Phèn là gì? Ảnh hưởng của phèn trong ao nuôi tôm

phen-la-gi-anh-huong-cua-phen-trong-ao-nuoi-tom

Trong quá trình nuôi tôm, bà con thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm. Một trong những hiện tượng khiến bà con đau đầu chính là ao nuôi tôm nhiễm phèn.

Vấn đề này từ lâu đã không còn quá xa lạ nhưng luôn là câu chuyện nan giải nếu không có phương pháp xử lý thích hợp dẫn đến thiệt hại về kinh tế sẽ không hề nhỏ do tôm chậm phát triển, vàng mang.

Để giúp bà con am hiểu hơn về loại nguyên liệu này, chuyên mục thủy sản của LabVN sẽ cung cấp trong bài viết dưới đây những thông tin bổ ích về vôi và những yếu tố liên quan.

1. Phèn là gì? Có bao nhiêu loại phèn?

Phèn là tên gọi thông thường của một hợp chất hóa học có trong môi trường tự nhiên, tên hóa học của phèn là Kali Sunfat (nhôm ngâm nước). Ở dạng tinh thể, phèn không có màu hoặc có thể có màu trắng đục hay trắng trong. Vị của phèn hơi chua, chát nhẹ, không tan trong cồn, ít tan trong nước lạnh và khi gặp nước nóng thì phèn lại tan khá nhiều.

Trong đời sống của chúng ta hiện nay, phèn được sử dụng rất phổ biến và thông dụng, chẳng hạn:

  • Người ta có thể dùng phèn để lọc nước sạch, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con người
  • Phèn còn có công dụng rất hiệu quả trong khử mùi cơ thể, trị hôi miệng, hôi nách cực kỳ hiệu quả
  • Dùng phèn chua ngâm trứng giúp giữ cho trứng được tươi lâu hơn
  • Dùng phèn chua để khử mùi hôi của nội tạng động vật

Có 2 loại phèn chính ảnh hưởng đến ao tôm, đó là:

  • Phèn sắt: muối kép của sắt (III) sunfat kết hợp với muối của kim loại kiềm hay amoni, làm nước đỏ, chân, mang, đuôi tôm bị vàng.
  • Phèn nhôm: muối sunfat kép của kali và nhôm, nước nhiễm phèn này rất trong nên khó gây màu, tôm khó phát triển, chậm lớn.

2. Ảnh hưởng của phèn với ao tôm

  • Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn phải chịu tác động rất lớn, đất phèn cùng với độ pH thấp, hàm lượng canxi, magie cũng ít sẽ làm áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước bị mất cân bằng .
  • Hoạt động lột vỏ của tôm bị tác động nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ mới của tôm. Hiện tượng mềm vỏ ở tôm hoặc quá trình lột không diễn ra suôn sẻ khiến vỏ chưa lột hết hoàn toàn, bị “bệnh vảnh mang” dính vỏ ở tôm nhỏ làm cho tỉ lệ sống của tôm không cao.
  • Đất phèn tạo ra môi trường axit ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzym trong cơ thể, làm chậm quá trình sinh trưởng của tôm. Nước bị nhiễm phèn làm giảm sức liên kết giữa oxy và hợp chất Hemoglobin trong máu, khiến cho quá trình hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, làm cho tôm mất nhiều năng lượng, giảm khả năng sinh trưởng, ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm.
  • Phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang,ngăn cản quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt là tôm còn nhỏ.
  • Phèn còn làm giảm độ kiềm và pH ao nuôi, nguồn thức ăn tự nhiên không còn và tạo màng nhớt do Fe3+ hòa tan vào nước, vi khuẩn ưu sắt phát triển tạo màng dầu.
  • Ngoài ra ao nuôi tôm bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, khó gây màu nước ao nuôi tôm. Ngoài ra, do tảo biến động nên màu nước của ao nhiễm phèn sẽ thay đổi thường xuyên.

anh-huong-cua-phen-voi-ao-nuoi-tom

Ảnh hưởng của phèn với ao nuôi tôm

3. Các dấu hiệu nhận biết phèn trong ao nuôi

Hiện tượng nhiễm phèn trong ao nuôi tôm có thể nhận biết bằng những cách sau:

  • Nước ao trong và chuyển thành màu giống như màu nước trà, tảo không phát triển
  • Có lớp váng vàng nhạt nổi trên mặt nước
  • Độ pH trong ao nuôi giảm, trời mưa tôm thường bỏ ăn
  • Tôm chuyển sang màu vàng ở mang và đuôi, vỏ tôm trở nên cứng hơn bình thường
  • Quá trình lột xác khó, tôm bị tấp mé, chết dần do bị phèn bám vào mang cản trở quá trình hô hấp.

Lưu ý đối với vùng đất có màu xám đen chứa hàm lượng Pyrite (FeS2 ) cao, khi đào ao nuôi dễ bị nhiễm phèn.

4. Nguyên nhân nhiễm phèn trong ao nuôi tôm

Ao tôm bị nhiễm phèn là do gốc sulfat cao có trong chất đất tại ao. Trong đất phèn, môi trường đất bị phá vỡ. Nên đất này không có khả năng làm sạch được nữa.

Vì thế các sinh vật trong môi trường đất bị ô nhiễm này sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Chúng sẽ bị phân huỷ yếm khí, giải phóng ra lưu huỳnh. Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh sẽ kết hợp với sắt trong phù sa tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2).

nguyen-nhan-nhiem-phen-trong-ao-nuoi-tom

Nguyên nhân nhiễm phèn trong ao nuôi tôm

Khi gặp không khí, Pyrite trong đất ẩm bị oxy hóa tạo nên các oxit sắt và hợp chất axit sulfuric. Axit sulfuric làm tan sắt và kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm,…

Chính vì thế đất sẽ bị chua, nước ao bị giảm pH và còn chứa các kim loại độc hại vượt quá sức chịu đựng của tôm nuôi. Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng đó là khi trời mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống cũng khiến ao tôm bị nhiễm phèn.

5. Biện pháp xử lý phèn hiệu quả

Đối với những ao nuôi tôm bị nhiễm phèn thì bà con lưu ý không nên phơi ao quá lâu vì các vết rạn nứt lớn sẽ chứa nhiều oxy, làm oxy hóa Pirit sắt và khi cấp nước vào, chất này sẽ được giải phóng tạo ra phèn đỏ rất khó giải quyết.

Để xử lý phèn cho ao nuôi gia tăng hàm lượng lân bằng cách bón phân lân ở đáy ao nuôi bị nhiễm phèn để tăng hàm lượng photpho giúp khử sắt và giảm phèn.

Tuy nhiên, cách này có mặt trái là khiến hàm lượng các tảo độc như tảo lam, tảo giáp phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong ao. Chính vì vậy bà con cần phải xử lý tảo sau khi xử lý phèn.

bon-voi-cho-ao-nuoi-de-xu-ly-phen

Bón vôi cho ao nuôi để xử lý phèn

Ngoài ra, bà con có thể áp dụng phương pháp bón vôi cho đáy ao nuôi giúp giảm lượng phèn trong ao. Bón vôi có tác dụng làm tăng độ pH, giảm phèn. Thời điểm bón vôi thóch hợp nhất là lúc chiều mát và phải tháo nước ngay vào ngày hôm sau, không để ao phơi quá lâu.

Bệnh cạnh đó, người nuôi tôm có thể dùng men vi sinh xử lý phèn để mang lại hiệu quả cao đồng thời tiết kiệm chi phí cho bà con.

Xem thêm Tổng quan về Vi sinh khử phèn Thiobacillus Spp

6. Kết luận

Để phòng tránh hiện tượng nhiễm phèn trong ao nuôi tôm, khi trời mưa bà con cần giảm lượng thức ăn cho tôm hoặc ngừng hẳn. Thường xuyên bổ sung men vi sinh, khoáng chất và Vitamin thiết yếu vào khẩu phần ăn cho tôm.

Xi phông đáy ao định kỳ nhằm giảm thải lượng chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao nuôi, sử dụng bộ test kit Sera 9 chỉ tiêu để xác định hàm lượng sắt trong nước.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn dù không quá xa lạ nhưng bà con nên lưu ý đến mức độ ảnh hưởng của nó trên tôm và áp dụng những biện pháp khắc phục để xử lý triệt để vấn đề này.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay