Vi sinh dạng lỏng là gì? Vi sinh dạng bột là gì? Vi sinh dạng lỏng và vi sinh dạng bột có gì khác nhau về cấu tạo và chức năng?
1. Vi sinh dạng lỏng và vi sinh dạng bột có gì khác nhau?
Nếu là một người nuôi thủy sản thực thụ chắc chắn sẽ biết và có sử dụng đến những sản phẩm men vi sinh. Để chăm sóc tôm cá khỏe mạnh, phát triển tốt, men vi sinh là chế phẩm hỗ trợ không thể thiếu. Nó được coi như là bảo bối giúp người nuôi giải quyết những vấn đề gặp phải khi nuôi thủy sản nói chung.
Chính vì thế men vi sinh được sản xuất và chế tạo thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trên thị trường. Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau men vi sinh được chia thành nhiều dạng khác nhau. Và nếu xét về cấu tạo men vi sinh được chia thành hai dạng là men vi sinh dạng lỏng và men vi sinh dạng bột.
Tuy là hai dạng cơ bản của men vi sinh nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều người nuôi chưa thể phân biệt được hai loại men vi sinh này. Hay nói rõ hơn họ không hiểu thực chất hai loại sản phẩm này có chức năng và công dụng như thế nào? Chúng được sử dụng trong trường hợp nào? Và hai loại sản phẩm này có gì khác biệt nhau hay không? Để giải đáp được vấn đề trên cùng tìm hiểu thông qua những thông tin được cung cấp ngay dưới đây.
2. Định nghĩa về vi sinh dạng lỏng và vi sinh dạng bột
Cả hai loại vi sinh trên đều là các chế phẩm sinh học bổ trợ cho thủy sản. Trong men vi sinh đều có chứa lợi khuẩn có ích cho môi trường. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất của hai loại sản phẩm trên là về cấu tạo. Một loại sản phẩm có cấu tạo và được điều chế dưới dạng lỏng. Một loại sản phẩm được điều chế và chế tạo dưới dạng bột.
Vi sinh Bacillus Subtilis dạng bột
Sự khác nhau về cấu tạo sản phẩm này được sinh ra để thực hiện những mục đích nhất định của nhà sản xuất. Dựa theo nghiên cứu về nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, nhà sản xuất sẽ hình thành nên những định hướng phát triển sản phẩm. Từ đó họ sẽ nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm thành nhiều loại khác nhau.
Xem thêm Người chơi thủy sản nên dùng men vi sinh dạng bột hay dạng lỏng?
Đa số các dòng men vi sinh đều được chế tạo dưới dạng lỏng. Và men vi sinh dạng lỏng cũng được người tiêu dùng thị trường ưa chuộng hơn. Thế nhưng do sự bất tiện trong bảo quản và cách sử dụng nên những nhà chế tạo, sản xuất men vi sinh đã cho ra loại men vi sinh được điều chế dưới dạng bột.
Vi sinh PSB dạng dung dịch
Men vi sinh dạng bột đem lại hiệu quả tương đương so với những loại men vi sinh dạng lỏng. Hơn thế nữa bảo quản những sản phẩm men vi sinh dạng bột cũng tốt hơn so với các men vi sinh được điều chế dưới dạng lỏng. Vì thế tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng có thể chọn loại men vi sinh phù hợp.
3. Công dụng của men vi sinh dạng lỏng và men vi sinh dạng bột
Nếu xét về cùng một dòng sản phẩm với cùng một công thức chế tạo chỉ khác nhau về cấu tạo, chức năng và công dụng của men vi sinh dạng bột lẫn dạng lỏng đều giống nhau. Vì sự khác biệt cơ bản của hai loại men vi sinh này là cấu tạo.
Và sự khác biệt đó chỉ phục vụ cho những nhu cầu sử dụng khác nhau cũng như tiện ích khi sử dụng. Cho nên xét về công dụng cả hai loại sản phẩm trên đều cho công dụng với môi trường và sức khỏe thủy sản như nhau.
Cụ thể với một sản phẩm men vi sinh hỗ trợ môi trường nhất định, dù được chế tạo dưới dạng lỏng hay dạng bột đều thực hiện những chức năng và đem lại hiệu quả như nhau.Vì thế nên mọi người cũng không cần thắc mắc về hiệu quả sử dụng với từng loại sản phẩm trên.
Sở dĩ men vi sinh dạng lỏng được sử dụng nhiều hơn men vi sinh dạng bột vì đây là sản phẩm truyền thống hay dạng sản phẩm cơ bản của men vi sinh. Vì men vi sinh ban đầu đã được chế tạo dưới dạng lỏng nên người tiêu dùng sẽ có thói quen sử dụng những sản phẩm quen thuộc và truyền thống hơn.
Cùng với đó là sự khác biệt không lớn giữa vi sinh dạng lỏng và vi sinh dạng bột nên mô hình chung theo cảm tính người tiêu dùng có xu hướng sử dụng men vi sinh dạng nước nhiều hơn men vi sinh dạng bột.
4. So sánh chi tiết men vi sinh dạng lỏng và men vi sinh dạng bột
Hạng mục so sánh | Men vi sinh dạng lỏng | Men vi sinh dạng bột |
Về mật độ vi sinh | 3×107 CFU/mL Trung bình, mỗi ml men vi sinh dạng lỏng chứa mật độ vi sinh vật khoảng 3×107 CFU/mL. Nhìn chung, men vi sinh dạng lỏng có mật độ vi sinh vật thấp hơn men vi sinh dạng bột. |
5×109 CFU/g Trung bình, mỗi gram men vi sinh dạng bột chứa mật độ vi sinh vật khoảng 5×109 CFU/mL. Nhìn chung, men vi sinh dạng bột có mật độ vi sinh vật cao hơn men vi sinh dạng lỏng. |
Về khả năng sống của vi sinh khi đưa vào ao nuôi | Tối đa 99% Khi tạt men vi sinh dạng lỏng xuống ao nuôi, khả năng sống của các chủng vi sinh vật có thể đạt đến 99% vì các chủng vi sinh vật được bảo quản ở dạng lỏng – là dạng nguyên thủy của chúng khi được sản xuất ra, do đó sẽ ít thất thoát vi sinh hơn. |
Tối đa 80% Khi tạt men vi sinh dạng bột xuống ao nuôi, khả năng sống của các chủng vi sinh vật thường chỉ đạt tối đa đến 80% vì sau quá trình sản xuất, chúng đã phải trải qua quá trình sấy khô, chuyển thành dạng bột để bảo quản, do đó một lượng vi sinh vật yếu sẽ không còn khả năng sống sót sau quá trình này. |
Về thời gian kích hoạt | 20 – 30 phút Men vi sinh dạng lỏng thường sẽ có thời gian kích hoạt nhanh hơn, vi sinh có thể kích hoạt ngay khi cho vào nước thải trong 30 phút, cứ 30 phút vi sinh sẽ tiến hành nhân đôi một lần. |
30 – 60 phút Men vi sinh dạng bột thường sẽ phải mất thêm thời gian ngâm ủ, hòa tan trong nước khoảng 30 phút – 60 phút để có thể kích hoạt, sau đó mới tiến hành nhân đôi. |
Về cách sử dụng | Khi sử dụng men vi sinh dạng lỏng, chỉ cần lắc đều và tạt trực tiếp xuống ao nuôi. Nhìn chung, sử dụng men vi sinh dạng lỏng đơn giản hơn. |
Khi sử dụng men vi sinh dạng bột, cần hòa tan vi sinh vào nước, khuấy đều, chờ khoảng từ 30 phút đến 01 giờ để vi sinh kích hoạt, sau đó mới tạt xuống ao. Nhìn chung, sử dụng men vi sinh dạng bột phức tạp hơn. |
Về vận chuyển và bảo quản | Men vi sinh dạng lỏng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản khắt khe hơn, thường là từ 10°C – 40°C. Vận chuyển men vi sinh dạng lỏng cũng khó khăn hơn do chúng được bảo quản trong các chai/thùng bằng nhựa => dễ xảy ra rơi bể trong quá trình vận chuyển. |
Men vi sinh dạng bột vận chuyển và bảo quản nhìn chung là dễ dàng hơn so với men vi sinh dạng lỏng. |
Về thời hạn sử dụng | Khi được bảo quản đúng cách, thời hạn sử dụng của men vi sinh dạng lỏng thời sẽ là 2 năm. Tuy nhiên, men vi sinh dạng lỏng bị giới hạn về thời gian sử dụng sau khi mở nắp để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối đa của các chủng vi sinh vật, thường là 6 tháng sau khi mở seal niêm phong. |
Thời hạn sử dụng của men vi sinh dạng bột cũng thường là 2 năm và không có giới hạn về thời gian sử dụng sau khi mở sản phẩm. |
Về chi phí | Chi phí để sản xuất ra các chai/thùng nhựa để bảo quản men vi sinh dạng lỏng và chi phí để duy trì được các chủng vi sinh sống là khá cao, do đó thông thường men vi sinh dạng lỏng sẽ có giá cao hơn. | Men vi sinh dạng bột thường sẽ có giá thấp hơn do ít tốn chi phí trong việc sản xuất vật liệu bảo quản và chi phí chuyển sang dạng vi sinh bột cũng tương đối thấp hơn. |
Nếu chỉ so sánh về đặc tính của sản phẩm, có thể thấy rằng men vi sinh dạng bột sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn so với men vi sinh dạng bột. Nhưng vì sao người nuôi ngày nay lại ưu tiên sử dụng men vi sinh dạng lỏng hơn?
Lý do là vì men vi sinh dạng lỏng tuy chỉ chứa một vài ưu thế, nhưng chúng lại có tính quyết định đến hiệu quả/hiệu suất xử lý chất ô nhiễm và chi phí đầu tư lâu dài. Cụ thể là:
Thứ nhất, khả năng sống của các chủng vi sinh vật và thời gian kích hoạt quyết định đến hiệu quả/hiệu suất xử lý chất ô nhiễm: Điều này men vi sinh dạng lỏng chiếm ưu thế hơn so với men vi sinh dạng bột. Hiệu quả khi sử dụng men vi sinh dạng lỏng được người nuôi đánh giá cao hơn so với men vi sinh dạng bột.
Thứ hai, vi sinh vật được bảo quản ở dạng nguyên thủy, đảm bảo khả năng xử lý chất ô nhiễm vượt trội hơn: Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi hệ thống ao nuôi đang muốn xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ, Amonia.
Hiện nay, trên thị trường có hai chủng vi sinh vật dùng trong xử lý Nitơ, Amonia hiệu quả nhất là Nitrosomonas spp. và Nitrobacter spp.. Sự kết hợp của 2 chủng này có khả năng chuyển hóa Amoni (NH4+) về dạng Nitrat (NO3–) – giai đoạn của quá trình Nitrat hóa, điều mà nhiều chủng vi sinh vật khác không làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả bằng.
Điểm đặc biệt của 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter là chúng rất khó để phân lập, nuôi cấy và bảo quản do không ở dạng bào tử, và càng khó khăn hơn khi không thể chuyển chúng sang dạng khô hoặc bột để bảo quản, nếu chuyển sang dạng bột Nitrosomonas và Nitrobacter sẽ bị mất khả năng hoạt động, khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải sẽ không có khả năng xử lý Amoni, Nitrit.
Thứ ba, về lâu dài men vi sinh dạng lỏng ít tốn chi phí hơn do liều dùng duy trì thấp: Mặc dù có chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng vì chứa các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh, khả năng sống cao và hiệu quả xử lý chất ô nhiễm tốt, do đó liều dùng để duy trì cho các chỉ tiêu của nước thải luôn đạt chuẩn là khá thấp, giúp tối ưu hơn chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Kết luận, để đánh giá và lựa chọn dòng men vi sinh dạng lỏng hay dạng bột sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải của mình, bạn cần quan tâm đến các yếu tố:
- Loại chỉ tiêu ô nhiễm bạn đang muốn xử lý là gì?
- Thời gian mong muốn để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm là bao lâu?
- Giới hạn khoảng chi phí đầu tư cho phép.
- Và một số yếu tố khác liên quan đến nội tại của người nuôi.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản
- Cơ chế làm giảm khí độc của vi sinh Nitrosomonas spp. và Nitrobacter spp. trong ao nuôi
- Vi sinh PSB – Giải pháp hiệu quả cho hồ cá cảnh của bạn
- Tảo mắt (Euglenophyta) là gì? Cách xử lý tảo mắt trong ao nuôi tôm
- Sản phẩm mới ra mắt nhà Koika có gì đặc biệt?
- Kiến thức thủy sinh cho người mới tập chơi | Phần 4: Ánh sáng