Lợi và hại khi nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

loi-va-hai-khi-nuoi-tom-cang-xanh-tren-ruong-lua

Nuôi tôm trên ruộng lúa từ lâu đã trở nên quen thuộc và phổ biến với những người nuôi tôm. Đây là phương pháp nuôi tôm vừa mang lại giá trị kinh tế bền vững vừa thân thiện với môi trường thiên nhiên.

Đặc biệt, tôm càng xanh là đối tượng được nuôi lồng ghép với lúa nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa  cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nếu như bà con chưa trang bị đầy đủ kiến thức thì có thể dẫn đến nguy cơ thất mùa.

1. Tìm hiểu chung về tôm càng xanh

Tôm càng xanh còn được gọi là tôm sông khổng lồ hay tôm nước ngọt khổng lồ thuộc họ tôm gai. Đây là một trong những loài tôm nước ngọt lớn nhất trên thế giới và được nuôi trồng thủy sản rộng rãi ở một số quốc gia để làm thực phẩm.

Tôm xàng xanh được nuôi rộng rãi trên toàn thế giới bởi chúng rất dễ nuôi, sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh và giá bán cao. Tôm càng xanh thương phẩm có thể dài tới hơn 30cm, vỏ tôm có màu nâu hoặc màu xanh lục, có các sọc dọc mờ nhạt.

tom-cang-xanh

Tôm càng xanh

Do nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa nên thịt tôm rất săn chắc, ngon ngọt hơn các loại tôm khác, đặc biệt là giàu dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích, nhu cầu tiêu thụ rất lớn.

Đặc biệt giá bán tôm càng xanh dao động từ 420.000 VNĐ đến 520.000 VNĐ, kèm theo nhu cầu thị trường càng lớn, có thể xuất khẩu nên nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa càng được nhân rộng.

2. Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Hiện nay có nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh, tuy nhiên nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là mô hình có tính ưu việt nhất, được nhiều bà con áp dụng. Đây là hình thức canh tác 2 trong 1, kết hợp giữa thủy sản và trồng trọt, vừa trồng lúa vừa nuôi tôm, vì thế đem lại hiệu quả kinh tế gấp đôi bình thường.

bien-phap-ky-thuat-giup-nuoi-tom-lua-dat-nang-suat-cao

Biện pháp kỹ thuật nuôi tôm lúa đạt năng suất cao

2.1. Chọn mùa vụ nuôi

Mỗi năm sẽ có 2 vụ lúa chính đó là vụ đông xuân (tầm tháng 12 đến tháng 2) và vụ hè thu (tháng 4-5 cho tới tháng 8). Tuỳ vào đặc điểm khí hậu  từng vùng mà nông dân có thể chọn nuôi tôm càng xanh ở 1 trong 2 vụ trên hoặc cũng có thể nuôi tôm ở cả 2 vụ đều được.

Tuy nhiên với thời tiết khí hậu tại Việt Nam thì khuyến khích bà con nuôi tôm vào vụ hè thu là tốt nhất do lúc này nước ngập trong ruộng lúa kéo dài nên tạo điều kiện cho tôm sinh sống và phát triển tốt. Còn mùa đông xuân thì thường sẽ khô hanh kéo dài nên việc nuôi tôm sẽ khó khăn hơn.

2.2. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm

Ruộng lúa để nuôi tôm càng xanh cần thiết kế phù hợp, có mương bao xung quanh, mương chiếm tầm 1/5 diện tích của ruộng, rộng 2-3m nhằm đảm bảo cung cấp nước ổn định cho ruộng, tránh bị thiếu nước, thúc đẩy tôm sinh trưởng nhanh.

Một điểm cần lưu ý là đắp bờ cho ruộng, bờ cao tối thiểu 1m, chân bờ 2-3m. Nếu không có bờ thì sẽ chẳng may nếu có thiên tai, lũ lụt sẽ ảnh hưởng đến tôm và gây thất thoát.

giai-doan-chuan-bi-ruong-lua

Giai đoạn chuẩn bị ruộng lúa

Sau khi thu hoạch lúc vụ đông xuân thì cải tạo bờ, vét bùn ở mương, bón vôi rồi phơi ruộng. Sau đó bơm nước vào ruộng, đảm bảo ngập mặt ruộng 30-50cm, với ao ương cần tối thiểu 0.8m. Kết hợp bón thêm phân hữu cơ để gây màu nước.

2.3. Chuẩn bị con giống và thức ăn

Khâu chuẩn bị con giống rất quan trọng, góp phần lớn giúp vụ mùa thắng lợi. Người nuôi nên lựa chọn con giống ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi quan sát con giống thấy chúng bơi linh hoạt, kích cỡ đồng đều, không mắc dịch bệnh.

Trong giai đoạn đầu của tôm có thể ăn thức ăn tự nhiên như động thực vật thủy sinh hoặc thức ăn tươi như cá, cua, tép, ốc,… và thức ăn công nghiệp. Lưu ý người nuôi cần điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn, chú ý lượng thức ăn chỉ tương đương 10-20% trọng lượng cơ thể.

2.4. Chăm sóc và quản lý tôm càng xanh

Thường xuyên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để tăng đề kháng cho tôm. Ngoài ra người nuôi phải thay nước định kỳ, kiểm tra môi trường ao nuôi thường xuyên, cho tôm ăn đầy đủ. Đối với mùa lũ cần kiểm tra bờ bao cẩn thận, phòng khi lũ quá mạnh phá vỡ bờ xâm nhập vào ruộng.

2.5. Thu hoạch tôm

Thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa sau 4-5 tháng. Có 2 hình thức là thu hoạch tỉa con lớn trước hoặc thu hoạch luôn 1 lần.

nong-dan-doi-doi-nho-nuoi-tom-cang-xanh-tren-ruong-lua

Nông dân đổi đời nhờ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

3. Chính sách cho mô hình nuôi tôm với trồng lúa

Mô hình canh tác nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu của vùng. Đa phần mô hình nuôi tôm lúa phát triển vào mùa nắng thiếu nước, nhưng mùa mưa thì tồn ứ nước.

Do đó, để phát triển bền vững mô hình nuôi tôm càng xanh trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, bà con cần thực hiện theo hướng phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch phát triển tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn 2030.

Trước mắt các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long cần rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch các vùng nuôi tôm với trồng lúa phù hợp với tình hình thời tiết và điều kiện tự nhiên.

chinh-sach-nuoi-tom-cang-xanh

Chính sách nuôi tôm càng xanh

Ban hành quy hoạch thống nhất cho toàn vùng, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm lúa; đầu tư các hệ thống cấp nước ngọt cho sản xuất; tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa chịu được mặn, phù hợp với vùng nuôi tôm lúa.

Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa qua thực tế đã chứng minh tính thích ứng với khí hậu, có khả năng phát triển trong điều kiện nước biển xâm nhập, bảo vệ môi trường; sản phẩm lúa an toàn vì nông dân ít sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật.

Để nâng cao hiệu quả hơn nữa, nông dân cần mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là hình thức nuôi tôm 2 giai đoạn nhằm cải tạo đất cắt mầm bệnh, tăng hiệu quả mô hình.

4. Ưu điểm và nhược điểm khi nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Lợi ích khi nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa:

  • Giữ được diện tích lúa, đối với thời điểm hạn mặn thì có nước mặn để nuôi tôm.
  • Cây lúa tăng trưởng nhanh hơn
  • Tôm ăn những loài côn trùng phá hoại mùa màng, giúp nông dân đỡ tốn kém hơn.
  • Tận dụng các chất hữu cơ ở đáy ao tôm để làm phân bón ruộng, điều này sẽ tiết kiệm chi phí phân bón.
  • Đảm bảo phát triển kinh tế bền vững theo hướng thuận thiên.
  • Giúp tăng năng suất, chất lượng và giữ gìn được môi trường sinh thái tự nhiên.
  • Đáp ứng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ của Chính phủ đã đề ra.

nuoi-tom-cang-xanh-tren-ruong-lua-loi-va-hai

Nuôi tôm càng xanh trên lúa, lợi và hại

Những rủi ro khi nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa:

  • Tôm chết vì thuốc trừ sâu
  • Tôm bị tấn công trong thời kỳ lột vỏ
  • Tôm chết vì nhiệt độ cao

5. Kết luận

Những năm gần đây, nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ngày một phổ biến hơn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bởi vì đây là mô hình giúp phát triển kinh tế theo hướng bền vững, cải tạo môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Với điều kiện sinh thái đặc thù, hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cả con tôm và cây lúa, đây là hai sản phẩm chủ lực mang lại kim ngạch xuất khẩu cao.

Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chưa phát huy được các lợi thế vốn có do những rủi ro vẫn còn hiện hữu và người nuôi tôm chưa tiếp cận được giải pháp hữu hiệu.

Chính vì vậy khi nhà nông đã trang bị cho mình một lượng kiến thức và sự am hiểu về sinh trưởng, phát triển của mô hình nuôi tôm càng xanh trên cây lúa thì việc áp dụng mô hình này sẽ mang lại hiệu quả rất cao, vừa đảm bảo giữ gìn cây lương thực truyền thống, vừa phát huy được nghề tôm của nước ta.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay