Với nghề nuôi tôm, sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, chăm sóc và quản lý,…
Và một trong các yếu tố quan trọng hơn cả đó là môi trường ao nuôi, nếu đảm bảo được môi trường đáp ứng đúng các chỉ tiêu sẽ giảm thiểu rủi ro và dịch bệnh trên tôm.
Vậy các chỉ tiêu trong ao nuôi tôm là gì? Làm thế nào để thực hiện các chỉ tiêu đó? Chuyên mục kỹ thuật nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ giải đáp những băn khoăn của bà con qua bài viết dưới đây !
1. Chất lượng đất và nước
Khi bắt tay xây dựng ao nuôi tôm, việc tìm hiểu và nghiên cứu chất lượng đất cũng như chất lượng nguồn nước rất quan trọng. Đặc biệt là đối với các hộ nuôi tôm ao đất, độ phèn trong đất sẽ làm giảm độ pH trong ao hay có thể làm nước bị cứng gây nhiều khó khăn trong việc nuôi tôm.
Các chỉ tiêu trong ao nuôi tôm
Do trong đất phèn có tính axit nên để không bị ảnh hưởng nhiều bởi đất phèn, bà con có thể áp dụng mô hình ao lót bạt nuôi tôm để giảm thiểu sự tiếp xúc của nước ở dưới đáy ao với đất phèn.
2. Nhiệt độ ao nuôi tôm
26 – 32°C là nhiệt độ thích hợp nhất để tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Sức đề kháng của tôm sẽ bị tác động ít nhiều khi nhiệt độ thay đổi quá cao hay quá thấp so với mức phù hợp.
Nếu nhiệt độ trong ao tăng trên 32°C, bắt buộc tôm phải tăng cường hô hấp. Điều này khiến tôm ăn nhiều hơn bình thường. Mặc dù ăn nhiều thức ăn, nhưng lượng men tiêu hoá có trong cơ thể của tôm là hạn chế, vì thế chúng khó mà hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Việc tôm ăn nhiều làm cho bà con tốn nhiều chi phí để mua thức ăn cho tôm, tuy nhiên hiệu quả thì không thật sự đảm bảo mà con mang lại những rủi ro tiềm ẩn trên tôm.
Nếu nhiệt độ trong ao thấp hơn 26oC thì sẽ làm khả năng trao đổi chất của tôm bị giảm. Tôm không ăn nhiều, bỏ bữa, sức ăn giảm và chậm phát triển. Điều này dẫn đến việc thời gian lột xác của tôm sẽ ké dài ra.
3. Độ pH trong ao nuôi tôm
Độ pH là chỉ tiêu rất quan trọng trong ao nuôi mà người nông dân cần theo dõi và kiểm soát hàng ngày. Độ pH lý tưởng trong ao nuôi tôm là 7.5 – 8.5.
Độ pH của ao nuôi tôm
Độ pH rất dễ bị thay đổi do các yếu tố khách quan như thời tiết, nhiệt độ. Nếu độ pH trong ngày dao động chênh lệch quá 0.5 so với mức lý tưởng sẽ ảnh hưởng đến tôm, khiến tôm bị sốc.
Nếu độ pH không được kiểm soát trong thời gian dài tôm sẽ phát triển chậm, sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi độ pH tăng cao sẽ khiến độc tính của Amoniac trong ao tăng theo.
4. Độ mặn của ao nuôi tôm
Mỗi loại tôm sẽ có tiêu chuẩn về độ mặn không giống nhau. Chẳng hạn như:
- Tôm thẻ chân trắng: độ mặn lý tưởng là từ 10 – 25‰ sẽ khiến tôm sinh trưởng và phát triển tốt
- Tôm sú: độ mặn từ 15 – 20‰ là độ mặn lý tưởng giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất
Lưu ý nếu độ mặn thấp hơn 5‰, các chất dinh dưỡng trong ao sẽ không đủ giúp tôm phát triển, dẫn đến tôm mềm vỏ, giảm khả năng miễn dịch và nhiều nguy hiểm khác.
Độ mặn trong ao nuôi tôm nên được kiểm soát hiệu quả
Vì thế các hộ nuôi tôm cần đo độ mặn của nước trong ao bằng tỷ trọng kế hay khúc xạ kế. Ngoài ra bà con cũng có thể dùng các loại máy móc kỹ thuật chuyên dụng để kiểm tra độ mặn, các thiết bị này được bán rộng rãi trên thị trường.
5. Độ kiềm trong nước nuôi tôm
Độ kiềm được hiểu một cách đơn giản chính là khả năng trung hoà axit của nước. Chỉ tiêu trong ao nuôi tôm này khá quan trọng bởi vì nó có khả năng duy trì độ pH bền vững, bổ sung axit mà không làm giảm giá trị của độ pH.
Mức lý tưởng về độ kiềm của nước trong ao lớn hơn hoặc bằng 80 ppm. Nếu độ kiềm của nước trong ao có giá trị thấp hơn thì bà con nên bón vôi và bổ sung thêm lượng CO2.
6. Nồng độ oxy hoà tan trong ao nuôi
Nồng độ oxy hòa tan (DO) rất quan trọng vì nó là yếu tố quan trọng để nuôi tôm bội thu. Khi lượng oxy dưới 4 ppm, tôm sẽ khó bắt oxy nên sẽ trồi lên mặt nước thở.
Máy đo ôxy hoà tan trong nước
Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, tôm sẽ dễ bị chết ngạt. Nếu ao nuôi tôm thiếu oxy hòa tan, bà con nên thay nước ao, dùng máy sục khí, rải vôi để ức chế quá trình hô hấp của các sinh vật khác.
7. Độ đục trong của nước nuôi tôm
Màu nước và độ đục trong phản ánh mật độ sinh vật phù du. Màu nước càng đậm chứng tỏ số lượng sinh vật phù du càng nhiều. Nếu màu nước quá đậm thì phải giảm bớt số lượng sinh vật phù du bằng cách định kỳ thay nước ao nuôi. Độ trong của nước ao tôm phải được duy trì ở mức 30 – 35 cm.
Độ đục, độ trong của nước ao nuôi
Khi độ trong của nước cao nghĩa là nước đang bị thiếu dinh dưỡng, thiếu các sinh vật phù du nên không đủ nguồn thức ăn tự nhiên để cung cấp cho tôm.
8. Độ cứng của nước nuôi tôm
Độ cứng của nước phản ánh tổng lượng khoáng quan trọng cho tôm. Trong đó quan trọng nhất là Canxi và Magie. Độ cứng sẽ được đo bằng đơn vị đo là mg/l CaCO3.
Khi nuôi tôm, bà con lưu ý nên cố gắng duy trì độ cứng của nước ở ngưỡng thích hợp, từ 20 – 150ppm. Trong trường hợp độ cứng của nước vượt ngưỡng 300ppm, quá trình lột vỏ của tôm sẽ diễn ra khó khăn dẫn đến tôm phát triển chậm.
9. Nồng độ nitrat (NO3-)
Về cơ bản, Nitrat sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi nếu duy trì nồng độ ở ngưỡng 900mg/l. Tuy nhiên, nếu nồng độ Nitrat quá cao sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống của tôm.
Nồng độ Nitrat quá cao sẽ khiến sự sinh trưởng của tôm chậm lại, gây ra hiện tượng cụt râu ở tôm, gan và tuỵ tổn thương, dẫn đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa năng lượng của tôm cũng suy giảm theo.
10. Nồng độ Nitrit (NO2)
Chỉ tiêu về nồng độ Nitrit là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng và đáng chú ý nhất trong các chỉ tiêu trong ao nuôi tôm do nó sẽ là chất độc hại với tôm nuôi. Nitrit ngấm vào tôm qua mang và da gây khó khăn cho quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể tôm
Chính vì thế mà cơ thể tôm khó phát triển, chậm chạp, sức đề kháng yếu và có thể gây chết hàng loạt. Bà con lưu ý giới hạn nồng độ Nitrit cho ao tôm phải hơn 5 mg/l NO2-.
11. Nồng độ amoniac (NH3)
Nồng độ Amoniac trong ao nuôi tôm được tạo ra từ lượng thức ăn dư thừa và sự phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật trong lớp bùn dưới đáy ao nuôi.
Nếu như nồng độ Amoniac quá cao có thể làm hại đến mang, gan, tụy và cả niêm mạc ruột của tôm tôm. Điều này khiến cho quá trình hô hấp, trao đổi chất của tôm suy giảm trầm trọng, hệ miễn dịch yếu dần, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, lột xác và tăng trưởng của tôm cũng không hoạt động bình thường. Từ đó mầm bệnh có cơ hội phát triển, xâm nhập và làm chết tôm.
Thiết bị đo nồng độ Amoniac ( NH3 )
Nồng độ khí độc Amoniac cũng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của tôm nuôi lên tới gần 50%. Hàm lượng khí độc Amoniac này không được vượt quá 0.3mg/l trong khi ngưỡng tối ưu là 0.1 mg/l.
12. Nồng độ Sunphua Hydro (H2S)
Nồng độ Sunphua Hydro (H2S) cũng giống như nồng độ Amoniac NH3 rất độc hại đối với tôm nuôi. Nồng độ H2S sẽ làm lượng oxy bị thiếu trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Tôm sẽ bị stress và mệt mỏi khi nồng độ H2S ở mức 0.1 đến 0.2 mg/l.
Khi nước đáy ao có nồng độ H2S đạt 0.8 mg/l thì tôm sẽ có hiện tượng chết từ từ và chìm xuống đáy. Nếu nồng độ H2S đạt ngưỡng 4 mg/l thì dẫn đến hiện tượng tôm chết nhanh và hàng loạt.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản