Tảo giáp (Pyrrophyta) là gì? Cách xử lý tảo giáp trong ao nuôi tôm

tao-giap-pyrrophyta-la-gi-cach-xu-ly-tao-giap-trong-ao-nuoi-tom

Trong các hệ sinh thái thủy vực, tồn tại một loài sinh vật gọi là tảo (vi tảo). Bên cạnh những loài tảo có lợi cho hệ sinh thái thủy vực (tảo lợi) thì còn có những loại tảo gây hại, gọi là tảo độc.

Một trong số những loài tảo độc nguy hiểm mà không thể xem nhẹ, đó chính là tảo giáp (hay còn gọi là tảo đỏ). Loài tảo này có dạng hình sợi, có roi và tồn tại chủ yếu ở dạng đơn bào. Nhờ có hệ thống tiên mao xung quanh cơ thể mà tảo giáp di chuyển rất nhanh.

Tảo giáp (Pyrrophyta) là một loại tảo độc gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái thủy vực, điển hình là trong các ao nuôi tôm, cá.

1. Tảo giáp (Pyrrophyta) là gì?

Tảo giáp là một loại tảo thuộc ngành tảo giáp, hay còn gọi là tảo hai roi. Các loài hai roi ( tiếng Hy Lạp δῖνος dinos “xoáy” và tiếng Latinh Flagellum “roi, tai họa”) là một nhóm đơn ngành gồm các sinh vật nhân chuẩn đơn bào.

Tảo giáo (tảo hai roi) chủ yếu là sinh vật phù du ở biển, nhưng chúng cũng phổ biến ở môi trường sống nước ngọt. Quần thể của chúng thay đổi theo nhiệt độ bề mặt nước biển , độ mặn và độ sâu. Nhiều loài tảo hai roi có khả năng quang hợp, nhưng một phần lớn trong số này thực tế là hỗn hợp, kết hợp quang hợp với tiêu hóa con mồi (thực bào và myzocytosis).

tong-hop-cac-loai-tao-giap-thuong-gap-trong-ao-nuoi-tom

Tổng hợp các loại tảo giáp thường gặp trong ao nuôi tôm (Nguồn: Vinhthinh Biostadt)

Bằng chứng và hóa thạch của tảo đã được phát hiện cách đây hơn 3,5 triệu năm, trong đó tảo giáp được tìm thấy ở kỷ silua. Hơn 90% các loài tảo giáp sinh sống chủ yếu ở nước mặn, còn lại thì phân bố trong các thủy vực nước ngọt, đóng góp một vai trò rất lớn trong hệ sinh thái.

Tảo giáp chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào có mang roi, một số loài có dạng hình cầu hay có dạng sợi. Trong số đó, 50% loài tảo giáp có cơ chế sống tự dưỡng, còn lại là dị dưỡng.

2. Đặc điểm hình dạng của tảo giáp

Tảo giáp là tảo đơn bào, có khả năng vận động nhờ 2 roi, một số loài không có roi, không chuyển động. Roi có thể nằm ở phía trước của tế bào hoặc nằm ở phần bụng của tế bào, một roi nằm trong rãnh ngang giúp tế bào chuyển động xoay tròn, một roi nằm trong rãnh dọc giúp tế bào chuyển động tiến lên phía trước hoặc phía sau.

phan-loai-mot-so-loai-tao-giap

Phân loại một số ngành tảo giáp (Nguồn: Internet)

Tế bào có dạng túi, cầu, bầu dục… Cơ thể phân chia thành phần lưng, bụng, một số loài có thể phân thành vỏ trái, vỏ phải (Dinophysis).

3. Đặc điểm cấu tạo

hinh-anh-giai-phau-tao-giap-tao-hai-roi

Hình ảnh giải phẫu tảo giáp (tảo hai roi) (Nguồn: Wikipedia)

Thành tế bào có thể được cấu tạo bằng chu bì hay Cellulo. Thành tế bào có thể nguyên vẹn hay do nhiều mảnh Cellulo ghép lại. Trên thành tế bào chúng có thể trơn nhẵn hay sần sùi góc cạnh.

Trên thành tế bào có 2 rãnh là rãnh ngang và rãnh dọc:

  • Rãnh ngang: Là rãnh bao quanh tế bào ở vùng xích đạo của tế bào, phân chia tế bào thành 2 nửa là nửa trên và nửa dưới hoặc hơi lệch về một nửa.
  • Rãnh dọc: Là rãnh vuông góc với rãnh ngang, nằm ở mặt bụng của tế bào, kéo về phía dưới tế bào.

Rãnh dọc và rãnh ngang là phần trũng sâu của tế bào nhưng không ăn sâu vào nguyên sinh chất. Trong bộ Peridiniales, thành tế bào được cấu tạo bởi nhiều tấm (mảnh) Cellulo ghép lại các tấm này được chia thành:

  • Vỏ trên:
    • Tấm đỉnh: Là những tấm Cellulo nằm ở phần đỉnh của tế bào
    • Tấm sống trước: Là những tấm nằm sát rãnh ngang
    • Tấm giữa trước: Nằm giữa tấm sống trước và tấm đỉnh
    • Tấm rãnh ngang: Nằm trong rãnh ngang của tế bào
  • Vỏ dưới:
    • Tấm sống sau: Là những mảnh nằn sát rãnh ngang của vỏ dưới
    • Tấm đáy: Nằm ở phần đáy của tế bào
    • Tấm rãnh dọc: Nằm trong rãnh dọc của tế bào.

Hình dạng, số lượng tấm mỗi loại khác nhau tuỳ giống loài.

  • Chất tế bào của một số loài (Gymnodinium, Alexandrium, Noctiluca…) chứa một số chất độc gây hại cho các sinh vật khác.
  • Nhân tế bào: Thường có một cái lớn, hình cầu, hình bầu dục hoặc hơi dài.
  • Thể sắc tố và sắc tố:
    • Thể sắc tố dạng bản.
    • Sắc tố: Diệp lục tố a, b, c, Caroten, Xanthophyl; Peridinin màu đỏ đậm, Dianoxantin, Neodinoxantin, Pyrrophin màu nâu.
  • Chất dự trữ: Tinh bột hoặc Lipit
  • Hệ thống không bào: Một số loài có không bào co bóp liên kết với miệng của tế bào.

Một số đặc điểm khác: Các loài tiến hoá thấp có 2 roi không đều nhau, mọc ở đỉnh của tế bào như Pleromonas, các loài trong Bộ Peridiniales có 2 roi không đều nhau 1 nằm ở rãnh ngang, 1 nằm ở rãnh dọc. Có một điểm mắt nằm gần ranh gới giữa rãnh ngang và rãnh dọc của tế bào.

4. Đặc điểm sinh sản

Sinh sản dinh dưỡng: Bằng hình thức phân đôi tế bào dọc hay ngang. Một số tảo khi phân chia, hai nửa tế bào được tách ra tại rãnh ngang của tế bào, Nguyên sinh chất tách ra khỏi cơ thể mẹ, khi phân chia xong hai tế bào con tự hình thành nên thành tế bào mới.

Sinh sản vô tính: Hình thành bào tử động hoặc bào tử bất động.

Sinh sản hữu tính: Thường xảy ra trong môi trường thay đổi, đặc biệt là khi thiếu muối dinh dưỡng.

vong-doi-cua-cac-loai-tao-giap-tao-hai-roi-bao-gom-cac-qua-trinh-chuyen-doi

Vòng đời của các loài tảo giáp (tảo hai roi), bao gồm các qua trình chuyển đổi (Nguồn: Wikipedia)

5. Phân bố

Phân bố cả nước ngọt, lợ, mặn nhưng chủ yếu gặp ở nước lợ, mặn, vùng ven bờ hay vùng khơi. Khi phát triển mạnh làm nước có màu đỏ (hiện tượng hang triều). Khi nó phát triển mạnh, có số lượng tương đương với tảo Silic. Chúng thường phát triển vào mùa có nhiệt độ ấm hoặc cao.

6. Phân loại và đại diện

phan-loai-mot-so-loai-tao-giap

Phân loại một số ngành tảo giáp (Nguồn: Internet)

Ngành tảo giáp (tảo hai roi) được chi làm 2 lớp.

6.1. Lớp tảo ẩn Cryptomonophyceae

Lớp này có các đặc điểm:

  • Cấu trúc cơ thể dạng monas đơn độc, tế bào có hình bầu dục, hình lá phân chia phần lưng, phần bụng. Phía trước có 2 roi dài bằng nhau hoặc không.
  • Thành tế bào bằng chu bì hoặc Cellulo.
  • Thể sắc tố có 2 cái dạng bản.
  • Phân bố trong nước ngọt, lợ, mặn.
  • Thường găp Bộ tảo ẩn Cryptomonadales, Họ tảo ẩn Cyptomonadaceae có đặc điểm chủ yếu tế bào có hình bầu dục hay hình trái xoan, thành tế bào bằng chu bì, có 2 roi mọc từ rãnh miệng.
  • Rãnh dọc thẳng hơi nghiêng về phía trước.
  • Phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực nước ngọt, đại diện Chi Cryptomonas với các loài Cryptomonas commulata:C. ovata, chúng là thức ăn rất tốt cho cá.

6.2. Lớp Dinophyceae

Lớp này có các đặc điểm gồm những tảo sống đơn độc, có hình dạng tế bào đa dạng, tế bào phân biệt mặt lưng và mặt bụng rõ ràng, một số tế bào còn phân chia vỏ trái, vỏ phải. Thành tế bào có cấu tạo bằng Cellulo, trên có sự phân hoá thành các gai nhỏ hay lớn.

Có rãnh ngang và rãnh dọc, có 2 roi nằm trong rãnh ngang và rãnh dọc. Thể sắc tố hình bản, que, hạt có 2 hay nhiều cái. Lớp này phân bố ở nước ngọt, mặn nhưng chủ yếu là nước mặn. Thành phần loài phong phú hơn lớp tảo ẩn, được phân thành 3 bộ sau:

6.2.1. Bộ Gymnodiniales

Bộ Gymnodiniales gồm các Tế bào có hình cầu, bầu dục, thành tế bào do nhiều tấm Cellulo ghép lại, thể sắc tố hình que, khay. Một số loài có xúc tu (Noctiluca). Họ thường gặp:

  • Họ Gymnodiniaceae: Chi đại diện Chi Tế bào có hình bầu dục, thành tế bào có vân hay không, tế bào có màu vàng nâu hay xanh lam, thể sắc tố dạng khay, que sắp xếp bên cạnh tế bào hay dạng phóng xạ.
  • Họ Noctilucaceae: Chi đại diện là Chi Noctiluca, tế bào có hình cầu hay hình then, cơ thể có 1 xúc tu có khả năng vận động, không có rãnh ngang, rãnh dọc và rãnh miệng ăn thông với nhau. Tế bào tương đối lớn không màu, màu xanh lam hay đôi lúc màu vàng.

6.2.2. Bộ Dinophysiales

Bộ Dinophysiales gồm Tế bào có hình dạng đặc biệt dạng túi, yên ngựa, tế bào dẹp, phân chia trái, phải, rãnh ngang dịch về phía trước, chia tế bào thành 2 nửa không đều nhau. Thành tế bào gồm 17 – 18 tấm Cellulo ghép lại và có nhiều phần phụ phân bố (dạng gai, dạng cánh).

Đại diện họ Dinophyceae, chi Dinophysis có đặc điểm rãnh ngang của tế bào kéo dài về phía trướcgiống hình phễu, mặt vỏ có các vân lỗ. Thường gặp 2 loài Dinophysis mile clever, D.tripor gourret.

6.2.3. Bộ Peridiniales

Bộ Peridiniales là bộ có thành phần giống loài phong phú nhất trong ngành tảo giáp. Phân bố rộng cả nước ngọt, lợ, mặn. Tảo sống đơn bào, đôi khi các cá thể mắc lại với nhau thành quần thể. Tế bào có hình dạng khá đa dạng: hình bầu dục, quả lê, mỏ neo…

Thành tế bào gồm nhiều tấm cellulo ghép lại, hình dạng, số lượng, sự sắp xếp của các tấm phụ thuộc vào các loài khác nhau và là căn cứ phân loại quan trọng. Rãnh ngang chia tế bào gồm 2 mảnh vỏ và vỏ dưới không đều nhau. Rãnh dọc nằm ở mặt bụng của tế bào.

Thể sắc tố có 2 hay nhiều hơn, dạng bản, hạt. Roi có 2 cái, nằm ở nơi giao nhau giữa rãnh ngang và rãnh dọc. Họ thường gặp:

  • Họ Peridiniaceae: Sống đơn bào hoặc do vài tế bào liên kết tạo thành quần thể Tế bào có hình cầu, hình bầu dục, hay hình có nhiều góc. Đa số tế bào có 2 đỉnh, nửa vỏ trên thường kéo dài thành dạng đỉnh tròn hặc lồi lên thành dạng góc, vỏ dưới thường tròn, tù hoặc cũng phân thành góc hoặc có 2 – 3 gai. Thường gặp chi Peridinium phân bố cả ở nước mặn, nước ngọt nhưng chủ yếu là nước mặn. Thường gặp các loài Peridinium elegans,P. depssum; granh phân bố ở biển.
  • Họ Ceratiaceae: Họ này chỉ có 1 chi là chi Ceratium, sống đơn bào hoặc do vài tế bào liên kết thành quần thể. Rãnh ngang bao quanh tế bào, nửa vỏ trên chỉ có một góc kéo dài, loài phân bố ở biển vỏ dưới thường có 2 góc, 2 góc thường cong lên trên đỉnh của góc, có loài 2 góc kéo dài về phía sau hay có 1 góc phát triển, 1 góc thoái hoá. Thành tế bào có cấu tạo bằng nhiều tấm Cellulo. Thể sắc tố dạng hạt, góc.

7. Ý Nghĩa

Một số tảo giáp có thành tế bào là chu bì có thể là thức ăn cho động vật thuỷ sinh như các giống loài trong lớp tảo ẩn Cryptophyceae hầu hết các giống loài là thức ăn rất tốt cho cá đặc biệt cá hương.

Tham gia vào chu trình vật chất trong các thuỷ vực. Một số tảo giáp nhạy cảm với độ bền hữu cơ trong các thủ vực, vì vậy nó được dùng làm thực vật chỉ thị trong phân tích sinh học nước để đánh giá độ sạch sinh học của nước. Nhiều tảo giáp sống chỗ nước bẩn hoàn thành chức phận làm sạch vùng nước.

Một số tảo khi phát triển mạnh gây hiện tượng “hồng triều” hay thuỷ triều đỏ (Khi gia tăng mật độ tế bào từ 1 – 20 triệu tế bào/lit, làm thay đổi màu của nước biển, đại dương như làm nước có màu đỏ, vàng, xanh, nâu).Tác hại của hiện tượng “hồng triều” làm kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển hoặc gây chết cho các thuỷ sinh vật khác trong vùng nước.

Chúng còn gián tiếp gây ngộ độc cho người như gây liệt thần kinh, rối loạn tiêu hoá… như khi con người sử dụng động vật thân mền hai mảnh vỏ (trong ống tiêu hoá của chúng chứa tảo độc mật độ từ 100 – 200 tế bào/lit).

8. Dấu hiệu nhận biết ao tôm bị tảo giáp

Một số loài tảo giáp thường gặp trong ao là Gymnodinium sp., Peridium sp., Ceratium sp., Protoperidinium sp., Alexandrium sp…. Nguyên nhân xuất hiện của tảo giáp thường là do:

  • Tảo giáp đã tồn tại sẵn trong nguồn nước được lấy từ nguồn cấp bên ngoài. Khi đưa vào ao nuôi, gặp điều kiện môi trường thuận lợi, tảo giáp sẽ bùng phát nhanh chóng.
  • Sự chênh lệch về hàm lượng giữa khoáng đa lượng và khoáng vi lượng, làm cho tổng hàm lượng khoáng trong ao nuôi bị mất cân bằng, đặc biệt là Phốt-pho.
  • Nền đáy ao có sự tích tụ của các nguyên tố Phốt-pho, Ni-tơ dẫn đến ao bị ô nhiễm ở mức độ cao, là điều kiện thuận lợi cho tảo giáp bùng phát.

hinh-dang-tao-giap-duoi-kinh-hien-vi

Hình dạng tảo giáp dưới kính hiển vi (Nguồn: tepbac)

Để nhận biết ao tôm bị tảo giáp trước khi chúng phát triển quá mức làm gây hại đến tôm, bà con có thể tham khảo một số cách sau:

  • Quan sát trên kính hiển vi: tảo giáp có màu hơi sẫm đen, có hình giác (tứ giác, hoặc ngũ giác), giống hạt đang lơ lững, có gai và có khe ở giữa.
  • Quan sát bằng mắt thường: khi tảo xuất hiện tảo giáp trong, nước ao nuôi sẽ có xu hướng chuyển sang màu nâu đậm, thậm chí là nâu đỏ hoặc màu trà sẫm (nên nhiều người hay gọi tảo giáp là tảo đỏ) kèm theo sự chênh lệch pH giữa ngày và đêm rất lớn.

ao-tom-bi-tao-mat-thuong-co-xu-huong-chuyen-sang-mau-nau-dam-nau-do

Nước ao nuôi có tảo giáp sẽ có xu hướng chuyển sang màu nâu đậm, thậm chí là nâu đỏ (Nguồn: Biogency)

9. Tác hại của tảo giáp (Pyrrophyta) trong ao nuôi tôm

Sự xuất hiện của tảo giáp là điều bất lợi đối với ao tôm, chúng gây ra nhiều sự thay đổi và dịch bệnh trong ao. Cụ thể như:

  • Do cấu tạo của tảo giáp là loại tế bào có vách cứng nên khi tôm ăn phải tảo giáp, lớp vách tế bào của chúng rất cúng sẽ bám vào thành ruột tôm, gây tắc nghẽn đường ruột, tạo ra hiện tượng ruột đứt khúc và gây nên bệnh tắc đường ruột ở tôm.
  • Khi tảo giáp chết, xác tảo tàn sẽ  sản sinh ra một lượng lớn NH3 gây độc cho tôm, đồng thời làm tăng nồng độ khí độc NO2 cho ao tôm. Khí độc cao gây hiện tượng tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, rớt cục thịt,…
  • Do tảo giáp là thực vật nên chúng cũng có cơ chế quang hợp như các loài thực vật bình thường. Chính vì thế, ban đêm chúng sẽ hấp thu oxy trong ao tôm, đó là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.
  • Ao có tảo giáp nước thường sẽ có màu đỏ, thiếu oxy trong nước và nước bị phát sáng. Ao nước có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm và pH dao động ngày đêm lớn.
  • Hiện tượng phát sáng vào ban đêm của tảo giáp ảnh hưởng đến tập tính sống của tôm.

tac-hai-cua-tao-giap-len-tom

Một số tác hại của tảo mắt gây ra trên tôm (Nguồn: Vinhthinh Biostadt)

10. Phương pháp xử lý tảo giáp (cắt tảo)

10.1. Xử lý tảo giáp bằng hóa chất.

Có thể cắt tảo bằng các loại hóa chất hay nguyên vật liệu an toàn cho tôm, một số loại hóa chất và nguyên vật liệu được người nuôi áp dụng để cắt tảo, chẳng hạn như:

  • Cắt tảo bằng hóa chất diệt khuẩn như BKC hay TCCA. Lưu ý là cắt tảo bằng hóa chất thì cắt lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), ngưng chạy quạt 30 phút rồi cho chạy quạt lại.
  • Cắt tảo bằng vôi với liều lượng trong khoảng <20kg/1000m3 nước sau khi dánh vôi sử dụng kèm zeolite 20kg/1000m3. Lưu ý là cắt tảo bằng vôi vào ban đêm.
  • Cắt tảo bằng Đồng Sunfat (CuSO4).

Xử lý tảo giáp bằng hóa chất có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là dễ làm sụp tảo, mất tảo nếu quá liều lượng quy định, tảo giáp sẽ sớm phát triển trở lại do ao nuôi vẫn đang có rất nhiều chất dinh dưỡng dư thừa.

10.2. Xử lý tảo giáp bằng các biện pháp sinh học

Phương pháp nuôi tôm kết hợp với cá rô phi cũng là một biện pháp hay để xử lý tảo giáp. Tập tính của cá rô phi là chúng thường sống ở tầng đáy và tầng nước giữa. Chúng có khả năng tiêu hóa từ 30% đến 60% hàm lượng đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo độc, giúp ổn định môi trường nước nuôi tôm.

Bên cạnh đó, người nuôi cần kiểm soát lượng thức ăn cho tôm, tránh để tình trạng dư thừa thức ăn. Các khảo sát khoa học đã chỉ ra rằng, chính lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc bùng phát các loài tảo độc.

Ngoài ra, xử lý tảo bằng vi sinh vật có lợi (men vi sinh) kết hợp với Enzyme đang là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay. Việc cắt tảo bằng chế phẩm sinh học (men vi sinh kết hợp với enzyme) vừa có tác dụng xử lý tảo độc mạnh mẽ, vừa bổ sung các nguồn vi sinh có lợi, giúp ổn định môi trường nước và hạn chế các tác động lên tôm.

Cắt tảo ban đêm hay ban ngày?

Nếu cắt tảo bằng biện pháp sinh học, dùng chế phẩm sinh học là vi sinh có lợi kết hợp với enzyme thì phải cắt tảo bằng ban đêm. Cơ chế cắt tảo bằng chế phẩm sinh học chính là bổ sung một lượng lớn vi sinh vật có lợi, kết hợp với enzyme vào ao nuôi để chúng sinh sôi nảy nở và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc, từ đó giảm nguồn dinh dưỡng của tảo độc, làm cho chúng suy yếu và từ đó mất hết khả năng gây hại cho tôm.

nen-cat-tao-vao-ban-den

Nên cắt tảo vào chiều tối, khi trời tắt nắng, để đạt được hiệu quả cao nhất

Cơ chế cắt tảo mắt bằng chế phẩm sinh học được mô tả như sau:

  • Enzyme sẽ giúp cắt nhỏ các loại nhầy nhớt cũng như các tế bào tảo để vi sinh có lợi có thể xử lý dễ dàng. Các loại enzyme thường dùng sẽ là: Enzyme Xylanase, Enzyme Beta Glucanase, Enzyme Amylase, Enzyme Protease, Enzyme Phytase, Enzyme Cellulase hoặc All.Zyme | Enzyme tổng hợp siêu đậm đặc – Tất cả Enzyme trong một chế phẩm
  • Các chủng vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng, cạnh tranh, chiếm đoạt và sử dụng hết nguồn dinh dưỡng có trong ao, làm cho tảo bị suy yếu.
  • Một trong những yếu tố dinh dưỡng bị cạnh tranh khủng khiếp nhất là Oxy. Tảo là thực vật, theo cơ chế quang hợp thì vào ban đêm, chúng rất cần oxy để sống. Tuy nhiên, khả năng và tốc độ sử dụng oxy của vi sinh vật có lợi cũng rất mạnh mẽ, kèm với số lượng áp đảo, vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm đoạt và sử dụng hết nguồn oxy của tảo.
  • Sau khi tảo chết, xác tảo tàn sẽ lơ lửng và lắng tụ dưới đáy ao, cũng chính các vi sinh vật có lợi này sẽ xử lý luôn các loại xác tảo và mùn bã hữu cơ này, biến chúng thành nguồn dinh dưỡng cho chính vi sinh vật có lợi phát triển.
  • Các chủng vi sinh vật có lợi sinh sản nhanh chóng đồng thời có khả năng áp chế tảo mạnh mẽ là hai chủng vi sinh: BacillusRhodobacter.
truc-khuan-bacillus-sp-men-xu-ly-nuoc-2-thanh-phan

Trực khuẩn Bacillus sp.

vi-khuan-quang-hop-rhodobacter-men-thoi-2-thanh-phan

Vi sinh quang dưỡng Rhodobacter

Bacillus Subtilis và Rhodobacter là những dòng vi sinh mạnh mẽ chuyên xử lý tảo hại

Vậy vi sinh vật có lợi có sử dụng hết oxy của tôm hay không?

Câu trả lời là rất khó. Theo thứ tự thì khả năng sử dụng oxy của tôm sẽ mạnh hơn của vi sinh và khả năng sử dụng oxy của vi sinh sẽ mạnh hơn của tảo. Nhưng do số lượng vi sinh trong ao rất lớn và liên tục gia tăng, cho nên vẫn cần cấp thêm oxy vào ao nuôi để tránh tình trạng tôm bị thiếu hụt oxy.

Đó chính là lý do mà nếu cắt tảo bằng chế phẩm sinh học, chúng ta nên cắt tảo vào ban đêm và bổ sung oxy (chạy quạt liên tục) trong quá trình cắt tảo. Đồng thời kết hợp với việc vớt xác tảo tàn, váng bọt, nhầy nhớt để tránh tình trạng ao bị ô nhiễm sau khi xử lý tảo.

Trước và sau khi cắt tảo, nên cho tôm ăn Lactacin | Men tiêu hóa siêu chất lượng – Khắc tinh của bệnh phân trắng để giúp tôm có sức đề kháng, ổn định hệ vi sinh đường ruột.

Đồng thời có thể trộn cho ăn kết hợp với tạt Bac.Yu | Chế phẩm kết hợp Bacillus sp. và Yucca SchidigeraAll.Zyme | Enzyme tổng hợp siêu đậm đặc để tránh cho tôm bị các chùng Vibrio spp. cơ hội tấn công.

lactacin-men-tieu-hoa-tri-phan-trang

LACTACIN

bac-yu-che-pham-ket-hop-bacillus-sp-va-yucca-schidigera

Bac.Yu

allzyme-enzyme-tong-hop-sieu-dam-dac

All.Zyme


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17   |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 08888.3.15.17
Zalo: 08888.3.15.17
Chat Zalo
Gọi điện ngay