Sự khác biệt giữa nuôi tôm miền bắc và nuôi tôm miền tây

su-khac-biet-giua-nuoi-tom-mien-bac-va-nuoi-tom-mien-tay

Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến nghề nuôi tôm ở nước ta chắc hẳn đa số sẽ nghĩ đến các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Điều này cũng không quá khó hiểu, bởi lẽ ở các tỉnh miền tây có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp, nhất là đối với nuôi trồng thuỷ sản.

Ngược lại, nghề nuôi tôm miền bắc có phần không sôi nổi bằng vì thời tiết ở khu vực này khá phức tạp, có thời điểm rất lạnh và bão lụt. Chính vì vậy, có sự khác biệt giữa nuôi tôm miền bắc và nuôi tôm miền tây.

1. Tổng quan về nghề nuôi tôm miền tây

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tôm nhiều nhất trên thế giới. Năm 2022, diện tích nuôi tôm cả nước đạt 750.000ha; sản lượng tôm các loại lên đến 980.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD (tăng 2,56% so với năm 2021). Đây là những số liệu cho thấy nước ta đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ thế giới.

Cùng với sự phát triển đó, nghề nuôi tôm ở các tình miền tây cũng ngày càng lớn mạnh, quy mô nuôi trồng ngày càng được mở rộng. Bà con miền tây đã có nhiều người bắt tay vào nuôi tôm, áp dụng các kỹ thuật nuôi hiện đại, hướng tới những vụ mùa bội thu.

thu-hoach-tom-o-ca-mau

Thu hoạch tôm ở Cà Mau

Mô hình nuôi tôm là yếu tố tiên quyết giúp tăng sản lượng tôm của địa phương. Nếu như xưa nay các mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh được áp dụng nhiều nhưng còn gặp phải khó khăn thì hiện nay mô hình này đã dần bị thay thế bởi mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với hiệu quả cao. Đây là một hướng đi mới của ngành tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản đã giúp nông dân giảm thiểu tối đa dịch bệnh trên tôm, môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ, tôm phát triển nhanh, đồng đều, không bị ảnh hưởng yếu tố mùa vụ cho nên có thể nuôi 3-4 vụ/năm,…

Một số khu vực nuôi có điều kiện thuận lợi như: độ mặn cao, nước mặn quanh năm,… nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi siêu thâm canh.

Việc cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thâm canh đã góp phần tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của các địa phương. Bên cạnh đó, chính phủ đang đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xây thêm các tuyến đường cao tốc để thuận tiện hơn khi vận chuyển hàng hoá.

2. Tổng quan về nghề tôm ở khu vực phía bắc

2.1. Thực trạng nghề nuôi tôm miền bắc

Về nghề nuôi tôm miền bắc, có 5 tỉnh thành phát triển vượt bậc so với khu vực đó là: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nghệ An và Nam Định. Các hộ nuôi ở các tỉnh này đã mạnh dạn chuyển từ nuôi thâm canh, bán thâm canh sang nuôi tôm trong nhà bạt, nuôi tôm theo quy trình khép kín, nuôi quảng canh, xen canh với cua, cá… nên tôm hầu như không bị bệnh, sản lượng vẫn đạt chuẩn.

nuoi-tom-o-quang-ninh

Nuôi tôm ở Quảng Ninh

Cùng với việc duy trì ổn định các vùng nuôi theo hướng VietGAP nhằm tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động đến môi trường. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm miền bắc vẫn gặp nhiều khó khăn. Thời tiết ở các tỉnh miền bắc tương đối khắc nghiệt, có mùa rét đậm rét hại, còn chịu ảnh hưởng các cơn bão gây tác động xấu cho hoạt động nuôi tôm.

2.1.1. Nuôi tôm nước ngọt

Tôm nước ngọt là tôm đồng hay tôm sông, chủ yếu sinh sống ở các khu vực nước ngọt của miền bắc như ao, hồ, sông, suối. Loại tôm này có kích cỡ không quá to, là nguồn thực phẩm rất được ưa chuộng ở Việt Nam.

Tôm nước ngọt ở miền Bắc có phần thịt thơm, có độ mềm và vị ngọt thanh, có thể chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn.

Tôm nước ngọt đang được các tỉnh miền Bắc nuôi rất nhiều bởi giá trị kinh tế cao, thời gian nuôi tôm không quá lâu và sức đề kháng của tôm tốt.

Tuy nhiên mô hình nuôi tôm nước ngọt này chưa thực sự khoa học, đặc biệt thời tiết miền bắc phân hai mùa nóng và lạnh, thay đổi thất thường nên cần phải thay đổi có sự điều chỉnh để việc nuôi tôm nước ngọt được thuận lợi hơn.

2.1.2. Nuôi tôm nước lợ

Tôm nước lợ là đối tượng chủ lực trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, xã hội, đặc biệt là tại các địa phương sống bằng nghề nuôi tôm miền bắc. Kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ luôn dẫn đầu toàn ngành thuỷ sản của nước ta hiện nay.

nuoi-tom-nuoc-lo-o-cac-tinh-mien-bac

Nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh miền Bắc

Các tỉnh ven biển miền bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên – Huế thường xuyên bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết (mùa rét đậm rét hại, bão lụt) nên mùa vụ nuôi tôm sẽ khác với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tôm thương phẩm trái vụ bán được giá cao hơn vụ chính, là động lực thúc đẩy cho người nuôi mạnh dạn đầu tư.

2.1.3. Nuôi tôm vụ đông

Trước hết, phải khẳng định rằng nếu nuôi tôm vụ đông thành công sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho nông dân, hiệu quả gấp có thể gấp đôi vụ nuôi chính và thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.

Tuy nhiên, đây là vụ nuôi rất khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao vì thời tiết, dịch bệnh, chi phí đầu tư cao (khoảng nửa tỷ đồng/ha), thời gian nuôi dài hơn chính vụ khoảng 1,5 lần.

Có thể nói dịch bệnh là thách thức lớn khi nuôi tôm vụ đông, do vậy cần đặc biệt lưu ý đến việc phòng và trị bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Khi đi vào nhà bạt, người nuôi cần phải đi ủng và đi qua dùng dung dịch thuốc tím để khử trùng.
  • Cần phải xây thêm ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.
  • Cho tôm ăn đầy đủ, bổ sung các khoáng chất, vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm.
  • Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường và đảm bảo luôn nằm trong ngưỡng thích hợp.

2.1.4. Nuôi tôm mùa lạnh

Nuôi tôm trong mùa lạnh cần bố trí ao nuôi ở nơi khuất gió, bờ ao chắc chắn, có thể giữu được mực nước ổn định nhằm tránh để nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tôm.

Ở một số khu vực đón gió mùa đông bắc, có thể làm đáy ao phía đông bắc sâu hơn bình thường và che bạt tránh gió trên bờ ao. Khi có gió lạnh thì khu bờ cao sẽ ấm hơn.

su-khac-biet-giua-nuoi-tom-mien-bac-va-nuoi-tom-mien-tay

Sự khác biệt giữa nuôi tôm miền bắc và miền tây

Vấn đề thức ăn của tôm trong mùa lạnh cũng thực sự đáng quan tâm. Khi nhu cầu năng lượng hoạt động của cơ thể tôm giảm đi, tôm chỉ duy trì cơ thể mức hoạt động thấp và cũng chính vì vậy mà thời gian nuôi tôm được kéo dài hơn.

Khi cho tôm ăn nhiều dư thừa nhiều sẽ làm môi trường nước dễ tích tụ chất thải, nhanh bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi nuôi tôm ở miền bắc

Các tỉnh nuôi tôm miền bắc có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú; hệ thống sông ngòi dày đặc ở hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình là tiền đề để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Cùng với đó, các địa phương ở miền bắc còn có điều kiện phát triển nuôi một số loài tôm chủ lực phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng,…

nuoi-tom-sieu-tham-canh-o-nghe-an

Nuôi tôm siêu thâm canh ở Nghệ An

Bên cạnh đó, vị trí địa lý gần với thủ đô Hà Nội, các thành phố  lớn như Quảng Ninh, Ninh Bình,… nên khả năng tiêu thụ tôm rất lớn do các nơi này thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, đặc thù địa hình ở miền bắc là vùng đồi núi cao, khí hậu có mùa đông lạnh và diện tích nuôi còn hạn hẹp, sự đầu tư cho nghề tôm chưa được đầy đủ nên nghề nuôi tôm ở miền bắc còn gặp rất nhiều thách thức.

Ngoài những lý do khách quan kể trên, thiếu con giống là một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất cho những vùng nuôi tôm ở miền bắc.

3. Làm thế nào để nuôi tôm hạn chế rủi ro?

Để khắc phục những hạn chế này trước hết cần phải tập trung vào nguồn lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại và công tác quản lý cũng như theo dõi biến động thị trường.

Tiếp đó, người nuôi cần chủ động mạnh dạn chuyển đổi sang những mô hình nuôi ứng dụng công nghệ tiên tiến, phòng ngừa dịch bệnh, cải tạo môi trường ao nuôi, có chủ trương đầu tư về con giống đạt chuẩn thay thế nguồn giống tự nhiên đã dần cạn kiệt.

Cuối cùng là các địa phương cần tập trung quy hoạch vùng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn, hội thảo để hướng dẫn cho bà con những cách nuôi tôm công nghệ mới, tháo gỡ các khúc mắc và khó khăn khi nuôi tôm nhằm giúp cho bà con có được vụ mùa thắng lợi.

4. Kết luận

Nhìn chung nuôi tôm miền bắc và nuôi tôm ở miền tây có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, ở vùng nào cũng sẽ có những khó khăn riêng biệt. Miền tây được thiên nhiên ưu ái cho vị trí địa lý thuận lợi và khí hậu không khắc nghiệt như miền bắc, nhưng cũng phải đối mặt với thời tiết nắng nóng, khô hạn, nước nhiễm mặn,…

Ngoài những yếu tố khách quan, miền bắc vẫn có những tín hiệu khả quan cho nghề nuôi tôm nếu được đầu tư phát triển đúng cách và người nuôi mạnh dạn chuyển mình sang những mô hình nuôi tôm công nghệ mới để mang lại lợi nhuận cao cho bà con.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay