con nuôi tôm cần phải nắm rõ được phương pháp kiểm soát để tránh những rủi ro xảy đến với ao nuôi của mình.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều này. Vì vậy qua bài viết dưới đây, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến cho bà con những thông tin về ph trong ao nuôi tôm nhằm giúp bà con am hiểu hơn về chỉ tiêu quan trọng này.

1. Khái niệm về độ pH

Độ pH là thước đo nồng độ axit hoặc kiềm của các chất tan trong nước. Theo thang đo độ pH sẽ bắt đầu từ 0 đến 14, theo quy ước thì pH = 7 thuộc ngưỡng trung bình, đây cũng là mức pH chuẩn của nước.

gia-tri-toi-uu-cua-pH-trong-ao-nuoi-tom

Giá trị tối ưu của pH trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm, độ pH thích hợp sẽ dao động từ 7,5 – 8,0 và không chênh lệch quá 0,5 đơn vị. Tuy nhiên, với mô hình nuôi tôm thâm canh thực tế ngày nay được ghi nhận thì độ pH chỉ dao động trong ngưỡng 7,6 – 8,1 và chênh lệch không quá 0,3 đơn vị.

2. Tầm ảnh hưởng của pH đối với tôm nuôi

2.1. Đối với hệ sinh thái

  • Khi độ pH trong ao nuôi tôm tăng quá cao sẽ làm nước trong hơn, dao động pH trong ngày xảy ra rất lớn và gặp khó khăn khi gây màu nước. Vì vậy, nguồn nước này không còn phù hợp với nuôi tôm và cần biện pháp xử lý kịp thời.
  • Đối với các ao có lót bạt, độ pH trong ao nuôi tôm quá cao còn làm diễn ra sự kết tủa của các hợp chất, tạo ra bùn nổi ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
  • Tảo phát triển mạnh làm độ pH bị biến động kéo theo môi trường nước trong ao nuôi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

2.2. Đối với sức khỏe tôm:

Về cơ bản, độ pH phù hợp với tôm là 7,5 – 8,5 là tối ưu. Nếu vượt ngưỡng này bà con sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như:

  • Làm chậm quá trình lột vỏ của tôm, suy giảm hệ miễn dịch, tăng tỷ lệ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn Vibro spp gây ra
  • Mất cân bằng áp suất thẩm thấu.
  • Khả năng trao đổi khí ở mang không còn linh hoạt
  • Quá trình trao đổi chất diễn ra không ổn định
  • Quá trình tiêu hóa của tôm sẽ bị biến đổi, tôm bắt đầu còi cọc, chậm lớn, chức năng bảo vệ cơ thể tôm cũng sẽ bị hạn chế.
  • Độc tính của các khí độc NH3, NO2, H2S,… bị biến đổi càng làm hại đến tôm.
  • Ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế quốc dân

3. Nguyên nhân độ pH bị biến động

Có nhiều lý do dẫn đến độ pH trong ao nuôi tôm mất ổn định. Bà con có thể lưu ý một số nguyên nhân như sau:

  • Trong vùng đất phèn độ pH bị giảm bởi vì hàm lượng axit trong loại đất này cao hơn ngưỡng bình thường. Trong quá trình oxy hóa pyrit thành jarosit tạo ra rất nhiều ion H+ làm suy giảm độ pH, gây ảnh hưởng xấu cho ao nuôi.
  • Mưa nhiều cũng làm độ pH giảm do thành phần nước mưa có axit, rửa trôi phèn vào ao hoặc ngấm từ trong bờ ao ra.
  • Thực vật phù du quang hợp trên phương thức lấy CO2 vào ban ngày và thải ra lại CO2 vào ban đêm làm pH dao động trong ngày lớn.
  • Trong đất và nước ao có chứa hàm lượng CO2 và kim loại nặng. Khi hàm lượng kim loại nặng càng cao thì sẽ càng làm pH bị hạ xuống thấp.
  • Phản ứng nitrat hóa NH4+/NH3 của vi khuẩn và oxy làm giảm nồng độ kiềm trong nước, ảnh hưởng đến độ pH.
  • Một số nguyên nhân khác như nước ao lâu ngày không thay, vệ sinh kém, nồng độ oxy không đủ,… cũng làm cho độ pH thay đổi.

nguyen-nhan-do-pH-trong-ao-nuoi-bi-bien-dong

Nguyên nhân độ pH trong ao nuôi bị biến động

4. Hậu quả khi độ pH bị mất ổn định

Độ pH giảm xuống quá thấp sẽ làm tôm bị mềm vỏ, làm chậm quá trình trao đổi chất. Điều này làm cho khả năng lưu trữ khoáng của tôm mất đi và có thể gây chết hàng loạt.

Độ pH tăng quá cao sẽ làm tăng đột ngột quá trình trao đổi chất của tôm, khiến chúng không kịp thích ứng nên dễ mắc phải dịch bệnh, thậm chí là suy giảm đề kháng và chết.

5. Cách kiểm soát độ pH trong ao nuôi tôm

Phương pháp kiểm soát độ pH không phải là chuyện dễ dàng mà ai cũng có thể làm. Bà con nên lưu ý:

  • Độ pH sẽ thấp nhất lúc 5 – 6 giờ sáng và cao nhất lúc 2 – 3 giờ chiều. Vì vậy, bà con cần kiểm tra thường xuyên mỗi ngày ít nhất 2 lần để kịp thời giải quyết sự chênh lệch.
  • Dùng các thiết bị đo chuyên dụng để kiểm tra độ pH trong ao nuôi tôm.
  • Ngày nay có 2 loại thiết bị đo pH trong ao nuôi tôm được dùng phổ biến đó là máy đo và bút đo. Tùy vào nhu cầu sử dụng và quy mô ao nuôi mà bà con có thể lựa chọn cho mình loại thiết bị phù hợp.

but-do-do-pH

Bút đo độ pH

Ngoài ra, những biện pháp gián tiếp nhưng cũng vô cùng quan trọng đó là điều chỉnh lượng thức ăn cân đối, không quá dư thừa. Trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm men tiêu hóa để tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở tôm.

5.1. Cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm

  • Những ao nuôi có nền đất phèn không nên phơi quá khô.
  • Bổ sung thêm phân lân và khoáng chất đối với những vùng nuôi bị phèn tiềm tàng.
  • Vôi nóng và vôi tôi thường làm tăng pH tốt bởi khả năng khử CO2 trong nước. Tuy nhiên không nên lạm dụng liều lượng quá cao làm pH tăng đột ngột gây ảnh hưởng không tốt cho tôm.
  • Vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên để các chất thải hữu cơ không bị tích tụ lại trong ao.
  • Dùng lưới giăng phía trên để tránh lá cây rơi xuống ao làm pH bị giảm xuống.

5.2. Cách giảm độ pH trong ao nuôi tôm

  • Cung cấp vào nước nguồn ion H+ như acid citric để làm giảm độ pH.
  • Một cách hiệu quả làm giảm pH trong ao nuôi tôm nhanh chóng đó là phương pháp ứng dụng mật đường, bột gạo tạt khắp ao nuôi kết hợp với sục khí vi sinh.
  • Kích hoạt hệ thống quạt nước liên tục để đáp ứng lượng oxy trong ao đầy đủ.
  • Sử dụng phèn nhôm hoặc thạch cao thô (theo đúng liều lượng ghi trên bao bì) để giảm độ pH trong ao nuôi tôm.
  • Sử dụng giấm với liều lượng 3 – 5 kg/1.000 m3 cũng giúp giảm pH nhanh chóng.
  • Sử dụng formol liều lượng 3 – 4 ml/m3 để giảm độ pH trong trường hợp ngăn chặn sự phát triển của tảo,cỏ dại, rong rêu,…

kiem-soat-do-ph-ao-tom

Kiểm soát độ pH trong ao tôm

Để ngăn chặn tình trạng độ pH biến động đột ngột, bà con nên đo pH 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khoảng 6h và chiều lúc 14h để có được kết quả chính xác nhất. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để điều chỉnh sao cho pH trong ao nuôi tôm được cân bằng.

Bên cạnh đó bà con có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để cải tạo ao nuôi xử lý đáy ao, xử lý tảo và gây màu nước giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

6. Kết luận

Không kiểm soát được độ pH trong ao nuôi tôm sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng mùa vụ của bà con. Hệ luỵ  kéo theo đó là người nuôi sẽ hao tốn nhiều thời gian và công sức, tiền bạc để giải quyết nhưng có đôi khi tỷ lệ thành công là không cao nếu không biết cách điều chỉnh độ pH phù hợp.

Chính vì vậy, bà con cần chuẩn bị thật kỹ ao nuôi của mình để tránh rủi ro xảy ra, trang bị đủ kiến thức về độ pH cũng như các chỉ tiêu quan trọng khác.

Trong quá trình nuôi, nếu pH trong ao nuôi tôm bị mất cân bằng thì phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, cách xử lý sự thay đổi đột ngột của pH. Do đặc tính mỗi vùng miền sẽ có điều kiện tự nhiên khác nhau, vì thế cần tìm hiểu cách tăng hoặc cách giảm độ pH trong ao nuôi tôm làm sao cho phù hợp nhất để mang lại một vụ mùa thắng lợi cho bà con.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay