Độ cứng của nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng của ao nuôi tôm. Khác với các yếu tố khác như ánh sáng hay nhiệt độ thường được bà con chú trọng hàng đầu, độ cứng có thể còn là một khái niệm chưa được bà con am hiểu kỹ càng và dành mức độ quan tâm tương xứng cho nó.
1. Độ cứng của nước là gì?
Độ cứng của nước được hiểu một cách đơn giản là loại nước có tổng lượng muối Canxi và Magie được hòa tan trong nước vượt qua mức cho phép.
Hiện nay, có nhiều đơn vị đo độ cứng nhưng người ta thường dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg/lít và ppm.
Nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm được tính là nước cứng, dưới mức đó được tính là nước mềm.
Một số biểu hiện của nước cứng:
- Nước cứng có vị đắng do chứa nhiều Mg
- Khi đun sôi nước cứng sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 hay MgCO3.
- Các thiết bị đựng nước thường xuyên bị mảng bám, cặn…
- Các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nước cũng hay bị hoen gỉ, bạc màu, bám cặn…
2. Độ cứng của nước có bao nhiêu loại?
Độ cứng của nước được chia làm 2 loại:
Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối Canxi, Magie carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Canxi và Magie hầu như không tan trong nước.
Phân loại độ cứng của nước
Sở dĩ gọi với cái tên độ cứng tạm thời vì con người có thể điều chỉnh được nó bằng nhiều phương pháp khác nhau và cũng dễ dàng. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng biến động thường xuyên dưới tác động của nhiều yếu tố như nhiệt độ,…
Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Canxi và Magie như clorua, sulphat… chỉ có thể điều chỉnh bằng các phương pháp phức tạp và tốn kém chi phí rất nhiều.
3. Nguyên nhân tạo ra nước cứng
Nước cứng được tạo thành do 2 nguyên nhân chính dưới đây:
- Nước đầu nguồn thường sẽ là nước sông, suối chảy qua nhiều địa hình khác nhau, khi nước chảy qua các khu vực có đá vôi hoặc các loại khoáng sản có chứa Magie nên sẽ hòa tan lượng muối Magie và Canxi dưới dạng ion Ca2+ và Mg2+ làm cho nồng độ 2 ion trong nước vượt trên ngưỡng cho phép. Từ đó sẽ hình thành nguồn nước cứng, nước đá vôi.
- Đối với nước ngầm thì thường sẽ bắt nguồn từ các lớp đá vôi. Do đó trong nước chắc chắn sẽ hòa tan các ion Ca2+, Mg2+ với hàm lượng khá cao làm tăng độ cứng của nước.
4. Phương pháp xác định độ cứng của nước?
Để xác định độ cứng của nước, cách đơn giản và phổ biến nhất hiện nay là người ta có thể dùng các thiết bị, máy móc đo độ cứng của nước hoặc ứng dụng phương pháp chuẩn độ, tính toán theo hàm nước Ca, Mg.
4.1. Xác định độ cứng của nước bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước.
Người ta sẽ sử dụng các thuốc thử và dựa vào sự phản ứng của nước với thuốc thử để tính toán được hàm lượng Ca, Mg trong nước từ đó xác định độ cứng của nước.
Độ cứng của nước thường được biểu thị bằng CaCO3 có thể phân loại như sau:
- CaCO3 <50 mg/l là nước mềm
- CaCO3 ~ 150mg/l là nước cứng ở mức độ trung bình
- CaCO3 >300 mg/l là nước rất cứng và sử dụng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng
Để áp dụng phương pháp chuẩn độ Complexon, người ta sẽ sử dụng dung dịch đệm là NH3 + NH4Cl có pH = 10 bằng chỉ thị eriocrom đen T.
4.2. Xác định độ cứng bằng các máy đo độ cứng của nước
Hiện nay muốn xác định độ cứng không còn là vấn đề khó khăn và phức tạp nữa. Trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những thiết bị đo chất lượng nước hiện đại và có khả năng xác định được độ cứng của nước chính xác, cũng như biết được chi tiết phần trăm những kim loại trong nước là bao nhiêu, từ đó có thể tìm ra phương án xử lý thích hợp
Các dòng máy này rất hiện đại, tiện lợi và đặc biệt rất dễ sử dụng. Tốc độ đo của chúng rất nhanh, bạn chỉ mất vài giây để chờ máy trả về kết quả chính xác, cụ thể bằng con số.
5. Ảnh hưởng của độ cứng nước trong nghề nuôi tôm
Độ cứng trong ao nuôi tôm có ngưỡng lý tưởng nhất là từ 20-150 ppm. Nếu nước có độ cứng quá cao (trên 300 ppm) sẽ làm quá trình lột xác của tôm diễn ra chậm và khó khăn hơn, tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng suy giảm dần.
6. Các phương pháp điều chỉnh độ cứng của nước
Điều chỉnh độ cứng chính là quá trình kiểm soát lại nồng độ ion canxi và magie trong nước, bởi vì nếu để độ cứng của vượt ngưỡng cho phép thì sẽ gây ra nhiều tác hại trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.
6.1. Điều chỉnh độ cứng của nước bằng hoá chất
Các hoá chất thường được sử dụng là vôi, soda Na3CO3, batri hydroxit Ba(OH)2, natriphotphat NaPO4. Để làm giảm độ cứng của nước ta có thể thực hiện bằng cách đun nóng hoặc không đun nóng đều được để tạo thành các hợp chất không tan trong nước.
Cách xử lý độ cứng của nước
Việc lựa chọn phương pháp này còn phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, độ cứng ban đầu và độ cứng yêu cầu. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể khử sắt, khử silic, khử photphat,…
6.2. Điều chỉnh độ cứng của nước bằng vôi và soda Na2CO3
Làm mềm nước bằng vôi và soda là phương pháp có công dụng lớn đối với thành phần ion Mg2+ và Ca2+ của nước. Khi cho vôi vào nước sẽ khử được độ cứng canxi và magiê ở mức tương đương với hàm lượng của ion hydrocacbonat trong nước.
6.3. Làm mềm nước bằng các thiết bị trao đổi ion
Thiết bị làm mềm nước trao đổi ion có 2 loại:
Natri clorua: thông dụng và hiệu quả nhất. Thiết bị này bổ sung một lượng rất nhỏ muối Natri vào nước.
Kali clorua: ít hiệu quả hơn một chút, nhưng cũng hữu ích nếu không có natri.
7. Kết luận
Độ cứng trong ao nuôi tôm là một trong những chỉ tiêu thiết yếu nhưng thường bị người nuôi tôm bỏ quên vì chưa trang bị đủ kiến thức cũng như sự hiểu biết về chỉ tiêu này.
Để đảm bảo một vụ nuôi tôm thành công, bà con nên quan tâm đến từng yếu tố và không nên lơ là bất kỳ vấn đề nào bởi vì chúng sẽ quyết định đến chất lượng nước và tính thành bại trong ao nuôi tôm.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17 | Email: labvn.net@gmail.com
LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản