Kiến thức thủy sinh cho người mới tập chơi | Phần 1: Chọn bể kính

kien-thuc-thuy-sinh-cho-nguoi-moi-tap-choi-phan-1-chon-be-kinh

Seri bài viết chia sẻ kiến thức thủy sinh dành cho người mới tập chơi.

Chơi thủy sinh phải bắt đầu từ đâu?

Câu hỏi rất đơn giản nhưng trả lời được câu hỏi này không hề đơn giản chút nào. Chơi thủy sinh không có đường tắt để đi đến thành công. Trước khi bắt đầu chơi thủy sinh các bạn thử suy nghĩ: Bạn có thời gian chăm sóc Hồ thủy sinh hay không?

Nhiều người có suy nghĩ là khi setup bể với đầy đủ dụng cụ thiết bị xong rồi cứ để đó không cần thay nước cắt tỉa cây. Cái này là hoàn toàn không đúng.

Vì hồ và cây thủy sinh phải được chăm sóc thường xuyên và cũng đòi hỏi người chơi phải có sự kiên trì hồ thủy sinh mới đẹp và bền lâu. Còn nếu không có thời gian hay là hồ thủy sinh sẽ làm thêm gánh nặng thì hãy quên đi.

Chi phí cho việc setup: So với việc làm 1 bể nuôi cá thì hồ thủy sinh có chi phí cao hơn. Chi phí này gồm hai phần chính:

  • Chi phí cho setup tuỳ thuộc vào kích thước, hồ càng lớn chi phí càng cao. Chi phí này bao gồm: hồ và chân, hệ thống đèn chiếu sáng, nền trồng cây, hệ thống lọc nước, hệ thống CO2, cây thủy sinh, gỗ hay đá để trang trí.
  • Chi phí cho việc chăm trồng cây bao gồm tiền điện, nước, dinh dưỡng bổ sung (phân nước – nhét), hay là tiền mua cây mới thay thế cây cũ hay cây chết, tiền nạp CO2 , tiền mua bóng đèn thay mới v.v…

Bạn có hiểu biết gì về nuôi trồng hồ cây thủy sinh? Nếu có 1 chút kiến thức về thủy sinh thì hãy bắt tay vào làm song song với việc học hỏi kinh nghiệm. Còn nếu không có thì tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu trước.

Những gì đã nêu trên dễ thực hiện lắm phải không? Nếu phải thì các bạn cũng nên lưu ý là trồng cây thủy sinh (water plant) không giống như trồng cây cạn (terrestrial plant) như cây me cây mai vv…Vì trong bể thủy sinh cũng như một thế giới thu nhỏ.

Mình phải tạo ra sự cân bằng cho môi trường trong hồ. Tạo ra được sự cân bằng cũng phải có thiết bị. Như vậy nếu muốn trồng cây thủy sinh thì phải chuẩn bị những gì và phải làm như thế nào?

Đây là những thứ phải có và không thể thiếu :

  • Hồ | Bể trồng cây thủy sinh
  • Nền trồng cây thủy sinh.
  • Dinh dưỡng (hay phân bón) với liều lượng vừa đủ để cung cấp cho cây.
  • Ánh sáng.
  • Hệ thống lọc nước.
  • Tính chất của nước thích hợp cho cây.
  • Liều lượng O2 và CO2.

Tổng hợp seri bài viết chia sẻ kiến thức thủy sinh dành cho người mới tập chơi:

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng thứ, để các bạn mới có thể hiểu rõ hơn, cách làm hoàn thiện 1 bể thủy sinh là như thế nào nhé.


1. Chọn hồ, bể kính để trồng cây thủy sinh

Hồ thủy sinh khác với bể cá thường ở chỗ, bể cá thường chỉ chưa cá và nước, còn hồ thủy sinh, chứa môi trường sống cho các loài thủy sinh vật, bao gồm cả cá, rong, rêu, đất, cát phân bón…v…v… rất nhiều thứ để hình thành lên 1 hệ sinh thái sống trong bể.

Bể cá thường, nước tác dụng chủ yếu vào 4 tấm kính mặt bên, nhưng bể thủy sinh, lực tác dụng mạnh nhất lên tấm kính đáy.

be-kinh-thuy-sinh-cho-nguoi-moi-choi

Lực tác dụng vào kính phần A khác hoàn toàn phần B, nếu kính ko đủ dày, ngẫu lực sẽ xé kính ngay phần ranh giới tiếp giáp giữa A và B. Cho nên, kính mặt bên phải từ 8ly trở lên, đối với 1 bể 60x40x45cm, thì kính đáy 10ly, kính thành 8 ly là điều tất yếu, nếu làm kính mỏng hơn, có thể dẫn đến bể hồ.

Xu thế hồ thủy sinh hiện nay, là chơi hồ không kiềng không keo, nói không keo thực ra đường keo người thợ kiếng đi rất mỏng và đẹp, ta nhìn tưởng tượng hồ không có keo, chứ thực ra vẫn dán bằng keo các bạn ạ.

Xu thế chơi hồ không kiềng không keo được khởi xướng đầu tiên tại Nhật Bản, và người khởi sướng đầu tiên đó chính là Amano Takasi, Amano là 1 trong những bậc thầy, nổi tiến và lão luyện trong lĩnh vực thủy sinh Nhật Bản.

Dán hồ không kiềng thế này đòi hỏi kỹ thuật dán cao, các bạn đừng có vào tiệm kiếng mà kêu người ta dán, vì người ta không biết kỹ thuật này đâu, nó dán xong các hồ các bạn bung ra lúc nào không hay đấy. Nên chọn những chỗ dán hồ uy tín, và chuyên dán những hồ không kiềng kiểu này để an tâm hơn về đứa con tinh thần của mình.

2. Cách lựa chọn hồ thủy sinh phù hợp với nhu cầu sử dụng

Công đoạn lựa chọn làm hồ ( bể ) cực kỳ quan trọng, đây là điều kiện quyết định thành hay bại đấy. Cũng tùy vào nhu cầu cũng như kinh tế của mỗi người, các bạn làm hồ Mini hay là hồ lớn thì còn tùy vào ngân sách cũng như kiến thức thủy sinh của mỗi người mà chọn loại bể có kích thước phù hợp nhất.

2.1. Lựa chọn kích thước bể thủy sinh

Trước khi làm bể thủy sinh, các bạn thấy các loại bể trên thị trường bán có kích thước 30cm,40cm,50cm,80cm,1m2…… bạn không biết phải chọn lựa loại bể nào phù hợp nhất với việc chơi thủy sinh, và nên mua bể hay là tự dán keo….

Kích thước bể thủy sinh sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn muốn chơi thủy sinh theo phong cách nào: Phong cách thủy sinh rừng, hay bonsai, hoặc trồng cây thủy sinh rêu, ráy, cỏ… phong cách hà lan, phong cách thủy sinh lũa và đá núi lửa…

Để tìm phong cách thủy sinh các bạn muốn chơi hãy lên google tham khảo các mẫu thủy sinh là bạn có thể tưởng tượng ra mình chơi thể loại nào nhé, sau khi đã tìm ra phong cách chơi thủy sinh của mình, bạn hãy bắt tay vào việc chọn kích thước bể thủy sinh phù hợp.

Hồ Cubic 40 ( Dài 40cm x Rộng 40cm x Cao 40Cm ) | Loại hồ vuông

Với kiểu hồ dạng vuông này nhìn rất gọn gàng, dễ chơi, thường sử dụng kính 5li hoặc 8li nếu bạn chơi nhiều đá, có thể sử dụng kính thường, hoặc kính siêu trong sẽ đắt hơn nhưng nhìn vào sẽ có chiều sâu hơn.

ho-cubic-40

Hồ Cubic 40 (40cm x 40cm x 40cm) – Nguồn: bethuysinh

Hồ dạng này dễ kiếm đèn thủy sinh, nếu bạn mua các loại hồ cubi của hãng thường sẽ có đèn đi kèm.

Hồ 50x30x30 dạng chữ nhật

Dạng hồ 50x30x30 sẽ phù hợp mọi không gian, cân đối các điểm trang trí dễ dàng, có thể để phòng làm việc, phòng cá nhân, nói chung khá gọn gàng, loại này sử dụng kính 5li là ok rồi.

Hồ Size ADA 60x30x36

Hồ này theo chuẩn ADA nên chơi thủy sinh cân đối tỉ lệ tốt, sử dụng kính siêu trong tạo ra điểm nhấn, kính từ 5-8li nếu chơi đá nhiều.

ho-size-ada-60-30-36

Hồ Size ADA 60x30x36 – Nguồn: bethuysinh

Hồ 60x40x40 Chuẩn nhất cho mới chơi

Đây là kích thước chuẩn nhất dành cho người mới chơi, có chiều sâu nhìn vào tốt, độ cao phù hợp để trồng nhiều loại cây thủy sinh dáng cao, sử dụng được 100 lít nước nên bạn dễ tính toán hơn về phân nền phân nước. Nên sử dụng kính 8li để dễ thay đổi phong cách thủy sinh

Hồ 90x40x40 và hồ 90x45x45 Đẹp cho không gian rộng

Với size hồ 90x40x40 và 90x45x45 nhìn rộng thoải mái, chiều sâu lẫn chiều cao phù hợp chơi thủy sinh, dễ cân đối nước và phân tần dễ dàng. Bài trí bể ở phòng khách tạo được điểm nhất đẹp trong nhà. Với 2 size này các bạn nên dùng kính 10 li là yên tâm nhất.

Hồ size lớn: 1m2x50x50 và hồ 1m5x60x60 to đẹp nhưng không dành cho người mới chơi

Với hồ 1m2x50x50 và hồ 1m5x60x60 khá lớn, đẹp cho không gian rộng, tuy nhiên với các bạn mới chơi không nên sử dụng kích thước hồ cỡ này vì công chăm sóc rất nhiều, nếu không đủ kiến thức sẽ làm cây thủy sinh chết, và tốn kém kinh phí để phủ thủy sinh cho đầy hồ đấy.

Nếu sử dụng loại size này thì dùng kính 12li để an toàn hơn.

Những hồ kể trên đều là hồ thông dụng khi chơi thủy sinh, và quan trọng khi bạn đi tìm đèn thủy sinh và các phụ kiện thủy sinh khác cũng dễ dàng hơn. Lưu ý: các size hồ 80x40x40 100x50x50 sẽ khó cho việc mua đèn, nên tránh làm các size này

Kết luận chọn size hồ:

  • Nên chơi các size hồ 60x40x40 – 90x45x45
  • Chọn size hồ dưới 60 dành cho các bạn ít không gian và ngân sách ít
  • Lựa chọn chân, kệ hồ tủ gỗ để bày trí hồ thủy sinh

2.2. Lựa chọn chân hồ

Chân hồ, hay tủ gỗ để trưng bể thủy sinh bạn cũng cần phải tính toán làm sao có thể để được các phụ kiện thủy sinh cũng như sự chắc chắn của hồ, vì hồ khi đã thêm nước vào có trọng lượng rất là nặng, nếu chân hồ hay tủ gõ yếu kém chất lượng sẽ xảy ra nhiều điều không mong muốn.

chan-ke-ho-ca

Chiều cao của chân sắt và tủ gỗ thông dụng nhất là từ 70cm đến 80m. Một số loại chân sắt và tủ gỗ phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Loại kệ sắt hộp: cũng chắc chắn , và giá thành rẻ. Nhược điểm là không che được các phụ kiện để bên dưới, nhìn khoảng trống rất khó chịu và không che được bộ lọc và Co2,…
  • Kệ sắt hộp ốp alu hoặc giả đá: Loại này cũng chắc chắn tuy giá vừa phải, để được các phụ kiện hồ thủy sinh.
  • Tủ gỗ tự nhiên: loại này thì đẹp quá luôn, tuy nhiên chọn loại gỗ chắc chắn, sử dụng được lâu, ngoài ra các tủ gỗ size trên 90 hoặc 1m2 cần phải có chân sắt bên trong tủ gỗ để chịu lực tốt hơn.

Lưu ý: với các loại ván ép nên sử dụng loại có chống nước, chịu được lực tốt.

be-ca-bang-go

3. Lưu ý khi chọn hồ thủy sinh

Một số tuýp lưu ý khi bạn lựa chọn và sử dụng hồ thủy sinh, theo kinh nghiệm xương máu của mình mà bạn cần phải lưu ý

Hãy làm hồ theo kích thươc của ngân sách túi tiền của bạn

Hồ to nhỏ lớn bé, hay dùng kính siêu trong, kính cường lực đều chủ yếu vào ngân sách của bạn bao nhiêu, nếu ít bạn có thể tự làm các loại kính thường, không cần phải siêu trong, mà khi làm kính siêu trong các bạn chỉ cần làm mặt trước hoặc 3 mặt, không cần phải làm hết. Bạn có thể vào các hội nhóm thủy sinh và tìm mua bể thanh lý lại cũng được như vậy sẽ đỡ tiền rất nhiều

Hãy chọn trước vị trí để hồ của mình như thế nào

Đây cũng là điều kiện đầu tiên khi bạn mua hồ đấy, các bạn lưu ý một số điều như: làm bể ở tầng 2 phải vác lên cầu thang thì như thế nào, rồi chọn vị trí nhiều người có thể chiêm ngưỡng và cũng phải thuận tiện để thay nước vệ sinh..

Hãy né những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào bể nhiều để tránh rêu hại mọc sẽ làm hỏng bể thủy sinh của bạn đấy.

Rồi thêm việc đặt bể ở vị trí nào tạo ra phong thủy thì tùy một số bạn: Như mình sẽ tránh đặt bể ở giữa cửa chính đi ra vào

Như vậy việc chọn size hồ thủy sinh bạn đã nắm rõ được nhường nào rồi nhé.

Nguồn: tổng hợp từ kienthuccacanh và bethuysinh

– Còn tiếp –


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay