Tảo độc là gì? Tổng hợp các loại tảo độc và tác hại của tảo độc trong ao nuôi tôm

tao-doc-la-gi-tong-hop-cac-loai-tao-doc-trong-ao-nuoi-tom

Tảo độc là một trong những vấn đề nhức nhối trong quá trình nuôi tôm. Ngay từ cái tên gọi “tảo độc” là đã gợi lên sự nguy hiểm, độc hại cho những đối tượng khác, trong cùng một môi trường.

1. Tảo là gì?

Tảo (nói chung) là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.

Định nghĩa về Tảo theo Wikipedia:

  • Tảo là một nhóm nguyên sinh vật lớn và đa dạng, bao gồm các sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá.
  • Hầu hết tảo sống trong nước. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenluloza, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2.
  • Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền. Nhóm tảo có trên 100 000 000 loài hiện sống trên Trái Đất

Vai trò của tảo: góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho thủy sản (tôm, cá), người, gia súc, gia cầm, làm thuốc,… Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.

2. Tảo độc là gì?

Tảo độc là các loại tảo gây ra những tác động xấu (gây hại) đến các loài sinh vật sống cùng môi trường với chúng (các loài thủy sản như tôm, cá, …), hoặc gây hại đến các loài sinh vật tiếp xúc với chúng (các loài gia súc, gia cầm, ăn hoặc uống ở nguồn nước có chứa tảo độc).

Những tác động xấu mà tảo độc gây ra có thể là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như:

  • Tác động gây hại gián tiếp: hiện tượng tảo bùng phát mạnh mẽ (hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa có hại | Harmful Algae Blooms – HAB), chiếm không gian sống và cạnh tranh nguồn tài nguyên sống với các sinh vật thủy sản (như cạnh tranh ánh sáng, oxy, dinh dưỡng, …).
  • Tác động gây hại trực tiếp: đa phần các loài tảo độc đều có khả năng tiết ra (hoặc chứa) các chất độc tương ứng. Khi các loài sinh vật khác ăn phải những loại tảo độc này thì sẽ bị nhiễm độc.

Hiện tượng nở hoa nước (water bloom) hay còn gọi là Thủy triều đỏ (red tide) là thuật ngữ chỉ sự nở hoa của các loài vi tảo. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít làm biến đổi màu của nước biển từ xanh lục đậm, đỏ cho đến vàng xám. (Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Đối với tôm nuôi, khi trong ao nuôi có tảo độc, tôm sẽ bị cạnh tranh oxy và một số loại dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tảo độc trong ao nuôi tôm sẽ làm suy giảm chất lượng nước nuôi tôm, như vậy sẽ làm cho rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, khi tôm ăn phải tảo độc thì sẽ bị trúng độc, thường thì độc tố sẽ tấn công vào các bộ phận như gan tụy tôm và đường ruột tôm. Nếu nhẹ thì tôm sẽ bị các bệnh về gan và ruột, còn nặng thì có thể dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt.

3. Tổng hợp các loại tảo độc trong ao nuôi tôm

3.1. Tảo lam (vi khuẩn lam – Cyanobacteria)

Tảo lam còn được biết đến với cái tên vi khuẩn lam. Loại tảo này là loài thuỷ sinh và tự tạo thức ăn cho chính mình (sinh tự dưỡng). Thông thường, người ta dễ dàng tìm thấy tảo lam ở đa dạng các môi trường nước từ nước mặn, nước ngọt cho đến nước lợ.

hinh-anh-tao-lam-khi-xem-tren-kinh-hien-vi-va-quan-sat-thuc-te

Tảo lam khi quan sát trên kính hiển vi và thực tế

Tác hại của tảo lam gây ra trên tôm:

  • Tảo lam rất dễ phát triển, mật độ tảo lam quá dày sẽ ngăn chặn ánh nắng mặt trời, ngăn cản khả năng quang hợp của nhiều loại tảo có lợi khác.
  • Sự bùng phát mạnh mẽ của tảo lam (hiện tượng tảo nở hoa có hại – cyanobacterial – hay còn được được gọi là HAB hoặc CyanoHAB) dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguồn tài nguyên trong ao nuôi tôm chẳng hạn như các chất dinh dưỡng hoặc oxy. Do tốc độ phát triển của tảo lam nhanh hơn của tôm rất nhiều nên lượng oxy trong ao nuôi tôm sẽ nhanh chóng bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy.
  • Sự sụt giảm nồng độ oxy nghiêm trọng sẽ làm các loại tảo khác hoặc sinh vật khác chết hàng loạt. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ các hợp chất độc hại như amoniac (khí độc NH3), nitrit (khí độc NO2) và hydro sunfua (khí độc H2S).
  • Tảo nở hoa sẽ tạo chất nhờn dính vào mang tôm, ngăn cản quá trình hô hấp của tôm. Nghiêm trọng hơn là nếu tôm ăn phải sẽ khó tiêu hoá và và bị tảo lam tiết ra độc tố có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm trên tôm (như gan tụy, phân trắng).
  • Tảo lam sản xuất ra nhiều độc tố gây độc hại tế bào thần kinh, gan, ruột tôm. Các độc tố được tiết ra từ tảo lam sẽ được chia thành ba nhóm, là nhóm độc tố hại gan (Hepatotoxins – Hepa nghĩa là gan), độc tố gây hại thần kinh (Neurotoxins – Neuro nghĩa là thần kinh) và độc tố gây hại cho tế bào (Cytotoxins – Cyto nghĩa là tế bào).

Xem thêm Tảo lam là gì? Cách xử lý tảo lam trong ao nuôi tôm

3.2. Tảo mắt (Euglenophyta)

Tảo mắt là một trong số những loài tảo độc, gây hại cho vụ tôm. Tảo mắt là sinh vật chỉ thị của môi trường nhiễm bẩn hữu cơ, chúng sống trong môi trường phú dưỡng. Tảo mắt chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, một số ít loài sống ở nước lợ mặn.

hinh-anh-tao-mat-khi-soi-duoi-kinh-hien-vi

Tảo mắt (Nguồn: Biogency)

Tuy nhiên, trong các ao nuôi tôm cá khi đáy ao nhiễm bẩn thường tìm thấy một số loài như Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacus sp., Trachaelomonas sp.,… Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt.

Tảo Mắt xuất hiện khi đáy ao nuôi bị nhiễm bẩn, chúng phát triển rất nhanh trong môi trường nhiều hữu cơ, khi tảo mắt chiếm ưu thế sẽ làm cho màu nước ao có màu nâu đen hoặc xanh đậm. Tảo Mắt có ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao, khi chúng chiếm ưu thế có thể làm tôm cá bị thiếu Oxy, gây ra hiện tượng nổi đầu, kéo đàn.

Sự xuất hiện của tảo mắt trong ao nuôi báo hiệu nền đáy ao bắt đầu nhiễm bẩn, trong nuôi thâm canh là do thức ăn dư thừa nhiều, với các mô hình ít cho ăn khi xuất hiện nhóm tảo này là do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do nền đáy đã nhiễm bẩn từ trước.

Trong điều kiện thuận lợi nhiều hữu cơ, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao. Khi tảo mắt phát triển với mật độ cao chiếm ưu thế trong ao nước sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp có màu nâu đen.

Nhận biết ao có tảo mắt:

  • Quan sát trên kính hiển vi: hình dạng của tảo mắt rất dễ nhận biết, chúng có hình thoi, có lông roi nằm ở phía đầu cơ thể đơn vào và đặc biệt là có một điểm màu đỏ trông như một con mắt.
  • Quan sát bằng mắt thường: khi tảo mắt trong ao nuôi phát triển, nước ao nuôi sẽ có xu hướng chuyển sang màu nâu đen hoặc xanh rau má.
hinh-dang-dac-trung-cua-tao-mat

Hình dạng tảo mắt khi quan sát dưới kính hiển vi
(Nguồn: tepbac)

ao-tom-xuat-hien-nhieu-tao-mat-lam-nuoc-ao-co-mau-nau-den

Tảo mắt xuất hiện làm nước ao có màu nâu đen
(Nguồn: Biogency)

Vì tảo mắt là một loài tảo gây độc cho ao tôm, do đó, sự xuất hiện của chúng tạo ra những bất lợi:

  • Tiết ra chất độc gây hoại tử gan tôm
  • Cạnh tranh oxy với tôm
  • Tảo tàn làm ô nhiễm nước ao. Chất lượng nước xấu và lượng oxy hòa tan giảm mạnh ảnh hưởng đến tôm.
  • Ngoài ra, tôm ăn phải xác tảo tàn sẽ dễ gây ra các bệnh đường ruột cho tôm, làm tôm chậm lớn và ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.

Xem thêm Tảo mắt là gì? Cách xử lý tảo mắt trong ao nuôi tôm

3.3. Tảo giáp | Tảo đỏ (Pyrrophyta)

Một trong số những loài tảo độc nguy hiểm mà không thể xem nhẹ, đó chính là tảo giáp (hay còn gọi là tảo đỏ). Loài tảo này có dạng hình sợi, có roi và tồn tại chủ yếu ở dạng đơn bào. Nhờ có hệ thống tiên mao xung quanh cơ thể mà tảo giáp di chuyển rất nhanh.

Một số loài tảo giáp thường gặp trong ao là Gymnodinium sp., Peridium sp., Ceratium sp., Protoperidinium sp., Alexandrium sp…. Nguyên nhân xuất hiện của tảo giáp thường là do:

  • Tảo giáp đã tồn tại sẵn trong nguồn nước được lấy từ nguồn cấp bên ngoài. Khi đưa vào ao nuôi, gặp điều kiện môi trường thuận lợi, tảo giáp sẽ bùng phát nhanh chóng.
  • Sự chênh lệch về hàm lượng giữa khoáng đa lượng và khoáng vi lượng, làm cho tổng hàm lượng khoáng trong ao nuôi bị mất cân bằng, đặc biệt là Phốt-pho.
  • Nền đáy ao có sự tích tụ của các nguyên tố Phốt-pho, Ni-tơ dẫn đến ao bị ô nhiễm ở mức độ cao, là điều kiện thuận lợi cho tảo giáp bùng phát.

hinh-dang-tao-giap-duoi-kinh-hien-vi

Hình dạng tảo giáp dưới kính hiển vi (Nguồn: tepbac)

Nhận biết ao có tảo giáp:

  • Quan sát trên kính hiển vi: tảo giáp có màu hơi sẫm đen, có hình giác (tứ giác, hoặc ngũ giác), giống hạt đang lơ lững, có gai và có khe ở giữa.
  • Quan sát bằng mắt thường: khi tảo xuất hiện tảo giáp trong, nước ao nuôi sẽ có xu hướng chuyển sang màu nâu đậm, thậm chí là nâu đỏ hoặc màu trà sẫm (nên nhiều người hay gọi tảo giáp là tảo đỏ) kèm theo sự chênh lệch pH giữa ngày và đêm rất lớn.

ao-tom-bi-tao-mat-thuong-co-xu-huong-chuyen-sang-mau-nau-dam-nau-do

Nước ao nuôi có tảo giáp sẽ có xu hướng chuyển sang màu nâu đậm, thậm chí là nâu đỏ (Nguồn: Biogency)

Tác hại của tảo giáp lên tôm:

  • Do đặc trưng về hình dạng của tảo giáp là chúng có gai và cơ thể khá góc cạnh, nên khi vào ruột tôm, lớp giáp (vách tế bào) cứng cáp của chúng sẽ bấm rất chặt vào thành ruột tôm, gây tắc nghẽn đường ruột và phá hủy đường ruột tôm (gây ra hiện tượng ruột đứt khúc).
  • Khi tảo tàn (tảo giáp chết), xác của chúng sẽ gây ra một lượng rất lớn khí độc NH3, kéo theo sự gia tăng của khí độc NO2 làm cho tôm bị khí độc tấn công, gây ra các hiện tượng như tôm bơi lờ đờ, bỏ ăn, rớt cục thịt, …. Đồng thời, các yếu tố này cũng làm cho sự chênh lệch về chỉ số pH giữa ngày và đêm khá lớn, làm cho tôm bị stress.
  • Khả năng hấp thụ oxy mạnh mẽ của tảo giáp làm cho tôm bị cạnh tranh oxy, dẫn tới nồng độ oxy hòa tan trong ao bị sụt giảm nghiêm trọng.
  • Tảo giáp còn gây ra hiện tượng nước ao nuôi bị phát sáng, ảnh hưởng rất lớn đến tập tính sinh hoạt của tôm.

Xem thêm Tảo giáp là gì? Cách xử lý tảo giáp trong ao nuôi tôm

4. Phương pháp xử lý các loại tảo độc (cắt tảo)

4.1. Xử lý tảo độc bằng hóa chất.

Có thể cắt tảo bằng các loại hóa chất hay nguyên vật liệu an toàn cho tôm, một số loại hóa chất và nguyên vật liệu được người nuôi áp dụng để cắt tảo, chẳng hạn như:

  • Cắt tảo bằng hóa chất diệt khuẩn như BKC hay TCCA. Lưu ý là cắt tảo bằng hóa chất thì cắt lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), ngưng chạy quạt 30 phút rồi cho chạy quạt lại.
  • Cắt tảo bằng vôi với liều lượng trong khoảng <20kg/1000m3 nước sau khi dánh vôi sử dụng kèm zeolite 20kg/1000m3. Lưu ý là cắt tảo bằng vôi vào ban đêm.
  • Cắt tảo bằng Đồng Sunfat (CuSO4).

Xử lý tảo độc bằng hóa chất có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là dễ làm sụp tảo, mất tảo nếu quá liều lượng quy định, tảo độc sẽ sớm phát triển trở lại do ao nuôi vẫn đang có rất nhiều chất dinh dưỡng dư thừa.

4.2. Xử lý tảo độc bằng các biện pháp sinh học

Phương pháp nuôi tôm kết hợp với cá rô phi cũng là một biện pháp hay để xử lý tảo độc. Tập tính của cá rô phi là chúng thường sống ở tầng đáy và tầng nước giữa. Chúng có khả năng tiêu hóa từ 30% đến 60% hàm lượng đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo độc, giúp ổn định môi trường nước nuôi tôm.

Bên cạnh đó, người nuôi cần kiểm soát lượng thức ăn cho tôm, tránh để tình trạng dư thừa thức ăn. Các khảo sát khoa học đã chỉ ra rằng, chính lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc bùng phát các loài tảo độc.

Ngoài ra, xử lý tảo bằng vi sinh vật có lợi (men vi sinh) kết hợp với Enzyme đang là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay. Việc cắt tảo bằng chế phẩm sinh học (men vi sinh kết hợp với enzyme) vừa có tác dụng xử lý tảo độc mạnh mẽ, vừa bổ sung các nguồn vi sinh có lợi, giúp ổn định môi trường nước và hạn chế các tác động lên tôm.

Cắt tảo ban đêm hay ban ngày?

Nếu cắt tảo bằng biện pháp sinh học, dùng chế phẩm sinh học là vi sinh có lợi kết hợp với enzyme thì phải cắt tảo bằng ban đêm. Cơ chế cắt tảo bằng chế phẩm sinh học chính là bổ sung một lượng lớn vi sinh vật có lợi, kết hợp với enzyme vào ao nuôi để chúng sinh sôi nảy nở và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc, từ đó giảm nguồn dinh dưỡng của tảo độc, làm cho chúng suy yếu và từ đó mất hết khả năng gây hại cho tôm.

nen-cat-tao-vao-ban-den

Nên cắt tảo vào chiều tối, khi trời tắt nắng, để đạt được hiệu quả cao nhất

Cơ chế cắt tảo mắt bằng chế phẩm sinh học được mô tả như sau:

  • Enzyme sẽ giúp cắt nhỏ các loại nhầy nhớt cũng như các tế bào tảo để vi sinh có lợi có thể xử lý dễ dàng. Các loại enzyme thường dùng sẽ là: Enzyme Xylanase, Enzyme Beta Glucanase, Enzyme Amylase, Enzyme Protease, Enzyme Phytase, Enzyme Cellulase hoặc All.Zyme | Enzyme tổng hợp siêu đậm đặc – Tất cả Enzyme trong một chế phẩm
  • Các chủng vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng, cạnh tranh, chiếm đoạt và sử dụng hết nguồn dinh dưỡng có trong ao, làm cho tảo bị suy yếu.
  • Một trong những yếu tố dinh dưỡng bị cạnh tranh khủng khiếp nhất là Oxy. Tảo là thực vật, theo cơ chế quang hợp thì vào ban đêm, chúng rất cần oxy để sống. Tuy nhiên, khả năng và tốc độ sử dụng oxy của vi sinh vật có lợi cũng rất mạnh mẽ, kèm với số lượng áp đảo, vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm đoạt và sử dụng hết nguồn oxy của tảo.
  • Sau khi tảo chết, xác tảo tàn sẽ lơ lửng và lắng tụ dưới đáy ao, cũng chính các vi sinh vật có lợi này sẽ xử lý luôn các loại xác tảo và mùn bã hữu cơ này, biến chúng thành nguồn dinh dưỡng cho chính vi sinh vật có lợi phát triển.
  • Các chủng vi sinh vật có lợi sinh sản nhanh chóng đồng thời có khả năng áp chế tảo mạnh mẽ là hai chủng vi sinh: BacillusRhodobacter.
truc-khuan-bacillus-sp-men-xu-ly-nuoc-2-thanh-phan

Trực khuẩn Bacillus sp.

vi-khuan-quang-hop-rhodobacter-men-thoi-2-thanh-phan

Vi sinh quang dưỡng Rhodobacter

Bacillus Subtilis và Rhodobacter là những dòng vi sinh mạnh mẽ chuyên xử lý tảo hại

Vậy vi sinh vật có lợi có sử dụng hết oxy của tôm hay không?

Câu trả lời là rất khó. Theo thứ tự thì khả năng sử dụng oxy của tôm sẽ mạnh hơn của vi sinh và khả năng sử dụng oxy của vi sinh sẽ mạnh hơn của tảo. Nhưng do số lượng vi sinh trong ao rất lớn và liên tục gia tăng, cho nên vẫn cần cấp thêm oxy vào ao nuôi để tránh tình trạng tôm bị thiếu hụt oxy.

Đó chính là lý do mà nếu cắt tảo bằng chế phẩm sinh học, chúng ta nên cắt tảo vào ban đêm và bổ sung oxy (chạy quạt liên tục) trong quá trình cắt tảo. Đồng thời kết hợp với việc vớt xác tảo tàn, váng bọt, nhầy nhớt để tránh tình trạng ao bị ô nhiễm sau khi xử lý tảo.

Trước và sau khi cắt tảo, nên cho tôm ăn Lactacin | Men tiêu hóa siêu chất lượng – Khắc tinh của bệnh phân trắng để giúp tôm có sức đề kháng, ổn định hệ vi sinh đường ruột.

Đồng thời có thể trộn cho ăn kết hợp với tạt Bac.Yu | Chế phẩm kết hợp Bacillus sp. và Yucca SchidigeraAll.Zyme | Enzyme tổng hợp siêu đậm đặc để tránh cho tôm bị các chùng Vibrio spp. cơ hội tấn công.

lactacin-men-tieu-hoa-tri-phan-trang

LACTACIN

bac-yu-che-pham-ket-hop-bacillus-sp-va-yucca-schidigera

Bac.Yu

allzyme-enzyme-tong-hop-sieu-dam-dac

All.Zyme


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay