Berberine là một loại dược chất quý, được xem là một trong những chất bổ sung tự nhiên hiệu quả nhất hiện tại. Hoạt chất này mang đến những ích lợi cực kì ấn tượng về mặt sức khỏe, là một trong những chất bổ sung được chứng minh là có tính hiệu quả tương đương dược phẩm.
Đây là bài viết tổng hợp đầy đủ nhất về Berberine (Ber) từ trước đến nay, cùng Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế tìm hiểu nhé.
1. Berberine là gì ?
1.1. Berberine là thuốc gì ?
Đầu tiên, ta cần hiểu rằng Ber không phải là thuốc, nó là một hoạt chất có nguồn gốc từ thảo dược, rất an toàn cho người cũng như vật nuôi.
1.2. Berberine chiết xuất từ cây gì ?
Cụ thể Berberine hydroclorid là hoạt chất được chiết xuất từ cây hoàng đằng (còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên, tên khoa học là Fibraurea Tinctoria Lour hoặc Fibraurea Recisa, thuộc họ Tiết dê Menispermaceae – Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Tác giả GS.TS. Đỗ Tất Lợi).
Cây hoàng đằng Fibraurea Tinctoria Lour là một loài cây mọc leo, thân rất cứng to. Lá mọc so le, dài từ 9 đến 20cm, rộng từ 4 đến 10cm, cứng, nhẵn phiến lá hình ba cạnh dài, phía dưới tròn, có ba gân chính rõ và hai gân cong; cuống dài từ 5 đến 14cm có hai nốt phình lên, một ở phía dưới, một ở phía trên. Hoa mọc thành chùy, 2 đến 3 lần phân nhánh, dài từ 30 đến 40cm, ở kẽ các lá đã rụng.
Hình ảnh hoạt chất Berberine và các thành phần của cây hoàng đằng
Cây hoàng đằng mọc hoang khắp nơi ở vùng núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, …v…v…. Mùa thu hoạch gần quanh năm, có thể thu hoạch cả cây, cắt thành từng đoạn thân hoặc có thể chỉ lấy rễ thôi.
Ngoài ra Berberine còn được tìm thấy ở một số cây họ hoàng (hoàng liên, thổ hoàng liên, hoàng bá…).
2. Công dụng của Berberine đối với sức khỏe con người
Berberine như là một chất kháng sinh tự nhiên, có tính chất kháng khuẩn, chống viêm và nâng cao khả năng miễn dịch cũng như hiệu quả trong việc chống lại một loạt các vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm. Hoạt chất này có thể được dùng để bôi trên vết cắt và vết thương và phổ biến nhất là điều trị các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy hay ngộ độc thực phẩm.
2.1. Các nghiên cứu trong nước về công dụng của Berberine
Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Bộ Y Tế, Berberine có một số tác dụng dược lý sau:
2.1.1. Tác dụng kháng khuẩn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Berberinee có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể chống lại vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh, giun sán và chlamydia bằng cách ức chế khả năng của các vi khuẩn bám vào tế bào người, hoạt chất này có thể giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là ở cổ họng, ruột và đường tiết niệu.
Berberine có phổ kháng khuẩn rộng đối với một số chủng vi khuẩn gram (+) và gram (-). Đặc biệt đối với vi khuẩn Vibrio Cholerae (vi trùng gram (-) gây bệnh thổ tả ở người, sau khi đã được xử lý trước với Ber, rồi đem tiêm truyền cho những con thỏ non thì không thể gây nên những triệu chứng thổ tả thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ độc tổ của vi khuẩn tả đã bị trung hòa hoặc bị bất hoạt.
Trường hợp cho thỏ non uống trước Ber, cách sau đó từ 18 đến 24 giờ bơm vào ruột thỏ một liều độc tố tả gây chết thì phòng ngừa được hiện tượng tiêu chảy do độc tố gây nên và kéo dài được thời gian sống của thỏ dùng thuốc.
Berberine có tác động đối với các chủng vi khuẩn Staphyllococcus aureus, Streptocochemolytique, trực trùng ho gà, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, lao…
Không chỉ có thử nghiệm trên thỏ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Berberinee là một hoạt chất tiềm năng đối với thức ăn dành cho thủy sản. Ber có tính chất như một chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi thủy sản.
Berberine có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến các lợi khuẩn có trong cơ thể vật nuôi thủy sản và không để lại bất kỳ dạng tồn dư kháng sinh nào trong cơ thể thủy sản giống các loại thuốc kháng sinh khác có trên thị trường.
Berberine khi được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của thủy sản sẽ giúp kích thích sự tăng trưởng của thủy sản, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại quá trình stress oxy hóa, ngăn ngừa quá trình apoptosis – chất tế bào ở cá mè khi ăn quá nhiều chất béo.
Một cuộc nghiên cứu đã diễn ra khi thử nghiệm trên 320 con cá mè. Kết quả sau nghiên cứu đã cho thấy rằng số cá mè được bổ sung Ber vào khẩu phần ăn thì cải thiện được khả năng tăng trưởng, hệ miễn dịch của cá cũng được cải thiện đồng thời các chỉ số hoạt động của plasmic asid (ACP), lysozyme (LYZ) và các thành phần chất bổ sung như C3 và C4 cũng cho thấy kết quả rất khả quan.
Bổ sung Ber có thể giúp chống lại sự phát triển của quá trình stress oxy hóa do chất béo gây ra đồng thời tăng sự hoạt động của SOD và hàm lượng sulfydryl (T-SH) ở cá. Số lượng tế bào chết ở gan do chất béo nhiều gây nên và tỷ lệ sống sót của các cá thể cũng được cải thiện.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra được rằng Berberine là một nguyên liệu dược kháng sinh tự nhiên dành cho thủy sản giúp ức chế sự phát triển của quá trình stress oxy hóa, giảm tỷ lệ chết của tế bào đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của thủy sản.
2.1.2. Tác dụng kháng đơn bào
Thử nghiệm Ber với nồng độ 1:5000 trên chuột nhắt trắng đã gây nhiễm amip với liều 50mg/kg bằng đường uống có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của amip (bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau như gan, não, …).
2.1.3. Tác dụng chống loét đường tiêu hóa
Ber đã được thử nghiệm trên chuột và cho thấy rằng có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm gây nên do stress, ngoài ra còn có tác dụng ức chế sự hình thành loét và hiện tượng chảy máu dạ dày trong.
2.1.4. Tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch
Trên thỏ thí nghiệm được nuôi bằng chế độ ăn uống có hàm lượng cholesterol khá cao, Berberine được cho bằng đường uống có tác dụng làm cho tỷ lệ cholesterol/lipid toàn phần trở về vị trí bình thường. Sulfat Ber trên thỏ thí nghiệm dùng bằng đường uống hoặc tiêm bắp thịt có tác dụng hạ cholesterol máu.
2.1.5. Tác dụng lợi mật
Thí nghiệm trên chuột cống trắng, Ber bằng đường uống hoặc tiêm dưới da có tác dụng tăng cường sự phân tiết bilirubin mật, tiêm tĩnh mạch với liều rất nhỏ cũng có tác dụng rõ rệt. Khi cho chó uống Berberine, hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 10mg/kg cũng cho thất sự tăng cường lưu lượng mật.
2.1.6. Các tác dụng khác
Khi thí nghiệm cho mèo uống Berberine hoặc tiêm phúc mạc Berberine cho mèo, hiệu quả cho thấy là có tác dụng an thần, tăng cường thời gian gây ngủ của pentobarbital. Ngoài ra sulfat Berberine còn có tác dụng giảm đông máu đối với máu chó và máu người.
Một số thử nghiệm trên chuột nhắt trắng (thử nghiệm trên chuột bình thường và chuột bị đái tháo đường do alloxan gây nên) cho thấy Berberine còn có tác dụng hạ đường huyết, có tác dụng đối kháng với hiện tượng tăng đường huyết do tiêm glucose hoặc adrenalin gây nên.
Ber sau khi hấp thu vào máu sẽ được phân phối nhanh chóng vào các tổ chức tim, gan, thận; Tuy nhiên, nghiên cứu về chuyển hóa cho thấy Ber dùng bằng đường uống hấp thu chậm và không hoàn toàn, do đó Ber dùng bằng đường uống chủ yếu là để chữa các bệnh đường ruột.
Tóm lại, tác dụng của Berberine bao gồm:
- Dùng ngoài, dạng cao mềm (10%) chữa mụn nhọt, vết thương.
- Đối với tiêu hóa: tăng tạm thời trương lực và sự co bóp ruột, cải thiện các triệu chứng của viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Chữa tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa, chữa ly trực trùng.
- Đối với hô hấp: liều thấp kích thích hô hấp nhưng liều cao làm cho hô hấp kém đi có thể dẫn tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp. Chữa bệnh ho gà.
- Đối với tim và tuần hoàn: có tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol, chống loạn nhịp.
- Chữa bệnh về gan mật như vàng da, ăn uống khó tiêu.
- Có tác dụng tích cực trên đường huyết, cho thấy khả năng phòng ngừa và điều trị đái tháo đường.
- Chống ung thư.
Liều dùng Berberine (liều uống Berberine) theo khuyến cao là từ 0,2 đến 0,4g mỗi ngày, chia làm từ 2 đến 3 lần uống.
2.2. Các nghiên cứu nước ngoài về công dụng của Berberine
Dựa trên các nghiên cứu đã được công bố trên NCBI, Berberine đã được chứng minh là có các công dụng cụ thể sau đây:
- Berberinee có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, chẳng hạn như ung thư và các bệnh về tiêu hóa, chuyển hóa, tim mạch và thần kinh.
- Berberinee có khả năng bảo vệ hệ tiêu hóa bằng khả năng ức chế độc tố và vi khuẩn, bao gồm Helicobacter pylori, bảo vệ hàng rào biểu mô ruột khỏi bị tổn thương và cải thiện tổn thương gan.
- Berberinee cũng ức chế sự phát triển của các loại tế bào ung thư và cản trở sự xâm lấn và di căn. Bằng chứng gần đây đã xác nhận rằng hoạt chất này có thể cải thiện hiệu quả và độ an toàn của hóa trị liệu.
- Ngoài ra, Berberinee điều hòa chuyển hóa đường và chuyển hóa lipid, cải thiện tiêu hao năng lượng, giảm trọng lượng cơ thể, và làm giảm bớt bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Berberinee cũng cải thiện các hoạt động tim mạch, ức chế rối loạn nhịp tim do thiếu máu cục bộ, làm giảm sự phát triển của xơ vữa động mạch và giảm huyết áp.
- Berberinee cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, bao gồm chống oxy hóa, chống ung thư và chống thiếu máu cục bộ.
3. Công dụng của Berberine trong chăn nuôi
3.1. Công dụng của Berberine đối với thủy sản
- Kháng sinh thảo dược tự nhiên, ít ảnh hưởng đến gan tụy, đường ruột cá/tôm khi điều trị.
- Ức chế nhiều loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật gây bệnh cho cá/tôm.
- Ổn định đường ruột, giúp hấp thu nhanh dinh dưỡng.
- Tăng cường chức năng đường ruột, gan tụy.
- Ngăn chặn bệnh đường ruột, phân lỏng, phân trắng, đứt khúc đường ruột,…
- Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gan và phân trắng trên cá/tôm.
- Giúp hỗ trợ điều trị bệnh đứt ruột, phân lỏng do sự tác động của vi khuẩn gây bệnh EMS, giúp cá/tôm mau hồi phục sức khỏe.
- Dùng để phòng bệnh gan và phân trắng trong suốt quá trình nuôi tốt nhất.
- Cung cấp acid amin thiết yếu giúp cá/tôm tăng cường sức đề kháng.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh đường ruột.
- Giảm vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phát triển tốt, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
- Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, ruột, giúp khỏe, phát triển tốt.
- Tăng cường hiệu quả các nhóm thuốc xổ, kháng sinh.
- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên của cá/tôm.
- Hạn chế kháng thuốc, tồn lưu kháng sinh.
- An toàn và thân thiện môi trường.
Xem thêm Ứng dụng Berberine (chiết xuất từ cây hoàng đằng) trong nuôi trồng thủy sản
3.2. Công dụng của Berberine đối với chăn nuôi gia súc – gia cầm
- Điều trị hiệu quả bệnh cầu trùng ở gà, lợn. Các trường hợp tiêu chảy máu tươi, phân sáp nâu, sáp đen, sáp vàng mãn tính đạt hiệu quả cao.
- Phòng và điều trị hiệu quả bệnh viêm ruột hoại tử do Clostridium Perfringens, bệnh do E.coli gây viêm ruột tiêu chảy, khống chế chúng khống xâm nhập vào máu, Staphylococcus aureus, Streptococus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella gây bệnh thương hàn, tiêu chảy nặng, tiêu chảy toàn nước như đái hiệu quả tốt…
- Việc sử dụng Berberine dùng trong chăn nuôi đã hạn chế rất nhiều hiện tượng nấm diều, nấm nội tạng, nấm phổi ở vật nuôi.
Xem thêm Ứng dụng Berberine (chiết xuất từ cây hoàng đằng) trong chăn nuôi gia súc – gia cầm
4. Hướng dẫn sử dụng Berberine đúng cách
Lưu ý, những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý bạn đọc nên hỏi thật kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
4.1. Hướng dẫn sử dụng Berberine cho người
4.1.1. Liều dùng Berberine
Liều dùng Berberine cho người lớn: Liều lượng sẽ được điều chỉnh tùy theo độ tuổi và các triệu chứng gặp phải.. Ở người lớn, liều dùng thường là từ 50 đến 100mg/ lần, ngày uống 2–3 lần.
Liều dùng Berberine cho trẻ em: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng thuốc này cho trẻ em và trẻ nhỏ. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi như sau:
- Trẻ em trên 16 tuổi dùng liều như người lớn.
- Trẻ từ 8 đến 16 tuổi: uống 50 đến 80mg/ lần, ngày uống 2 lần.
- Trẻ từ 2 đến 7 tuổi: uống 20 đến 40mg/ lần, ngày uống 2 lần.
- Trẻ dưới 2 tuổi: uống 10 đến 20mg/ lần, ngày uống 2 lần.
4.1.2. Cách dùng Berberine
Cách sử dụng Berberine (cách uống Berberine) cũng là một trong những vấn đề đáng lưu tâm. Bạn đọc tham khảo một số lưu ý sau đây nhé
Những điều cần biết trước khi sử dụng Berberine
- Không sử dụng nếu bạn bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nhìn chung, hoạt chất Berberine tương đối ít độc và an toàn khi sử dụng ở liều lượng như chỉ định.
- Trẻ em có uống được Berberine không? Nếu dùng thuốc cho trẻ em, bạn nên thận trọng vì có thể gây loạn khuẩn đường ruột. Một số đối tượng khác cũng cần chú ý khi dùng thuốc này:
- Có bilirubin huyết cao
- Người bệnh rối loạn tim mạch, huyết áp thấp
- Người cao tuổi chức năng sinh lý giảm
- Người có nhiều bệnh lý nền
Bạn nên dùng thuốc Berberine như thế nào?
Berberine uống trước hay sau ăn? Câu trả lời là uống Berberine trước hay sau ăn đều được, uống thuốc với nước lọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khi dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc uống Berberine quá liều?
Liều gây độc của Berberine chưa được xác định nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ra một số vấn đề như:
- Rối loạn tiêu hóa
- Táo bón
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, hãy ngưng dùng thuốc ngay và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có uống được Berberine không?
- Berberine có dùng được cho phụ nữ có thai không? Lưu ý đối với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh: Berberine chống chỉ định cho phụ nữ có thai trong toàn bộ thai kỳ, phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh.
- Berberine có thể tranh chấp với bilirubin tại đường thải trừ ở gan, làm tăng bilirubin máu và gây vàng da cho thai nhi, có thể co giật. Berberine có thể làm tăng co bóp tử cung và gây chuyển dạ sớm.
- Berberine có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? Mặc dù chưa có tài liệu rõ ràng về khả năng thuốc đi vào sữa mẹ nhưng để đảm bảo an toàn, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc này.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc Berberine không?
Một số thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Berberine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
4.1.3. Tác dụng phụ của Berberine
Một số tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp khi dùng thuốc này gồm:
- Buồn nôn, nôn
- Kích thích nhu động ruột
- Khó chịu, đi tiểu nhiều
- Giảm hồng cầu.
Trên đây không phải là tất cả tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình uống thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
4.1.4. Bảo quản
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 25ºC. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
4.2. Cách sử dụng Berberine trong chăn nuôi thủy sản và trong chăn nuôi gia súc – gia cầm
Có rất nhiều cách để sử dụng Berberine trong chăn nuôi thủy sản và trong chăn nuôi gia súc – gia cầm. Một số cách dùng cơ bản được những chuyên gia trong ngành và được bà con nông dân có kinh nghiệm lâu năm chia sẻ như sau
Dùng Berberine dạng bột: đây là cách dùng đơn giản nhất. Chỉ cần trộn bột Berberine vào thức ăn, đảo đều là có thể cho vật nuôi ăn. Tuy nhiên cần lưu ý đối với việc cho tôm cá (thủy sản) ăn Berberine, đó là phải áo ngoài hỗn hợp Berberine và thức ăn để tránh việc hỗn hợp này bị phân tán khi đưa vào môi trường nước.
Dùng Berberine dạng dung dịch: vì bản chất Berberine là không tan trong nước nên không thể dùng nước để hòa tan Berberine. Nếu muốn dùng Berberine dạng dung dịch, bắt buộc phải hòa tan Berberine bằng cồn rượu. Một số cách dùng Berberine dạng dung dịch như sau:
- Berberine thô: giã (đập dập) cây hoàng đằng ra, sau đó ngâm với rượu (có thể dùng rượu gạo) trong vòng 30 ngày rồi đợi cho bột hoàng đằng lắng cặn xuống. Khi bột hoàng đằng đã lắng hoàn toàn, vớt bã hoàng đằng ra, còn lại hỗn hợp dung dịch gồm bột bã và rượu này có thể sử dụng để trộn với thức ăn chăn nuôi. Cách làm này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí nhưng hàm lượng Berberine lại không cao, chỉ tầm 40% đến 60%.
- Berberine Việt Nam: bởi vì hạt Berberine hàng này khá là to, cho nên để đảm bảo độ hòa tan của Berberine, bắt buộc phải sàng lọc lại (rây lại) để lọc ra những hạt Berberine mịn, hoặc phải nghiền các hạt thô ra thành dạng mịn. Sau đó ngâm ủ với rượu gạo và dùng hỗn hợp dung dịch này để trộn với thức ăn chăn nuôi. Cách làm này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí nhưng nhược điểm lại là rất tốn công và thời gian, kèm theo đó là hàm lượng Berberine lại không được cao, dao động khoảng từ 40% đến 60%.
- Berberine hàng nhập từ nước ngoài: loại Berberine này thì có hạt siêu mịn, hàm lượng cao, ngâm ủ với rượu và có thể trộn cho ăn liền. Cách dùng này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, công sức cũng như mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất (với hàm lượng Berberine có khả năng lên đến 99%). Tuy nhiên nhược điểm lại là có thể làm cho giá thành sản phẩm tăng cao.
Hỗn hợp dung dịch Berberine sau khi đã vớt bã cây hoàng đằng
5. Các loại Berberine đang có ngoài thị trường
Hiện nay đang có rất nhiều loại Berberine trên thị trường kèm theo nhiều mức giá khác nhau cũng như cách sử dụng khác nhau. Chủ yếu là có 2 loại Berberine chính:
- Berberine Việt Nam: loại Berberine này có màu vàng, hạt to và thô (có khi to bằng đầu ngón tay), hoạt chất Berberine thường rơi vào khoảng từ 40% đến 60%.
- Berberine hàng nhập từ nước ngoài: loại Berberine này cũng có màu vàng, kích thước rất nhỏ, dạng bột mịn, hoạt chất Berberine thường rất cao, vào khoảng từ 95% đến 99%.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản