Kiến thức thủy sinh cho người mới tập chơi | Phần 4: Ánh sáng

kien-thuc-thuy-sinh-cho-nguoi-moi-tap-choi-phan-4-anh-sang

Seri bài viết chia sẻ kiến thức thủy sinh dành cho người mới tập chơi.

Chơi thủy sinh phải bắt đầu từ đâu?

Đây là những thứ phải có và không thể thiếu :

  • Hồ | Bể trồng cây thủy sinh
  • Nền trồng cây thủy sinh.
  • Dinh dưỡng (hay phân bón) với liều lượng vừa đủ để cung cấp cho cây.
  • Ánh sáng.
  • Hệ thống lọc nước.
  • Tính chất của nước thích hợp cho cây.
  • Liều lượng O2 và CO2.

Tổng hợp seri bài viết chia sẻ kiến thức thủy sinh dành cho người mới tập chơi:

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng thứ, để các bạn mới có thể hiểu rõ hơn, cách làm hoàn thiện 1 bể thủy sinh là như thế nào nhé.


Ánh sáng hồ thủy sinh ảnh hưởng đến mọi thứ: Nó thể có tăng màu sắc thực vật, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng và kiểm soát rêu hại. Chúng ta cần xác định cường độ cũng như quang phổ đèn phù hợp và loại bỏ bớt những thuật ngữ khoa học xung quanh vấn đề này.

1. Hiểu rõ hơn về ánh sáng đèn thủy sinh

Không có một chủ đề nào chứa nhiều thông tin sai lệch và như ánh sáng bể thủy sinh/bể cá. Chúng ta lấy ví dụ có ý tưởng rằng 6500 Kelvin là phổ” lý tưởng”. Thế nhưng tác giả có thể trồng tốt ở mức 3600/4300k và 12000K ( ảnh minh họa).

anh-sang-den-thuy-tinh

Ánh sáng đèn thủy sinh

Như vậy KELVIN không phải yếu tốt quyết định ánh sáng có phù hợp để trồng cây hay không. Nó đơn giản là đo màu sắc thị giác của ánh sáng đến mắt người quan sát.

Tuy nhiên các nhà sản xuất đèn khẳng định rằng 6500K giống như ánh sáng ban ngày và gắn mác “toàn phổ” cho ánh sáng, cả 2 luận điểm này đều không quan trọng cho trong việc chọn đèn.

Các thuật ngữ “Full dải quảng phổ/ Toàn phổ/ Full spectrum” – như một thuật ngữ “ tiếp thị” không liên quan đến việc cây phát triển tốt như thế nào. Bất kì ánh sáng trắng nào cũng có thể được dán nhãn toàn phổ vì tất cả các ánh sáng màu trắng đều chứa các bước song ánh sáng RGB ( đỏ, lục, lam) theo mặc định.

Hơn nữa, người ta cũng có thể trồng cây dễ dàng mà không cần ánh sáng quang phổ đầy đủ.

trong-cay-tren-tram-vu-tru

Hình ảnh trồng cây trên trạm vũ trụ

Nhiều năm trước anh em thủy sinh VN chỉ có thể dùng bóng đèn t8 dân dụng hoặc jebo, osram, NEC… và nếu cao tay lắm cũng chỉ dùng cỡ 1 wat t8 này cho mỗi 1 lít hồ, nhưng đa số dùng cỡ 0.3 – 0.5 w cho hồ rêu lẫn cây (rong).

Vì ánh sáng yếu nên thời đó đa số các hồ cần rất ít dinh dưỡng và co2, và rêu hại ít bùng phát hơn bây giờ. Trân Châu Ngọc Trai thời đó rất dễ chơi vì ít khi bị rêu hại bám lá, chỉ cần ít co2 và thay nước thường xuyên là bò full hồ dễ dàng, những cây khác cũng đỡ bị rêu hại.

Nhưng rồi bóng đèn t5 rồi t5HO, rồi LED trở lên phổ biến và rẻ hơn, anh em thì lại thích sáng cho mắt mình ngắm nhưng lại quên mất rằng ánh sáng luôn đi kèm với dinh dưỡng, CO2 và chăm sóc hồ nên rêu hại trở nên phổ biến hơn rất nhiều.

Cây thì luôn ở tình trạng thiếu chất vì dinh dưỡng tan trong nước không kịp, hoặc nhiều loại rêu, dương xỉ và cây vốn không thích sáng lại phải hứng chịu 1 lượng lớn ánh sáng hàng ngày.

Mình dám khẳng định chắc chắn với các bạn là đa số cây thủy sinh sống tốt và khỏe với ánh sáng trung bình, những cây thảm tiền cảnh như Trân Châu Cuba, Trân Châu Nhật, Ngọc Trai… chỉ cần 1 lượng ánh sáng tương đương 0,5 wat T8 / lit hoặc cỡ 0.3 wat T5Ho / lít.

Vậy 1 hồ 60x40x40 chỉ cần 2 bóng t8 jebo là đủ, nhưng tất nhiên nó sẽ bò chậm hơn những hồ ánh sáng cao. Nếu cây bạn bị ngóc đầu cao thì hãy xem lại về CO2 và dòng chảy.

Vậy thì bao nhiêu ánh sáng là đủ?

2. Các yếu tố quan trọng để chọn đèn thủy sinh

2.1. Cường độ sáng – được đo bằng UMols PAR

PAR (Phóng xạ hoạt động quang hợp) là thước đo chính xác nhất về “ cường độ sáng/ sức mạnh” của ánh sáng với sự phát triển của thực vật – vì nó đo trực tiếp lượng sáng có sẵn cho quang hợp thực vật. Tham khảo cách tính PAR ở trang sau: rotalabutterfly.com

Lumens và Watts chỉ là cách tính ánh sáng lỗi thời và không chính xác. Ánh sáng phải tạo ra đủ PAR tới độ bề mặt lớp nền dưới đáy bể.

do-anh-sang-thuy-tinh

Đo ánh sáng bằng máy đo chuyên dụng

Các Hướng dẫn được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng thủy sinh như sau:

20 đến 30 umols – Ánh sáng yếu Thích hợp cho các cây thủy sinh trồng sấp bóng như – ráy, Dương xỉ java, tiêu thảo và rêu. Nếu bể bạn chơi các loại cây kể trên thì ánh sáng yếu giúp bể đỡ rêu hại hơn, tốc độ tăng trưởng chậm hơn và bảo trì tổng thể ít hơn.
~50 umols – Ánh sáng trung bình Với lượng CO2 tốt bạn có thể trồng bất kì loại cây nào được bán trên thị trường. Nhưng có thể sẽ không tạo ra được màu sắc bắt mắt nhất với cây có màu ( ví dụ cây đỏ) – rất tốt cho cây thảm, cây nền – hầu hết các loại cây nền phát triển tốt với ánh sáng trung bình.
90+ umols – Ánh sáng cao Tốt cho cây thủy sinh màu đỏ/ cây có màu. Cường độ sáng cao sẽ mang lại màu sắc rực rỡ hơn. Cho phép mật độ nuôi trồng cây cao hơn và hiệu ứng tự đổ bóng – tuy nhiên đòi hỏi phải kiểm soát tốt độ sạch của bể và sức khỏe của cây để tránh cách vấn đề rêu hại.

Sử dụng máy đo cho thấy bể thủy sinh này có 128 umols PAR. Các khu vực được tô bóng sẽ đo các giá trị thấp hơn. Các nhà sản xuất đèn thủy sinh thường sản xuất các bản nâng cấp để cho thấy lượng ánh sáng được tạo ra bởi một đơn vị ánh sáng ở độ sâu nước nhất định.

Bạn sẽ nhận được bao nhiêu PAR nếu có 8 đèn x 39w lên một bể 90x45x45 cm? Sẽ có khoảng hơn 200 điểm bằng các phép đo mét cải cách hành chính. Hầu hết các bể thủy sinh 90x45x45cm sẽ phát triển tốt với 1/2 số lượng ống T5 mà tôi đang sử dụng, 4 x 39w sẽ được dự kiến ​​sẽ cung cấp khoảng hơn 100 um PAR.

Nhược điểm của ánh sáng mạnh:

Đó là tăng cơ hội kích hoạt sự phát triển của rêu hại – điều này là thử thách lớn nhất với người bắt đầu chơi, và cách thông minh nhất là sử dụng ánh sáng yếu hơn và các loại cây cần sáng thấp ( cây sống trong bóng đổ).

be-thuy-tinh-len-reu-xanh

Bể thủy sinh lên rêu xanh

2.2. Quang phổ màu sắc

Mục tiêu cần đạt đến là quang phổ cân bằng với sự nhấn mạnh vào màu đỏ và màu xanh lam ( RED & BLUES) – cách chính xác là nhìn vào biểu đồ quang phổ ( nếu có được nhà sản xuất cung cấp) nếu chỉ dựa vào Kelvin thì điều này thật sự tào lao. Phổ hoạt động tốt nhất là màu đỏ ( red) và xanh lam ( blues) đậm hơn – cải thiện độ tương phản của các và cây – kích thích cây màu đỏ khoe màu tốt hơn.

quang-pho-mau-sac

Lưu ý: Không nên sử dụng 1 thanh led đơn sắc trắng do thiếu phổ diots

Điều cuối cùng yếu tố quyết định chính là quang phổ phải làm hài lòng người chủ sở hữu bể khi ngắm. Bể cá/cây là nghệ thuật về thích giác và thể hiện màu sắc sao cho thẩm mỹ là điều cần thiết – để làm được điều này – đơn giản là GG search trực quan chiếc đèn mà bạn định mua.

bieu-do-mo-ta-quang-pho-mau-sac

Biểu đồ mô tả quang phổ màu sắc

Sự giao thoa 2 màu đỏ và lam – R&B – sẽ tạo ra màu tím ( Purple) đây là lí do khi trồng cây đỏ/ bucep dưới đèn có khả năng tạo quang phổ này đạt cực đại lớn sẽ rực rỡ hơn với những đèn có cực đại R & B thấp hơn.

2.3. Độ lan tỏa

Điều quan trọng là sự phân bổ ánh sáng phải phù hợp với kích thích của bể. Do vậy tùy vào bố cục/ hardscape mà bạn có thể bố trí 1 – đến nhiều thanh led hay nhiều dãy bóng T5HO có khả năng cung cấp PAR tới mọi góc trong bể – không tạo quá nhiều bóng đổ để có một chiếc bể sinh động nhất.

do-lan-toa-anh-sang

Độ lan tỏa ánh sáng

3. Cách chọn đèn cho bể thủy sinh

3.1. Những loại đèn thông dụng

Bóng neon: hiện nay thông dụng là bóng T8, một số bạn đang chuyển qua bóng T5 (T5; T8 là đường kính trong của bóng đèn).

Metal: thường dùng cho những vùng khí hậu lạnh (vì nhiệt tỏa ra cao làm nóng nước hồ), bù lại dùng bóng Metal sẽ có độ xuyến thấu cao, nhìn hồ lung linh và giúp cho những cây trồng trong hồ có chiều sâu nhận được ánh sáng. Thêm một điều hạn chế của bóng Metal là chúng tiêu thụ điện năng nhiều.

Bóng LED: còn khá mới mẻ trong giới thủy sinh bởi giá thành cũng như công nghệ chưa phổ biến.

Ngoài ra còn bóng halogen …. nhưng ít được sử dụng.

3.2. Những hiệu đèn thông dụng tại Việt Nam

Một số thương hiệu đèn thông dụng tại Việt Nam:

  • Jebo: thường là bóng neon rất quen thuộc với các bạn chơi thủy sinh, giá phải chăng và hiệu quả cao.
  • Osram: hiện nay ít người còn sử dụng hiệu này
  • Nec: tốt cho cây màu đỏ
  • Sobo: hiện nay các tiệm thủy sinh bán khá nhiều nhãn hiệu này.
  • Tiết kiệm thì có bóng Việt Nam: Philip, Điện Quang, Rạng Đông
  • Mình đang sử dụng bóng T5 hiệu BANNER, khá tốt cho cây cắt cắm và cây dạng bụi.
  • Ngoài ra còn mộ số hiệu: Sylvia…… (các bạn bổ sung giúp)

3.3. Những thông số khi mua đèn cho hồ thủy sinh

Độ Kalvin(K): thông thường từ 5000k-10000k phù hợp cho hồ thủy sinh. Độ K thấp thì thường nghiêng về màu vàng, K cao thì ánh sáng trắng.

Watt: không có công thức chính xác cho từng hồ vì còn phụ thuộc chiều cao hồ, loại rong rêu, mật độ rong rêu có trong hồ… Nhưng chung nhất với những loại bóng đèn thế hệ cũ là T10 hay T12(vì khả năng phát quang của những bóng ngày nay T8, T5 … cao hơn nhiều) thì 1W/ 1lit nước

Ngoài ra còn có Lumen: đơn vị quang thông, Lux: 1lux=1lumen/1mvuông, ….

3.4. Thời gian chiếu sáng

Từ 8-10h/ngày, có thể tăng 12h/ngày. Có thể chiếu sáng liên tục hay ngắt quãng tùy tình hình và sở thích mỗi người.

Vài lưu ý thêm:

  • Khi không đủ lượng đèn yêu cầu thì không nên kéo dài thời gian chiếu sáng vì việc này sẽ khuyến khích rêu hại phát triển.
  • Sau thời gian sử dụng >6 tháng, nếu có điều kiện nên thay bóng mới.
  • Không nên thường xuyên thay đổi thời gian chiếu sáng, vì điều đó làm thay đổi đồng hồ sinh học của rong rêu, cây sẽ yếu ớt và khó phát triển đẹp.

Hiện tại, 2 loại đèn thông dụng nhất ợ thị trường thủy sinh là đèn T8 và đèn T5, đây là 2 loại đèn có độ K cao và phù hợp với bể thủy sinh, một số bạn cứ nói, tôi thấy bể tôi đã đủ sáng, không cần thay bóng đèn, xin thưa rằng đó là ánh sáng đủ để các bạn nhìn thấy cây, chứ để cây quang hợp được thì xin thưa là không quang hợp được.

Ánh sáng trong hồ thủy sinh là để cây quang hợp chứ không phải để các bạn ngắm cây, cho nên đèn cần có độ sáng thích hợp và đủ mạnh.

Trong hồ thủy sinh không bao giờ có khái niệm dư sáng, mà chỉ có khái niệm thiếu sáng, vì cây sống dưới ánh sáng mặt trời, không có 1 loại đèn có thể thay thế hoàn toàn ánh sáng mặt trời, nên khái niệm dư đèn trong hồ thủy sinh là của những người chơi không chuyên và thiếu kinh nghiệm thực tế trầm trọng.

Vì thế, khi chọn đèn cho bể thủy sinh, các bạn nên được sự tư vấn từ những người chơi thủy sinh lâu năm, vì họ biết rằng loại đèn nào tốt, và phù hợp với kinh tế của các bạn nhất.

Đối với các bể lớn thì cần sài đèn T5, vì ánh sáng mạnh, độ xuyên thấu cao, còn đèn T8 chỉ thích hợp cho các bể nhỏ. Kinh nghiệm thực thế của mình thì đối với 1 hồ 90x40x45cm thì cần 2 máng đèn T5 để cây có thể phát triển khỏe mạnh.

Chúng ta đều biết rằng cây sử dụng ánh sáng để quang hợp – một quá trình sống còn cho phép chúng tạo ra năng lượng (tức thức ăn) dự trữ cho chính mình. Nếu không đủ ánh sáng, quá trình quang hợp sẽ bị ảnh hưởng và sức khỏe của cây bị suy giảm.

Việc cung cấp nguồn sáng đầy đủ, kết hợp với những điều kiện thích hợp về môi trường, sẽ đảm bảo rằng cây có thể quang hợp ở mức độ tối ưu và phát triển mạnh khỏe. Thông thường, đa số hồ cảnh chỉ có một bóng đèn huỳnh quang, nhưng không may, điều này chưa đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng đối với nhiều loài cây thủy sinh.

Nhìn chung, việc chiếu sáng phù hợp là một vấn đề mà rất nhiều cây thủy sinh cần đến. Để cung cấp một nguồn chiếu sáng phù hợp, điều quan trọng là phải hiểu làm thế nào mà cây thủy sinh hấp thu ánh sáng ngoài tự nhiên và nguồn sáng chất lượng bao gồm những gì.

3.5. Các thành phần của ánh sáng

Ánh sáng khả kiến chỉ chiếm một vùng nhỏ trong quang phổ trường điện từ, bao gồm sóng vô tuyến, vi sóng và tia X. Ánh sáng trắng bao gồm những bước sóng khác nhau, mỗi bước sóng tương ứng với một màu nhất định.

Điều này được thể hiện qua màu sắc của cầu vồng, vốn được tạo ra nhờ hơi nước phân tách ánh sánh mặt trời thành nhiều bước sóng khác nhau và do đó, tạo ra các màu sắc khác nhau.

Bước sóng ánh sáng thường được đo bằng nano mét (nm) – tức một phần tỷ của mét. Ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được có tầm từ 380 đến 700 nm và được gọi là phổ ánh sáng khả kiến. Ở đầu sóng “ngắn” của phổ ánh sáng khả kiến là tia cực tím (UV) với bước sóng từ 300 đến 350 nm và ở đầu sóng “dài” là tia hồng ngoại (700-750 nm).

Các nguồn sáng khác nhau tạo ra các phổ ánh sáng khác nhau tùy vào bước sóng cực đại phát ra. Lấy ví dụ, nguồn sáng xanh dương tạo ra nhiều ánh sáng ở đầu sóng ngắn (400-500 nm) của phổ ánh sáng, trong khi nguồn sáng đỏ lại tạo ra nhiều ánh sáng ở đầu sóng dài (650-700 nm) của phổ ánh sáng.

Nhiều cây thủy sinh cần chiếu sáng mạnh mặc dù chỉ một phần nhỏ ánh sáng được hấp thu trong quá trình quang hợp. Những vùng xanh dương và đỏ trong quang phổ là hữu dụng nhất.

Màu của các vật thể mà chúng ta nhìn thấy chính là màu của ánh sáng phản xạ từ các vật thể đó; những màu còn lại trong phổ bị hấp thu hết. Đấy là lý do tại sao nước biển lại có màu xanh dương – bởi vì màu xanh dương chứa nhiều năng lượng và ít bị nước hấp thu.

Cây chỉ hấp thu một phần ánh sáng mà chúng nhận được, tập trung vào một dải đặc biệt trên phổ ánh sáng và chỉ sử dụng những bước sóng nhất định, thường là những bước sóng sẵn có nhất. Khi ánh sáng chiếu qua nước, cường độ của nó bị suy giảm nhưng một số vùng của quang phổ lại xuyên qua một cách dễ dàng hơn.

Bước sóng ngắn chứa nhiều “năng lượng” hơn là bước sóng dài và sóng càng mạnh thì càng đi xuyên qua nước một cách nhanh chóng. Sóng ít năng lượng hơn đi xuyên qua nước chậm hơn và nhanh chóng bị hấp thu, vì vậy chúng không có nhiều ý nghĩa đối với cây thủy sinh ở một độ sâu nhất định.

Ánh sáng năng lượng cao với các bước sóng ngắn (xanh dương và cực tím) không hề bị hấp thu một cách nhanh chóng, vì vậy cây thường nhận được nhiều ánh sáng xanh dương hơn là đỏ.

Sắc tố quang hợp, tức diệp lục tố, được đa số cây dùng để quang hợp, chủ yếu “hút” ánh sáng xanh dương và đỏ, mặc dù ánh sáng đỏ ở tầm 650-675 nm được hấp thu một cách hiệu quả nhất. Ánh sáng xanh dương được hấp thu ở mức độ tương đương với ánh sáng đỏ đơn giản bởi vì nó luôn sẵn có và dồi dào trong ánh sáng mặt trời, và đi xuyên qua nước dễ dàng hơn.

Trong hồ thủy sinh, nguồn sáng nhân tạo lý tưởng nên cực đại ở vùng đỏ của quang phổ mặc dù nó có thể khiến cảnh quan trông không được như ý. Nguồn sáng nhân tạo với phổ ánh sáng đỏ và xanh dương mạnh thường dễ chịu hơn đối với mắt người mà vẫn cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây.

Nên nhớ rằng nguồn sáng xanh dương mạnh cũng kích thích sự phát triển của tảo, vì vậy hãy điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa nguồn sáng đỏ và xanh dương.

Bóng đèn huỳnh quang phát sáng theo mọi hướng. Tấm phản xạ có thể hướng ánh sáng chiếu vào hồ và cải thiện cường độ chiếu sáng một cách đáng kể. Các tấm phản xạ được làm bằng nhựa dẻo tráng thủy hay nhôm bóng.

Chiếu sáng không thích hợp là một nguyên nhân khiến tảo bùng phát trong hồ thủy sinh. Việc điều chỉnh cường độ và thời lượng chiếu sáng có thể giải quyết những vấn đề thông thường do tảo gây ra.

3.6. Sự phản xạ

Màu của lá cây cung cấp một bằng chứng quan trọng về nhu cầu chiếu sáng của chúng. Hầu hết cây cối đều có các cấp độ xanh lục khác nhau, nhưng nhiều cây cũng tạo ra lá nâu và đỏ. Bởi vì chúng ta hiểu rõ về phổ ánh sáng, chúng ta biết công suất của ánh sáng mặt trời và những bước sóng (hay màu) nào đi xuyên qua nước dễ hơn.

Chúng ta cũng biết rằng màu của một vật thể được tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ chính nó (nghĩa là không bị hấp thu). Do đó, chúng ta có thể xác định được những bước sóng nào được cây sử dụng và mức độ hiệu quả của sự quang hợp ở chúng dựa trên màu của lá cây.

Lá cây màu xanh lục nhạt. Bởi vì màu trắng là tổng hợp của rất nhiều màu, màu sáng hơn cho thấy rằng có ít ánh sáng được hấp thu trên toàn bộ quang phổ (tức phản xạ nhiều hơn). Cây có lá màu xanh lục nhạt dường như không quang hợp một cách có hiệu quả và thiếu chất diệp lục tố. Cây màu xanh lục nhạt cần chiếu sáng mạnh để bù đắp cho việc thiếu chất diệp lục tố bên trong các tế bào.

Lá cây màu xanh lục sậm. Lá cây màu xanh lục sậm là dấu hiệu cho thấy cây hấp thu ít ánh sáng xanh lục hơn so với những vùng khác trong quang phổ. Điều này chứng tỏ cây có đủ chất diệp lục tố (bởi vì ánh sáng xanh lục bị phản xạ nhiều hơn). Việc gia tăng lượng diệp lục tố trong lá cây cho phép cây khai thác tối đa một nguồn sáng.

Lá cây xanh lục sậm thích nghi với điều kiện chiếu sáng yếu và không đòi hỏi chiếu sáng mạnh. Khi cây xanh lục sậm ra lá mới, chúng thường nhạt hơn rất nhiều, bởi vì lượng diệp lục tố vẫn chưa phát triển bằng với lá cây trưởng thành.

Lá đỏ. Vùng đỏ trong phổ ánh sáng thường là nơi mà quá trình quang hợp diễn ra mạnh nhất, mặc dù ở cây lá đỏ, ánh sáng này bị phản xạ và không được hấp thu. Sự thay đổi màu sắc dựa trên một yếu tố rằng cây sử dụng diệp hồng tố, loại sắc tố kém hiệu quả hơn so với diệp lục tố, để hấp thu năng lượng ánh sáng.

Bù đắp cho việc thiếu ánh sáng đỏ, cây phải hấp thu nhiều ánh sáng xanh dương và xanh lục hơn và do đó cần được chiếu sáng mạnh hơn. Một số cây có thể thay đổi loại sắc tố sử dụng để quang hợp tùy vào điều kiện chiếu sáng.

Trong trường hợp đó, cây lá đỏ sẽ chuyển thành xanh lục nếu lượng chiếu sáng không đủ, và một số lá xanh lục sẽ chuyển thành màu đỏ ở phần ngọn (tức nơi gần với nguồn sáng hơn) hay trong điều kiện lượng chiếu sáng tổng thể mạnh hơn.

3.7. Ánh sáng tự nhiên

Cây thủy sinh hiện diện trong mọi thủy vực, mà chủ yếu là các hệ thống sông ngòi. Một con sông điển hình bao gồm nhiều phần và ánh sáng mà cây nhận được tùy thuộc vào vị trí của chúng trong con sông. Gần thượng nguồn, môi trường hai bên bờ thường trống trải và ít cây cối, vì vậy ánh sáng luôn dồi dào vào mọi thời điểm trong ngày.

Tình trạng cũng tương tự ở hạ lưu của con sông, nơi thường là vùng đồng bằng. Tuy nhiên, nhiều con sông miền nhiệt đới lại chảy qua những vùng cây cối rậm rạp và một phần đáng kể ánh sáng mặt trời bị cành cây và bụi rậm che khuất. Cây thủy sinh thường được phát hiện gần bờ các con sông cỡ vừa và lớn, nơi mực nước cạn hơn và cây thu được ánh sáng dễ dàng hơn.

Hồ thủy sinh kết hợp các loại cây có màu sắc tương phản trông rất hấp dẫn, mặc dù việc chiếu sáng phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các loại cây khác nhau.

Địa bàn phân bố tự nhiên của cây cũng ảnh hưởng đến lượng chiếu sáng mà chúng cần trong hồ thủy sinh. Cây mọc ở vùng trống trải cần lượng chiếu sáng mạnh và kéo dài, trong khi cây mọc ở vùng có bóng râm cần lượng chiếu sáng ít hơn.

Ngoài tự nhiên, một số loài cây, chẳng hạn như rong lá trầu Echinodorus spp. có lá vươn lên khỏi mặt nước để dễ hấp thu ánh sáng và CO2. Điểm thuận lợi của việc ra lá bên trên mặt nước là có khả năng quang hợp nhanh hơn và hấp thu CO2 dễ dàng hơn. Lá bên trên mặt nước cũng cung cấp bóng mát cần thiết cho những cây thủy sinh yếu hơn.

3.8. Thời lượng chiếu sáng

Hầu hết vùng nhiệt đới có thời lượng chiếu sáng khoảng 12 giờ một ngày, với 10 giờ chiếu sáng mạnh và 10 giờ tối hoàn toàn và chu kỳ này thay đổi chút ít trong cả năm. Điều quan trọng là đảm bảo sao cho cây trong hồ nhận được lượng chiếu sáng đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách tốt nhất để thực hiện điều này là sử dụng một bộ định thời (timer) tự động bật sáng đèn trong 10-14 giờ một ngày. Với hồ lắp nhiều bóng đèn huỳnh quang, bạn có thể áp dụng hiệu ứng “tuần tự” với mỗi bóng bật (hay tắt) sau khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.

Việc này nhằm giảm sốc cho cá và cây khỏi sự thay đổi đột ngột của cường độ chiếu sáng. Điều quan trọng là cây thủy sinh cũng cần khoảng thời gian tắt đèn hoàn toàn. Trong thời gian này, cây ngừng quang hợp và bắt đầu hô hấp, vì vậy giai đoạn tắt đèn là giai đoạn “nghỉ ngơi” đối với các chức năng sinh học của cây.

3.9. Giảm bớt suy hao ánh sáng

Trong hầu hết trường hợp, việc tăng cường tối đa lượng ánh sáng mà cây nhận được trong hồ là có lợi. Có hàng loạt nguyên nhân khiến ánh sáng bị suy hao một cách đáng kể khi di chuyển từ nguồn sáng đến bề mặt lá cây.

Cặn bã lơ lửng trong nước hồ có thể tiêu hao một cách đáng kể lượng ánh sáng chiếu đến cây, nhưng chúng có thể được loại bỏ dễ dàng bằng việc sử dụng bông lọc mịn gắn trong bộ lọc. Nắp kiếng và khay ngưng tụ có thể tiêu hao đến 30% cường độ sáng của một nguồn sáng nhất định.

Về khía cạnh này, khay ngưng tụ bằng nhựa rất tệ hại bởi vì chúng nhanh chóng đổi màu và khó làm vệ sinh. Nếu có thể, hãy dùng nắp thủy tinh và lau chùi hàng tuần để tránh làm ánh sáng thất thoát nhiều. Ánh sáng từ đèn huỳnh quang phát ra theo mọi hướng và hầu như bị nắp hồ hấp thu hay thất thoát qua mặt kiếng.

Sử dụng một tấm phản xạ đặc biệt, bạn có thể hướng ánh sáng chiếu xuống nước mà không đi ra ngoài. Tấm phản xạ có thể gia tăng mức độ hiệu quả của đèn huỳnh quang lên đến 40%.

3.10. So sánh công suất chiếu sáng

Công suất nguồn sáng chiếu lên một bề mặt được tính bằng đơn vị lux. Ánh sáng mặt trời đạt từ 70,000 – 80,000 lux, mặc dù phần lớn bị tiêu tán ngay tại thời điểm nó chiếu đến cây thủy sinh. Nhu cầu về lux của cây thủy sinh từ 300 đến 6,000 tùy loài.

Các loài thường sống trong bóng râm như Anubias và Crytocoryne spp., đòi hỏi ít ánh sáng hơn so với những loài sống ở tầng cao hay vươn lên khỏi mặt nước và trong những vùng nước cạn, trống trải như Echinodorus tí hon và Myriophyllum.

Lux được đo bằng máy đo biểu đồ lux, mặc dù việc đo lux để xác định chính xác công suất chiếu sáng trong hồ thủy sinh là không cần thiết. Tốt hơn là hãy xem xét cường độ của các nguồn chiếu sáng khác nhau

3.10.1. Cường độ chiếu sáng

Cường độ của một nguồn sáng được tính bằng lumen. (Lux được tính bằng lumen trên mét vuông). Nếu cường độ chiếu sáng là tối ưu, sau khi trừ đi những suy hao, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo rằng cây thủy sinh nhận được đầy đủ ánh sáng. Với hướng dẫn sơ lược, trong một hồ tiêu chuẩn hình chữ nhật, cây thủy sinh cần khoảng 30-50 lumen trên mỗi lít nước.

3.10.2. Hiệu quả chiếu sáng

Mức độ hiệu quả của một nguồn sáng được tính bằng tổng số lumen được tạo ra trên mỗi watt. Nguồn sáng nhân tạo tiêu thụ điện năng (watt) và chuyển đổi thành ánh sáng và nhiệt. Bóng đèn huỳnh quang không bao giờ quá nóng và thậm chí có thể chạm vào khi chúng đang bật sáng.

Đấy là vì hầu hết điện năng được chuyển hóa thành ánh sáng, điều khiến cho đèn huỳnh quang hoạt động rất hiệu quả. Mặt khác, một bóng đèn dây tóc 60 watt sẽ nóng hơn và phát ra ít ánh sáng hơn một bóng đèn huỳnh quang 60 watt (hay hai bóng 30 watt).

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng nguồn chiếu sáng hiệu quả nhất luôn luôn là nguồn sáng tốt nhất. Với những hồ lớn và sâu, cần lắp đặt nhiều đèn huỳnh quang để cung cấp đầy đủ ánh sáng (lumen). Mỗi đèn huỳnh quang lại cần con chuột và không gian bên trên hồ.

Từ lâu, giá cả và việc sử dụng nhiều đèn huỳnh quang đã trở nên không phù hợp và bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng những nguồn chiếu sáng khác.

Mặc dù hiệu quả chiếu sáng kém hơn đèn huỳnh quang vì tỏa ra nhiều nhiệt và độ phát sáng trên mỗi watt ít hơn, đèn khí thủy ngân hay halogen là lựa chọn thích hợp. Công suất watt cực lớn của chúng đảm bảo cường độ và công suất chiếu sáng cao hơn.

Ban đầu, những loại đèn này có vẻ đắt tiền nhưng nếu so sánh ở cường độ chiếu sáng tương đương với đèn huỳnh quang, thì chúng thực sự rẻ hơn.

Định nghĩa:

  • Lumen: đơn vị cường độ sáng, khởi thủy là ánh sáng phát ra từ một ngọn nến.
  • Lux: đơn vị công suất chiếu sáng, tính bằng lumen trên một mét vuông.
  • Watt: đơn vị công suất điện.

Những loại cây thích nghi cao độ với các điều kiện chiếu sáng khác nhau sẽ không bao giờ sống chung một nơi ngoài môi trường tự nhiên. Loài bông súng nhiệt đới này cần nhiều ánh sáng trong khi những cây mọc bên dưới chỉ cần ánh sáng ở mức trung bình.

3.11. Lựa chọn nguồn chiếu sáng

Những kết luận mà chúng ta rút ra qua việc quan sát các loại nguồn chiếu sáng đó là nguồn chiếu sáng tốt nhất tùy thuộc vào chức năng mà chúng phải thực hiện. Bóng đèn dây tóc hiệu quả thấp và tạo ra nhiều nhiệt nhưng rẻ tiền và rất phù hợp để sử dụng trong gia đình.

Đèn huỳnh quang rất hiệu quả và tương đối rẻ nếu sử dụng số lượng ít, và lý tưởng đối với hồ thủy sinh cỡ nhỏ. Tuy kém hiệu quả hơn, nhưng loại đèn cường độ/công suất lớn thích hợp nhất đối với hồ thủy sinh cỡ lớn.

Nên nhớ rằng, chiếu sáng nhiều luôn tốt hơn chiếu sáng ít mặc dù chiếu sáng quá nhiều có thể gây hại. Khi lựa chọn nguồn chiếu sáng phù hợp với một hệ thống nhất định, có bốn yếu tố chính cần phải cân nhắc:

  • Mức độ hiệu quả (cường độ chiếu sáng trên công suất điện tiêu thụ)
  • Cường độ/công suất chiếu sáng
  • Giá cả
  • Phổ ánh sáng

Đèn huỳnh quang phát ra ánh sáng bằng cách phóng điện qua chất khí được nạp trong bóng đèn. Ánh sáng phát ra bởi chất khí đa phần nằm trong phổ bất khả kiến, nhưng lớp phủ huỳnh quang ở bên trong bóng đèn chuyển đổi chúng thành ánh sáng khả kiến.

Bằng cách thay đổi lớp phủ hóa học bên trong bóng đèn, phổ của ánh sáng phát ra được thay đổi, vì vậy bóng đèn huỳnh quang có thể được thiết kế để sử dụng cho những mục đích đặc biệt và để phát ra những màu đặc biệt. Loại đèn huỳnh quang dùng cho hồ thủy sinh thường có màu đỏ-vàng hay đỏ-tím-xanh dương, mặc dù thích hợp cho hồ thủy sinh nhưng lại khiến hồ trông hơi chói.

Để cải thiện điều này, có thể bổ sung loại bóng đèn toàn phổ để đem lại sự cân bằng màu sắc.

Phương pháp chiếu sáng phổ biến nhất cho hồ thủy sinh là sử dụng đèn huỳnh quang, chủ yếu bởi vì chúng rất hiệu quả, ít tốn điện và tương đối rẻ nếu dùng với số lượng ít. Hầu hết đèn huỳnh quang đều có tuổi thọ khoảng 2 năm trước khi chúng bắt đầu nhấp nháy và nhanh chóng bị hỏng.

Tuy nhiên, cường độ sáng suy giảm một cách đáng kể ngay sau năm đầu tiên, vì vậy bóng đèn trở nên kém hiệu quả đối với cây thủy sinh nếu không thay hằng năm. Đèn huỳnh quang là giải pháp chiếu sáng tốt nhất đối với những hồ nhỏ và cạn, nhưng với những hồ thủy sinh rộng và sâu cần công suất chiếu sáng mạnh, có những giải pháp thay thế khác.

Nguồn: tổng hợp từ cacanhdep, thuysinh4u và thuysinhaz

– Còn tiếp –


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay