Bệnh về đường tiêu hóa hiện nay khá phổ biến ở các động vật nuôi. Nguyên nhân dẫn đến việc động vật nuôi bị bênh là do môi trường sống vật nuôi không sạch sẽ, loại vi khuẩn, ký sinh trùng và đặc biệt là ký sinh trùng amip gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh…
1. Giới thiệu về cây mộc hoa trắng
1.1. Cây mộc hoa trắng là cây gì?
Trong y học cổ truyền, cây mộc hoa trắng là một vị thuốc nam quý, có nhiều tác dụng hữu ích đến tình trạng sức khỏe. Một vài công dụng phổ biến phải kể đến như điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa: tiêu chảy, lỵ amip, viêm đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa…
Cây mộc hoa trắng thuộc họ Trúc đào, có tên khoa học là Holarrhena antidysenteria Wall. Trong dân gian, có một số cách gọi khác cho loại cây này như cây Sừng trâu, Mức lá to, Mộc vài, Thừng mực lá to, Mức hoa trắng,…
Mộc hoa trắng là một vị thuốc nam quý, có nhiều tác dụng hữu ích đến sức khỏe con người. Phân bố của loài cây này khá rộng rãi, xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau.
Trong đó, có một số nơi phổ biến vị thuốc này như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Tại Việt Nam, cây mọc nhiều tại các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn… và một số các tỉnh miền Trung.
Hạt và vỏ cây của mộc hoa trắng là hai bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, lá cây cũng có nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị hiệu quả.
Cây nở hoa từ tháng 3 đến tháng 7, quả bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 6 đến tháng 12. Thời điểm thu hoạch hạt thích hợp nhất là khi quả đã chín già lúc mùa đông.
Sau khi hái, có thể dùng dạng tươi để điều trị hoặc đi phơi hay sấy khô để bảo quản được lâu hơn. Khi dược liệu được sơ chế khô, để giữ được lâu nhất cần đặt vào trong các túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
1.2. Cây mộc hoa trắng có đặc điểm gì?
Tùy thuộc vào dinh dưỡng tại nơi cây sinh sống mà Hoa mộc trắng có thể cao đến tận 13m và chu vi khoảng 1,1m. Đây là một loại cây bụi rụng lá, thân gỗ.
Cành cây nhẵn hoặc có mang nhiều lông tơ màu đỏ. Bề mặt cành còn chứa nhiều bì khổng trắng, phần sẹo lá còn sót lại sẽ nổi hẳn lên.
Lá cây có hình bầu dục, chiều dài khoảng 12-15cm, rộng khoảng 4-8cm. Phần đầu và đáy của lá có thể tròn hoặc nhọn. Mặt lá bóng có màu xanh lục nhạt. Lá của cây mộc hoa trắng mọc rất gần và đối nhau, nhìn như không có cuống lá và không có lá kèm.
Hoa của cây có màu trắng, mọc thành từng chùm hình ngù trong kẽ lá hay đầu cành. Thùy đài hoa hình mác thuôn dài, đầu nhọn, có lông tơ. Mỗi đài hoa dài trung bình từ 2-3mm.
Quả hình trụ, hình nang chia nhỏ, dài từ 15-45cm với đường kính 5-10mm. Quả mọc song song hai bên, thường một bên quả sẽ nhỏ hơn, trong có lõi có màu chấm trắng. Hạt hình thuôn dài, có đầu với lông nâu, thường dài từ 2-2,5 cm.
Vì cùng thuộc họ Trúc đào nên cây mộc hoa trắng thường rất dễ bị nhầm lẫn với cây Lòng mức. Tuy nhiên, đặc điểm dược lý và đặc tính dược liệu của hai loại cây này không giống nhau nên không thể thay thế được nhau.
2. Giới thiệu về Cao Mộc Hoa Trắng (Holarrhena Antidysenterica Wall extract)
Qua thực tế điều trị cho thấy Cao Mộc Hoa Trắng (Holarrhena Antidysenterica Wall extract) là một trong những loại thuốc quý hiếm và cũng là khắc tinh của bệnh lỵ, tiêu chảy, viêm đại tràng cấp và mãn tính ở người từ trước tới nay.
Mộc Hoa Trắng
Không chỉ dành riêng cho người, Mộc hoa trắng còn được các chủ hộ chăn nuôi sử dụng để chữa và phòng tránh về các bệnh về đường tiêu hóa cho vật nuôi. Hôm nay Thiên Tuế sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ hơn về công dụng của Mộc Hoa Trắng
3. Công dụng tuyệt vời từ cao Mộc hoa trắng
Mộc hoa trắng hay được gọi là cây sừng trâu, mức hoa trắng, mức lá to, mộc vài. và có tên khoa học: Holarrhena antidysenteria Wall, thuộc họ Trúc đào
Mộc hoa trắng đem lại các dược lý tuyệt vời như: Thành phần chính có trong cây hoa Mộc hoa trắng chính là các alkaloid, trong đó có chứa những hoạt chất chính là conessin, 1 loại hoạt chất tác dụng mạnh với các loại khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Cây mộc hoa trắng
So với 1 số mẫu thuốc thông thường hiện nay, thì Mộc hoa trắng có điểm cộng là có thể diệt tận gốc các amip và vi khuẩn độc hại trong đường ruột ở cả 2 thể, thể hoạt động và thể kén. Vì vậy, Mộc hoa trắng có thể ngăn chặn bệnh lây lan và tái phát trong thời gian ngắn.
Cao Mộc hoa trắng thường được sử dụng phối chung với thức ăn của vật nuôi (thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản) gúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và hỗ trợ chữa các bệnh về viêm đường tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Đó là lí do cao Mộc hoa trắng phổ biến và được nhiều hộ chăn nuôi biết tới hiện nay.
3. Liều dùng cao Mộc hoa trắng cho thủy sản, chăn nuôi
Khi sử dụng Mộc hoa trắng cần chú ý đến liều lượng sử dụng để có thể phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng:
- Đối với Gà: 15-45g cao khô Mộc hoa trắng/tấn cám.
- Đối với Lợn: 280-830g cao khô Mộc hoa trắng/tấn cám.
Riêng đối với thủy sản, đặc biệt là tôm, liều dùng cao mộc hoa trắng cho thủy sản như sau:
Phòng bệnh phân trắng:
- Trộn cho ăn: 20ml cao lỏng Mộc hoa trắng hoặc 20g cao khô mộc hoa trắng cho 1kg thức ăn, cho ăn xuyên suốt vụ nuôi.
- Tạt xuống ao: 1 lít cao lỏng Mộc hoa trắng cho 1000m3 nước.
Trị bệnh phân trắng:
- Trộn cho ăn: 20ml cao lỏng Mộc hoa trắng hoặc 20g cao khô mộc hoa trắng cho 1kg thức ăn, ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày (giảm 50% lượng thức ăn trong quá trình điều trị).
- Tạt xuống ao: 2 lít cao lỏng Mộc hoa trắng cho 1000m3 nước.
Không chỉ tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa, Mộc hoa trắng còn có tác dụng là bảo vệ các lợi khuẩn trong đường ruột cho vật nuôi. Vì thế các chủ hộ trang trại, chủ hộ chăn nuôi, chủ farm tôm, nhà máy sản xuất thuốc thủy sản, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi. Lựa chọn Mộc hoa trắng là nguyên liệu sản xuất thức ăn góp phần giúp cho vật nuôi sinh trưởng tốt và khỏe mạnh.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản
- Bệnh phân trắng | Hội chứng phân trắng (White Feces Syndrome) trên tôm là gì?
- Lactobacilus acidophilus – Chế phẩm sinh học chống lại vi khuẩn Vibrio spp. trên Tôm
- Đâu là sản phẩm men vi sinh dạng bột tốt nhất hiện nay
- Lợi và hại khi nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
- Các vấn đề pháp lý trong nuôi tôm