Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi thủy hải sản

lam-dung-khang-sinh-trong-chan-nuoi-thuy-hai-san

Ngành chăn nuôi thủy hải sản ngày càng phát triển, để xử lý tình trạng môi trường và kiểm soát dịch bệnh nhiều hộ chăn nuôi đã sử dụng một số loại hóa chất, thuốc kháng sinh và chế phẩm sinh học để cải thiện tình trạng chăn nuôi. Nếu sử dụng không đúng cách và đại trà sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp và sức khỏe con người.

Thay vì sử dụng các chế phẩm sinh học, kháng sinh các hộ chăn nuôi nên sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giúp tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức đề kháng cho thủy hải sản như Beta-Glucan, Immunevets, …

1. Sử dụng kháng sinh quá mức sẽ gây ra hậu quả gì?

Nếu sử dụng một lượng nhỏ các chế phẩm sinh học và thuốc kháng sinh vào thức ăn và môi trường sẽ giúp diệt khuẩn, kháng sinh, quản lý môi trường…. Nhưng nếu sử dụng bừa bãi kháng sinh và các chế phẩm sinh học không chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến con người.

lam-dung-khang-sinh-trong-chan-nuoi-thuy-hai-san

Lạm dụng kháng sinh trong thủy sản làm ảnh hưởng tới sức khỏe (nguồn: Thiên Tuế)

Kháng sinh sẽ không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt cả những vi khuẩn bảo vệ gây phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh ở đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa và có thể khiến vật nuôi bị đi ngoài.

Sự tồn dư kháng sinh trong thịt vật nuôi ở nhiều mức độ khác nhau có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng như: đau bụng, nhức đầu và gây các phản ứng mẫn cảm khác đối với những người nhạy cảm với kháng sinh… Nặng hơn nếu là những loại kháng sinh hóa học có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

2. Biện pháp tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản:

2.1. Chọn giống

Nên chọn giống đồng đều, không dị tật, xây sát, có khả năng miễn dịch đối với một số bệnh và sinh trưởng nhanh. Nên mua giống ở các cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận của các viện nghiên cứu.

2.2. Quản lý chăm sóc sức khỏe vật nuôi

Cần theo dõi sức khỏe vật nuôi thường xuyên kiểm tra ao nuôi, cho ăn theo “4 định”: định chất lượng thức ăn, định số lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn.

2.3. Nuôi xen canh các loài thủy sản khác

Các chất thải từ phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa tích lũy trong ao nuôi và nguồn nước bị ô nhiễm sẽ thúc đẩy cho vi khuẩn phát triển ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao nuôi và nâng cao khả năng nhiễm bệnh của vật nuôi. Vì thế sở hữu thể nuôi xen canh các đối tượng thủy sản mang nhau để tận dụng nguồn thức ăn thừa trong ao để khắc phục tình trạng này.

2.4. Cải tạo, vệ sinh ao

Thực hiện cải tạo ao thật tốt khi thả nuôi. Nên diệt khuẩn thật kỹ nhằm tiêu diệt mầm bệnh của vụ nuôi trước, vét bùn ao nuôi Khử trùng nước ao, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nằm trong ngưỡng cho phép trước khi thả nuôi.

2.5. Bổ sung dinh dưỡng

Để đạt được năng suất cao nhất trong chăn nuôi các hộ chăn nuôi cân lưu ý duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, theo đó hỗn hợp phụ gia thức ăn được coi là giải pháp tối ưu.

Thay thế kháng sinh bằng các loại probiotic vừa giúp giảm chi phí vụ nuôi, vừa tăng hiệu quả bền vững.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17   |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 08888.3.15.17
Zalo: 08888.3.15.17
Chat Zalo
Gọi điện ngay