Tổng quan về nghề nuôi tôm ở Việt Nam và trên thế giới

tong-quan-ve-nghe-nuoi-tom-o-viet-nam-va-tren-the-gioi

Nuôi tôm đang là một trong những ngành nghề được đánh giá có nhiều cơ hội phát triển ở thời điểm hiện nay. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm dần phát triển sang nuôi tôm công nghiệp với mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại thu nhập lớn cho người dân và đóng góp lớn cho nền kinh tế của nước nhà. Ngoài ra trên thế giới, thị trường nuôi tôm sau những thách thức không ngừng cũng đã tìm được những “điểm sáng” nhất định.

1. Nuôi tôm là nghề gì ? Lịch sử của nghề nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nông nghiệp đã xuất hiện từ lâu đời với mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người. Ngược về lịch sử, nghề nuôi tôm được bắt đầu từ cuối những năm 1930 do tiến sĩ Fujinaga kích thích sinh sản cho tôm he Nhật Bản.

nghe-nuoi-tom

Nghề nuôi tôm

Sau đó, cùng với sự nghiên cứu theo thời gian, công nghệ nuôi tôm của Nhật Bản đã được chuyển giao cho các nước khác ở Châu Á và Châu Mỹ vào những năm 1970 với tốc độ phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Tây Âu,…

2. Những điều đáng chú ý về nghề nuôi tôm trên thế giới

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hải sản nói chung và nhu cầu tiêu thụ tôm nói riêng ngày một lớn mạnh. Sản lượng tôm toàn câu đang tiếp tục tăng nhanh khiến cho rất nhiều quốc gia tham gia vào đường đua nuôi tôm và xuất khẩu.

2.1. Tổng quan về nghề nuôi tôm trên thế giới

Trên thế giới, sản lượng tôm toàn cầu đang tăng trưởng nhanh cho thấy triển vọng của ngành tôm trong nền thị trường toàn cầu. Sự tăng trưởng này bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu dùng quan tâm đến sức khoẻ cũng như nhu cầu ăn uống.

Mỹ, Thái Lan và một số nước khác đang áp dụng phương pháp “hệ thống sản xuất khép kín”, kỹ thuật này chủ yếu sẽ là tái chế nước ao và loại bỏ các chất độc hại ảnh hưởng đến tôm.

Thế nên, việc tăng cường áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường được kỳ vọng sẽ mở ra những tín hiệu khả quan cho ngành tôm của toàn cầu.

2.2. Những biến động của nghề nuôi tôm trên thế giới

Năm 2021, đại dịch Covid-19 hoành hành cả thế giới một thời gian dài với sự đóng băng của hầu hết các ngành nghề, đây là một điều chưa từng có trong lịch sử. Sự kiện này cũng khiến cho nghề nuôi tôm bị kìm hãm trong thời gian đầu. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cơ bản vẫn khá cao so với hàng năm nhờ sự vực dậy mạnh mẽ của Ecuador.

Ecuador chính là “điểm sáng” của nghề nuôi tôm trên thế giới với sản lượng tôm năm 2021 là 940.000 tấn, vượt mặt Ấn Độ trở thành quốc gia có nguồn cung cấp tôm lớn nhất thế giới dù phải đối mặt với dịch bệnh.

bien-dong-cua-nghe-nuoi-tom-tren-the-gioi

Biến động của nghề nuôi tôm trên thế giới

Năm 2022, xuất khẩu tôm thịt chiếm 20 – 25% tổng các sản phẩm tôm xuất khẩu của Ecuador. Các nhà máy ở quốc gia này đang dồn hết sự tập trung vào việc sản xuất tôm thịt đông lạnh đóng gói loại 1kg hoặc 1 pound tuỳ vào thị trường tiếp cận

Ở Ấn Độ, sản lượng tôm đạt được năm 2021 là hơn 700.000 tấn, đứng sau Ecuador. Đối với Trung Quốc, mức tăng sản lượng đạt khoảng 600.000 tấn. Còn với Thái Lan, số liệu gần đây cho thấy nước này chỉ đạt được khoảng 320.000 – 325.000 tấn.

2.3. Cơ hội nào cho các quốc gia phát triển ngành nuôi tôm

Ấn Độ – quốc gia từng nắm giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu tôm đang đứng trước 2 sự lựa chọn để thúc đẩy sản xuất tôm:

  • Thứ nhất, muốn tăng sản lượng đầu ra mà không tăng mật độ nuôi thì ngành tôm phải mở rộng diện tích trong nước
  • Thứ hai, tăng sản lượng bằng cách tăng mật độ nuôi 200 con/mét vuông thì đòi hỏi vốn đầu tư phải lớn để nâng cấp hệ thống ao nuôi và xử lý nước.

Người nuôi tôm Ấn Độ phải giãn mật độ nuôi vì dịch bệnh bùng phát, phổ biến nhất là EHP. Trong tương lai, ngành tôm Ấn Độ vẫn khả quan nếu cải thiện nuôi và đẩy mạnh hiệu quả thị trường nội địa.

Xét về diện tích, diện tích nuôi tôm ở Ấn Độ vẫn không bằng Ecuador – quốc gia đang nắm giữ vị trí số 1 xuất khẩu tôm trên thế giới. Tại Ecuador, các trại nuôi quy mô lớn đang tích cực đầu tư công nghệ như máy cho ăn tự động. Với thực trạng này, công nghệ là chìa khóa để cải thiện ngành tôm Ấn Độ với mục đích quay trở lại ‘bảng vàng”.

Ngoài ra, Indonesia và Thái Lan là một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất Đông Nam Á từ những năm 70, 80. Những năm gần đây, các quốc gia này vươn tầm thế giới trong ngành tôm phần lớn là nhờ việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cho các mô hình nuôi tôm như cho ăn tự động, an toàn sinh học trong thâm canh, sử dụng các chế phẩm sinh học như vi khuẩn Bacillus, Lactobacillus.

nuoi-tom-ben-vung-o-thai-lan

Nuôi tôm bền vững ở Thái Lan

Nhìn chung, các quốc gia này đang nắm giữ những vị trí nhất định trên thị trường tôm toàn cầu. Tuy nhiên, càng phát triển sẽ càng có cạnh tranh, nhất là ở thời đại ngày nay, nhu cầu tiêu thụ tôm đang tăng rất cao bởi lẽ thị hiếu ăn uống cũng như sự quan tâm về sức khoẻ của con người ngày càng được chú trọng.

Chính vì vậy, mỗi quốc gia phải tận dụng nền tảng sẵn có của mình kết hợp với những công nghệ hiện đại, những phương pháp nuôi tôm hiệu quả và thân thiện với môi trường để tôm khi xuất khẩu đạt chuẩn chất lượng tốt nhất, tăng mức độ uy tín và củng cố vị trí của quốc gia đó trên thị trường.

3. Thị trường nuôi tôm ở Việt Nam và những điều cần quan tâm

3.1. Tổng quan về nghề nuôi tôm ở Việt Nam

Từ thập niên 90 đến nay, Việt Nam đã phát triển vượt bậc nghề nuôi tôm về cả mô hình lẫn kỹ thuật, từng bước tham gia “đường đua”, trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới, đóng góp lớn cho kinh tế cả nước.

Trong năm 2020, nhờ sự kiểm soát dịch bệnh ổn định nên việc xuất khẩu tôm của nước ta có nhiều lợi thế hơn so với các nước có nguồn cung lớn tôm trên thế giới như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… sản xuất bị trì hoãn, thiệt hại nặng nề do dịch bệnh.

Triển vọng đối với ngành nuôi tôm Việt Nam đang rất tích cực. Đây cũng là một trong những ngành nghề cần được quan tâm ở thế hệ trẻ với công nghệ hiện đại và nguồn thu lớn.

3.2. Các mô hình nuôi tôm phổ biến ở nước ta:

3.2.1. Nuôi tôm thiên nhiên

Nuôi tôm thiên nhiên là hình thức phổ biến nhất của các hộ nuôi quу mô nhỏ từ 3 đến 5ha ở khu ᴠực ĐBSCL. Với mô hình này sẽ giảm thiểu được rủi ro về chi phí nếu đầu ra không ổn định trong mùa dịch ᴠà giá nguуên phụ liệu tăng cao. Nuôi tôm thiên nhiên chủ yếu ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre ᴠà Trà Vinh.

nuoi-tom-thien-nhien

Nuôi tôm thiên nhiên

Khi nuôi tôm thiên nhiên, người dân thường thực hiện nuôi ghép với một số ít cua. Thay nước được thực hiện bằng cách sử dụng thủy triều: khi thủy triều lên, nước được dẫn vào ao, trong khi nước được xả ra khi thủy triều xuống. Quá trình nuôi không cần sục khí.

Mặc dù số lượng nhỏ được thu hoạch mỗi ngày, nhưng thu hoạch chính là 2 tuần/ lần. Thời gian nuôi lớn kéo dài 120 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào kích thước thu hoạch.

3.2.2. Nuôi tôm siêu thâm canh

Thâm canh là hình thức sản xuất nông nghiệp áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Mục đích là cải tạo đất trồng, tăng năng suất thu hoạch. Có thể xem đây là cách nuôi tôm đem lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được yêu cầu thị trường hiện nay.

nuoi-tom-sieu-tham-canh

Nuôi tôm siêu thâm canh

Lưu ý ở mô hình nuôi tôm siêu thâm canh này là cần đảm bảo yếu tố môi trường. Cần phải chú trọng đến khâu xử lý nước thải hoặc dịch bệnh để tránh làm tôm bị bệnh, ngoài ra còn phải xử lý nguồn nước thải đúng cách để nước bẩn không chảy ra khu vực ngoài làm ảnh hưởng đến đời sống con người.

3.2.3. Nuôi tôm ao đất

Nuôi tôm ao đất là mô hình truyền thống nhất của người Việt ta, xuất phát từ khu vực ĐBSCL. Trước khi áp dụng các mô hình nuôi tôm với công nghệ hiện đại thì bà con vẫn duy trì nuôi ao đất hàng năm.

Hiện nay dù cho công nghệ phát triển thì có nhiều hộ vẫn chọn nuôi tôm trong ao đất. Tôm nuôi trong ao đất thường có màu sắc đẹp hơn, tôm hấp thu được nhiều dưỡng chất tự nhiên có sẵn, chi phí đầu tư thấp.  Tuy nhiên mô hình này hiện gặp nhiều khó khăn khi tôm dễ dịch bệnh, thấm nước, thất thoát tôm, giảm hiệu quả kinh tế.

3.2.4. Nuôi tôm ao bạt

Nuôi tôm trong ao bạt là hình thức nuôi tiên tiến hiện nay, đặc biệt đang được ưa chuộng nhiều ở khu vực ĐBSCL. Nuôi tôm trên ao bạt có lợi thế hơn nhiều, cụ thể:

  • Nuôi tôm trong ao có lót bạt sẽ giúp kiểm soát nguồn nước tốt hơn, không lo nước trong ao thấm ra ngoài cũng không lo nước từ ngoài thấm vào trong.
  • Kiểm soát tốt được các chỉ tiêu trong ao nuôi tôm, đảm bảo chất lượng nước nuôi tôm tốt.
  • Nuôi tôm trên ao bạt giúp quá trình thu gom chất thải nhẹ nhàng hơn, dễ dàng dọn sạch chất thải đáy ao đảm bảo tôm có môi trường sạch để sống.
  • Dùng ao lót bạt nuôi tôm giúp tôm phát triển nhanh, không thất thoát, lãi cao
  • Thân thiện với môi trường
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư

3.2.5. Nuôi tôm hữu cơ

Nuôi tôm hữu cơ là hình thức nuôi gần với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa học trong quá trình nuôi, sinh vật biến đổi gen, công nghệ chưa được kiểm chứng, hạn chế tối đa gây ô nhiễm và mất an toàn từ các hoạt động nuôi trồng tới con người và môi trường. Với nuôi trồng thủy sản hữu cơ cần tuân thủ quy tắc sau:

  • Bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ đa dạng sinh học.
  • Không sử dụng các chất hóa học trong quá trình nuôi trồng.
  • Không dùng sinh vật biến đổi gen, các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, loại bỏ các công nghệ chưa được kiểm chứng, không tự nhiên.
  • Đáp ứng môi trường sống thích hợp cho đối tượng nuôi.
  • Duy trì chất lượng hữu cơ của sản phẩm nuôi trồng trong suốt quá trình nuôi trồng, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch.
  • Cung cấp được dấu hiệu phân biệt sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

3.2.6. Nuôi tôm vietgap

VietGAP là Quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản hướng tới sự phát triển bền vững.

nuoi-tom-viet-gap

Nuôi tôm vietgap

Nuôi tôm theo quy trình VietGAP được đánh giá và áp dụng những loại thuốc, hóa chất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra và được người nuôi ghi chép cẩn thận, đáp ứng cho nhu cầu tìm hiểu nguồn gốc của vật phẩm và dùng làm tư liệu so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho vụ nuôi sau. Từ đấy, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm, phục vụ nhu cầu nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

3.2.6.1. Đối với cơ sở nuôi:
  • Giảm chi phí sản xuất do kiểm soát tốt vật tư đầu vào, giảm rủi ro về bệnh dịch, quản lý tốt chất thải để bảo vệ môi trường;
  • Sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, xây dựng được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh
  • Tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.
3.2.6.2. Đối với người lao động:

Được đảm bảo quyền lợi hợp pháp theo quy định của Luật lao động, được đối xử bình đẳng và làm việc trong môi trường an toàn, bảo đảm vệ sinh;

Được nâng cao kỹ năng lao động thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật về VietGAP và áp dụng/ thực hiện các bước thực hành VietGAP vào điều kiện nuôi thực tế tại cơ sở cũng như ghi chép hồ sơ.

3.2.6.3. Đối với người tiêu dùng và xã hội:
  • Có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;
  • Có thêm sự lựa chọn về sản phẩm an toàn và chất lượng tốt;
  • Góp phần bảo vệ môi trường, ổn định trật tự xã hội;
  • Có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm nên sản phẩm đầu ra được thị trường chấp nhận dễ dàng hơn;
  • Giảm chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào;
  • Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu;

4. Những cơ hội và thách thức dành cho Việt Nam phát triển nghề nuôi tôm

4.1. Cơ hội cho Việt Nam phát triển nuôi tôm:

  • Thời tiết Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm. Về năng suất nuôi tôm của Việt Nam hiện đang ở ngưỡng trên trung bình và có thể nâng cao trong thời gian tới. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều trang trại nuôi tôm đạt các chuẩn quốc tế.
  • Đối với chế biến, Việt Nam hiện có 100 nhà máy chế biến tôm với công suất trung bình khoảng 500.000 – 700.000 tấn/năm, có thể mở rộng quy mô gấp đôi trong thời gian ngắn. Việt Nam cũng có nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, …với trình độ chế biến hàng tinh chế thuộc ngưỡng cao trên thế giới.
  • Hơn nữa, người Việt Nam rất cần cù, chịu khó ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Các cơ sở sinh sản nhân tạo tôm giống cũng được phát triển về quy mô với khả năng cung ứng lên tới 100 tỷ tôm con.
  • Về chính sách, Chính phủ và các doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề nuôi tôm như hiện nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có nhiều chương trình kiểm soát yếu tồ đầu vào nhằm quản lý rủi ro cho ngành nuôi tôm, tăng cường khuyến cáo tình hình dịch bệnh, giá cả đến người nuôi.

co-hoi-phat-trien-cua-nghe-nuoi-tom-viet-nam

Cơ hội phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam

4.2. Những thách thức Việt Nam phải đối mặt

  • Ngành nuôi tôm của Việt Nam tập trung ở khu vực ĐBSCL, tuy nhiên nông dân ở đây có truyền thống phân chia đất đai cho con cháu dẫn đến thu hẹp diện tích sở hữu của mỗi người.
  • Bên cạnh đó, do hạn chế về nguồn vốn, người nuôi không có khả năng tiếp cận đầu vào có chất lượng cao nên đành chấp nhận các đầu vào kém chất lượng. Hậu quả không chỉ là tăng rủi ro cho người nuôi mà cả doanh nghiệp chế biến cũng khó kiểm soát được chất lượng nguyên liệu chế biến.
  • Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng nguồn nước do quy hoạch hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện.
  • Khu vực ĐBSCL còn nhiều hạn chế về giao thông khiến quá trình vận chuyển sản phẩm kéo dài làm giảm chất lượng thủy sản và tăng chi phí phát sinh. Một vấn đề khác là chi phí nuôi tôm ở Việt Nam đang cao hơn nhiều nước trong khu vực do giá con giống, thức ăn đều cao.
  • Ngành chế biến tôm là ngành khá vất vả nên khó thu hút lao động, vào vụ sản xuất, các doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng phải tăng chi phí lao động.

5. Hướng đi trong tương lai của ngành tôm ở Việt Nam và thế giới

Trên toàn thế giới dù không phải vấn đề mới nhưng an toàn sinh học vẫn luôn xuyên suốt ngành tôm như một mấu chốt quyết định. Đặc biệt, an toàn sinh học là chìa khoá mang lại sự sống cho ngành tôm suốt hơn 30 năm thăng trầm cùng dịch bệnh.

Thách thức hàng đầu trong ngành tôm hiện nay chính là dịch bệnh. An toàn sinh học hiệu quả được xem như công cụ hiệu lực nhất để ngăn chặn sự xuất hiện của vi sinh vật mang mầm bệnh trong hệ thống nuôi tôm.

Tuy nhiên, nói luôn dễ hơn làm, vì hầu hết các trại nuôi tôm đều hạn chế năng lực ứng dụng giải pháp an toàn sinh học, đặc biệt ở quy mô trại nuôi. Dù vậy, bất chấp những dịch bệnh có sức tàn phá kinh khủng nhất, ngành tôm vẫn có khả năng tiếp tục mở rộng sản xuất nhờ ứng dụng các giải pháp an toàn sinh học cải tiến.

huong-di-tuong-lai-cua-nguoi-viet-nam-va-the-gioi-trong-nghe-nuoi-tom

Hướng đi tương lai của Việt Nam và thế giới trong nghề nuôi tôm

Riêng ở Việt Nam, theo hiệp hội VASEP nhìn về năm 2025 kỳ vọng xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên hiện tại giá thành tôm Việt Nam đang cao hơn các nước từ 10 đến 20% thì phải có cuộc cách mạng để giá thành tôm thấp hơn ít nhất 10%. Khi đó thì con tôm Việt mới có đủ sức cạnh tranh với các cường quốc.

Tóm lại, trong quá khứ con tôm Việt đã có nhiều bước chuyến mình lớn, nhưng tương lai có nhiều thách thức lớn cần vượt qua. Con số 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025 sẽ là một mục tiêu thúc đẩy cho ngành tôm phát triển vượt bậc hơn.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay