Ứng dụng Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà trong nuôi tôm

ung-dung-khang-the-igy-khang-the-trung-ga-trong-nuoi-tom

Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà đã được chứng minh là có giá trị điều trị hiệu quả trong việc kiểm soát các mầm bệnh vi khuẩn và vi rút khác nhau ở tôm, cá và các động vật thủy sinh khác.

Nhiều năm qua, ngành nuôi tôm đã đem lợi nguồn lợi kinh tế rất lớn cho Việt Nam nói chung và cho bà con nông dân nói riêng. Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm xuất hiện ngày càng nhiều khiến người nuôi lao đao.

Bên cạnh đó, các nguy cơ về kháng kháng sinh đang hiện hữu và ngày càng rõ nét hơn. Chính vì thế việc nghiên cứu và ứng dụng Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà vào nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, đang là một bước tiến đột phá.

1. Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà là gì?

Kháng thể IgY (viết tắt của Yolk Immunoglobulin – có nghĩa là kháng thể lòng đỏ trứng) là một tuýp kháng thể chủ yếu trong máu các loài chim, bò sát, cá có mang.

Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà cũng được tìm thấy với hàm lượng cao trong lòng đỏ trứng gà. Giống như các loại kháng thể khác, kháng thể IgY là một lớp protein được hình thành với hệ miễn dịch khi phản ứng lại những yếu tố bên ngoài và đặc hiệu với các yếu tố đó.

cau-truc-phan-tu-igy

Cấu trúc phân tử của kháng thể IgY

Immunoglobulin (IgY) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1893 bởi Klemperer, là kháng thể chính từ huyết thanh của gà mái. Đến năm 1969, IgY được làm giàu từ lòng đỏ trứng gà từ những con gà mái đã có miễn dịch.

Trong những năm gần đây, kháng thể lòng đỏ trứng (IgY) đã thu hút sự chú ý đáng kể bởi vì nó có nhiều ưu điểm: giúp vật chủ đề kháng với tác nhân gây bệnh, thân thiện với môi trường, ổn định, an toàn, tiết kiệm và chứa nồng độ cao, không có tác dụng phụ hoặc dư lượng độc hại. Do đó, IgY được sử dụng thành công trong miễn dịch y học và áp dụng cho việc chủng ngừa thụ động ở cả động vật và người.

Kể từ đó các nghiên cứu ứng dụng của IgY ngày càng được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: chăm sóc sức khỏe cho con người (chuẩn đoán điều trị, chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật) và chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản, thú cưng, …).

tong-quan-ve-khang-the-igy-khang-the-trung-ga

Do có thể nuôi gà đẻ trứng gần như là hàng ngày, lòng đỏ của trứng gà mái đã được miễn dịch có chứa hàm lượng kháng thể IgY rất cao, loài gà ngày càng trở thành một nguồn cung kháng thể IgY phổ biến.

Loài vịt sản xuất một dạng kháng thể IgY rút gọn thường mất đi đoạn Fc. Chính vì vậy, nó không thể kết hợp với bổ thể và dễ dàng bị đại thực bào tiêu diệt. Đây có thể là nguyên nhân mà loài Vịt khó bị tiêu diệt bởi Cúm gia cầm hơn so với loài gà, tuy nhiên vẫn có thể bị nhiễm bệnh và phát tán virus một cách dễ dàng.

Kháng thể IgY cũng được tìm thấy trong loài rùa mai mềm Trung Quốc Pelodiscus sinensis.

6. Ưu điểm nổi bật của kháng thể IgY so với kháng sinh

Những ưu điểm nổi bật của kháng thể IgY khiến nó trở nên ngày càng quan trọng, định hướng các nghiên cứu y khoa trên thế giới. So với kháng sinh:

  • Kháng thể IgY thường sử dụng tại chỗ, tác dụng đặc hiệu trên tác nhân gây bệnh, ức chế mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, vi rus, nấm….
  • Gần như không có tác dụng phụ gần như an toàn tuyệt đối cho các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ và khó bị đề kháng như tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.

Từ những ưu điểm trên đây kháng thể IGY ngày càng được ứng dụng rộng rãi đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe con người trở thành công cụ phòng và điều trị bệnh phổ biến trên thế giới.

khang-the-igy-tan-cong-virus

Đi sâu vào trong mỗi chuyên ngành, mỗi bệnh hay mỗi tác nhân gây bệnh còn có nhiều điều vô cùng thú vị khi nhắc tới ứng dụng kháng thể IgY. Chính những ưu điểm vượt trội kể trên khiến kháng thể IgY ngày càng có vị trí trung tâm trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ miễn dịch trong phòng và điều trị bệnh.

bot-khang-the-igy-igy-powder

Bột kháng thể IgY (IgY powder)

Không những thế, với những ưu điểm tuyệt vời của kháng thể IgY so với kháng sinh, con người ngày càng ứng dụng kháng thể IgY vào trong các hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra chất lượng chăn nuôi tốt nhất, sạch nhất và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

3. Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà giúp kiểm soát mầm bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Globulin miễn dịch lòng đỏ trứng gà đã được chứng minh là có giá trị điều trị hiệu quả trong việc kiểm soát các mầm bệnh vi khuẩn và virus khác nhau ở tôm, cá và các động vật thủy sản khác.

IgY còn được ứng dụng trong thức ăn chăn nuôi thủy sản để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng trong nuôi cá hồi, nuôi tôm, tôm càng xanh khỏi nhiễm bệnh do virus gây nên.

khang-the-igy-khang-the-long-do-trung-ga

Tại Nhật bản, IgY còn được ứng dụng chống lại Edwardsiella tarda, một mầm bệnh lây qua đường tiêu hóa của cá chình nuôi, lươn nuôi.

Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà đã được chứng minh là có giá trị điều trị hiệu quả trong việc kiểm soát các mầm bệnh vi khuẩn và vi rút khác nhau ở tôm, cá và các động vật thủy sinh khác.

IgY đã được sử dụng để điều trị:

  • Bệnh đốm trắng (WSD) ảnh hưởng đến tôm và tôm càng;
  • Nhiễm Vibrio harveyi trên tôm thẻ chân trắng Ấn Độ (Fenneropenaeus indicus);
  • Vibrio anguillarumYersinia ruckeri trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss);
  • Vibrio splendens ở hải sâm (Apostichopus japonicas);
  • Aeromonas hydrophila ở cá mè đa bội (Carassius auratus gibelio) và cá tráp Vũ Xương (Megalobrama amblycephala);
  • Nhiễm khuẩn salmonicida ở cá chép koi (Cyprinus carpio koi);
  • Bệnh Edwardsiellosis ở lươn Nhật Bản (Anguilla japonica) và bào ngư nhỏ (Haliotis diversicolor supertexta).

3.1. Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà giúp tôm kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Ứng dụng kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYB để tăng cường miễn dịch, kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND ở tôm thẻ chân trắng.

Hiện nay, có nhiều giải pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch của tôm theo hướng an toàn sinh học, không những thực hành đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cao.

tom-bi-hoai-tu-gan-tuy-cap-tinh

Nghiên cứu mới đây của tác giả Trần Thị Tuyết Hoa và ctv (Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ) cho thấy rằng thức ăn bổ sung IgYB giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng cường miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus.

Hiện nay việc gia tăng diện tích nuôi cùng với việc thâm canh hóa dẫn đến tình hình dịch bệnh tăng trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. Trong đó, vi khuẩn V. parahaemolyticus là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (acute hepatopancreatic necrosis disease – AHPND) gây chết tôm với tỉ lệ có thể lên đến 100% sau khi thả giống 20 – 30 ngày. Do đó, việc ứng dụng lòng đỏ trứng gà để đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của tôm thẻ chân trắng là cần thiết.

Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu miễn dịch và tỉ lệ sống của tôm. Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức: đối chứng âm; đối chứng dương; nghiệm thức IgYA 0,5% và nghiệm thức IgYB 0,5% trong thời gian 5 tuần. Sau đó được cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus bằng phương pháp ngâm với nồng độ 1,6 x 107 CFU/mL.

khang-the-igy-tan-cong-virus

Kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYA và IgYB được phun áo ngoài viên thức ăn với tỉ lệ 0,5%, tiếp tục phủ đều viên thức ăn với dầu mực và được bảo quản ở 4oC.

Kết quả thí nghiệm trên cho thấy bổ sung IgY vào thức ăn có khả năng giúp tôm tăng cường sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính V. parahaemolyticus, trong đó tôm ở nghiệm thức bổ sung IgYB 0,5% có tỉ lệ chết thấp nhất trong suốt thời gian cảm nhiễm.

Trong khi đó, tổng tế bào máu ở các nghiệm thức cảm nhiễm với V. parahaemolyticus, NT4 (bổ sung IgYB 0,5%) có giá trị THC, bạch cầu không hạt và hoạt tính prophenoloxidase đạt giá trị cao nhất lần lượt là 1,89×104 tb/mm3, 1,53×104 tb/mm3, 0,173×104 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại.

Việc bổ sung IgY giúp kích thích hệ miễn dịch đặc hiệu với tác nhân gây bệnh, nên khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ gia tăng các đáp ứng miễn dịch và thành phần tham gia (prophenoloxidase, serum lysozyme, …). Trong thí nghiệm này, kết quả phân tích các chỉ tiêu miễn dịch của tôm thẻ chân trắng sau khi cảm nhiễm cho thấy chế độ bổ sung IgYB 0,5% giúp gia tăng đáp ứng miễn dịch của tôm, thông qua sự gia tăng số lượng tế bào máu, bạch cầu có hạt, bạch cầu không hạt và hoạt tính PO từ đó tăng khả năng đề kháng bệnh với vi khuẩn V. parahaemolyticus.

Tôm thẻ chân trắng cho ăn thức ăn bổ sung kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYB 0,5% giúp tôm thẻ chân trắng tăng cường miễn dịch, tăng tỉ lệ sống khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus.

Nghiên cứu ứng dụng lòng đỏ trứng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên tôm thẻ chân trắng mở ra một tiềm năng to lớn trong biện pháp sử dụng tác nhân sinh học hạn chế khả năng gây hại của loài vi khuẩn nguy hiểm này.

3.2. Nghiên cứu tạo kháng thể IgY phòng và trị bệnh do Vibrio trên tôm chân trắng

Tên đầy đủ của đề tài là “Nghiên cứu tạo kháng thể IgY phòng và trị bệnh do Vibrio trên tôm chân trắng” do Thạc sĩ Võ Đức Duy làm chủ nhiệm.

Hiểu một cách nôm na thì thay vì trị bệnh cho con tôm bằng thuốc thì các nhà khoa học sẽ tạo kháng thể của tôm đối với mầm bệnh. Và kháng thể mà cách nhà khoa học đang hướng đến chính là kháng thể IgY.

Theo Thạc sĩ Võ Đức Duy, bệnh do vi khuẩn Vibrio là loại bệnh phổ biến trên tôm chân trắng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm.

Việc lạm dụng quá mức kháng sinh, ô nhiễm môi trường nuôi đã tạo ra các chủng vi khuẩn Vibrio có khả năng kháng kháng sinh đã làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, tồn dư chất kháng sinh và hóa chất xử lý môi trường trong thịt tôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Vì thế, để đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, tăng năng suất, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, các nhà khoa học khuyến cáo cần hạn chế sử dụng kháng sinh và hóa chất; thay thế bằng vắc xin, kháng thể nhằm làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên ở tôm.

cong-dung-cua-che-pham-EM-trong-nuoi-tom

Xuất phát từ cơ sở lý luận về tính ưu việt của công nghệ sản xuất kháng thể IgY, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã triển khai đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu tạo kháng thể IgY phòng và trị bệnh do Vibrio trên tôm chân trắng” làm nền tảng ứng dụng kháng thể IgY phòng bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản quy mô công nghiệp.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Duy Kháng – Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp quốc gia, thông qua việc ứng dụng kháng thể IgY trong nuôi tôm chân trắng cho thấy, hiệu quả bảo hộ của kháng thể trước bệnh EMS (hội chứng tôm chết sớm) và bệnh phát sáng đạt 77 – 82%. Về hiệu quả kinh tế, người nuôi tôm sẽ giảm được những chi phí trong việc sử dụng kháng sinh, giá bán tôm sử dụng kháng thể được thu mua cao hơn so với tôm nuôi thông thường từ 7.000 đến 10.000 đồng/kg.

Kết quả đề tài cho thấy tiềm năng lớn khi ứng dụng kháng thể hoặc các chất làm tăng miễn dịch tự nhiên ở tôm thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Trong tương lai, nếu sản xuất kháng thể IgY ở quy mô công nghiệp, giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Ngoài ra, đề tài sẽ tạo tiền đề cho việc ứng dụng kháng thể trên tôm hùm, cá và các đối tượng nuôi thủy sản khác.

3.3. Kháng thể IgY | kháng thể trứng gà – Giải pháp cho bệnh đốm trắng và EMS trên tôm nuôi

Tương tự vaccine cho con người để ngăn ngừa các bệnh, ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) có IgY là công nghệ sản xuất kháng thể giúp phòng các bệnh teo gan, trống đường ruột do các nhóm vi khuẩn V. parahaemolyticus, Vibrio harveyi… và phòng được bệnh đốm trắng, đỏ thân do virus gây ra.

Tại Thái Lan, khoa Sinh Học Thủy Sản, Trường đại học Kasetsart vào năm 2018 đã trực tiếp sử dụng sản phẩm có chứa kháng thể IgY và cho kết quả:

  • Bổ sung kháng thể IgY vào khẩu phần ăn giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tốt thức ăn.
  • Giúp tôm tăng trọng nhanh, tăng sản lượng thu hoạch.
  • Cải thiện tỉ lệ chuyển đổi thức ăn.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của V. parahaemolyticus trong ruột và gan tụy.
  • Cải thiện tỉ lệ sống cho tôm rõ rệt.

Kết quả nghiên cứu tại Trường đại học Kasetsart, Thái Lan:

so-sanh-viec-bo-sung-igy-vao-thuc-an-cho-tom

Biểu đồ thể hiện 9 ao gồm 3 ao đối chứng, 3 ao bổ sung IgY 0,2% và 3 ao bổ sung IgY 0,5%:

  • Trọng lượng tôm: ở 3 ao có bổ sung IgY 0,5% tăng 150% so với 3 ao đối chứng
  • Sản lượng tôm: ở 3 ao có bổ sung IgY 0,5% tăng 125% so với 3 ao đối chứng
  • Lượng thức ăn: ở 3 ao có bổ sung IgY 0,5% tăng 218% so với 3 ao đối chứng
  • FCR: 3 ao có bổ sung IgY 0,5% cải thiện 15% so với 3 ao đối chứng
  • ADG (tốc độ tăng trọng hằng ngày): ở 3 ao có bổ sung IgY 0,5% tăng 42,9% so với 3 ao đối chứng.
  • Tỷ lệ sống (%): ở 3 ao có bổ sung IgY 0,5% dao động từ 51,3 – 57%.

Tại Việt Nam, việc bổ sung IgY vào thức ăn tôm đã được thực nghiệm tại Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Chỉ tiêu miễn dịch của tôm được đánh giá sau 6-7 tuần của thí nghiệm. Tất cả nghiệm thức có bổ sung IgY B có chỉ số giá trị miễn dịch cao hơn so với những nghiệm thức đối chứng (không bổ sung IgY B). Kết luận rằng:

  • Bổ sung IgY B vào khẩu phần ăn giúp cải thiện sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và hệ miễn dịch của tôm.
  • Tăng năng suất vụ nuôi
  • Giảm hệ số FCR trong nuôi tôm thẻ chân trắng
  • Đặc biệt, bổ sung IgY B vào thức ăn cho tôm giúp cải thiện tỉ lệ sống đáng kể khi tôm bị nhiễm bệnh.

Kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam vào năm 2018:

ket-qua-nghien-cuu-viec-bo-sung-igy-vao-thuc-an-tom-tai-dai-hoc-can-tho

Ngoài ra, các thí nghiệm còn so sánh kết quả gây cảm nhiễm EMS trên tôm.

Tôm được gây cảm nhiễm với hội chứng chết sớm EMS trong 14 ngày, bổ sung IgY vào thức ăn cho tôm ăn.

Dấu hiệu lâm sàng: Tôm kém ăn, lờ đờ, mềm vỏ, trống ruột và gan tụy nhạt màu ở nghiệm thức gây cảm nhiễm so với nghiệm thức đối chứng (không gây cảm nhiễm).

Nghiệm thức có bổ sung IgY B (0,5%) giúp giảm 59,6% tỉ lệ chết.

3.4. Tăng cường miễn dịch tôm thẻ chân trắng bằng IgY trong lòng đỏ trứng

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chứng minh lòng đỏ trứng có các dụng kháng Vibrio harveyiVibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng, mở ra một tiềm năng to lớn trong biện pháp sử dụng tác nhân sinh học hạn chế khả năng gây hại của hai loài vi khuẩn nguy hiểm này.

tang-cuong-mien-dich-tren-tom-the-chan-trang-bang-igy-trong-long-do-trung

Miễn dịch thụ động của tôm chân trắng Litopenaeus chống lại Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus bằng lòng đỏ trứng (IgY)

Tôm là loài thủy sản thương mại quan trọng trên thế giới, nhưng ngành nuôi tôm đã bị đe doạ bởi sự nhiễm V. harveyiV. parahaemolyticus.

V. harveyi có thể xâm nhập vào tôm thông qua đường miệng, dẫn đến tỉ lệ chết cao. Soto-Rodriguez và cộng sự có báo cáo rằng V. harveyi là nguyên nhân gây hội chứng “phát sáng” trong tôm thẻ chân trắng.

V. parahaemolyticus là một mầm bệnh quan trọng khác của tôm thẻ chân trắng, có thể gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Ngoài ra, V. parahaemolyticus cũng là một mối nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột ở người.

Người ta tin rằng không có miễn dịch thích ứng ở động vật không xương sống. Do đó, miễn dịch thụ động là một cách đầy hứa hẹn bảo vệ động vật không xương sống khỏi bị nhiễm trùng.

Trong những năm gần đây, kháng thể lòng đỏ trứng (IgY) đã thu hút sự chú ý đáng kể bởi vì nó có nhiều ưu điểm: ổn định, an toàn, tiết kiệm và chứa nồng độ cao.

IgY được sử dụng thành công trong miễn dịch y học và áp dụng cho việc chủng ngừa thụ động ở cả động vật và người. Ở động vật thủy sản, người ta đã chứng minh rằng IgY có hiệu quả trong việc bảo vệ các loài thủy sinh khỏi nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Edwardsiella tarda, Yersinia ruckeri, Aeromonas hydrophila, và V. alginolyticus.

Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng của IgY đối với việc bảo vệ tôm chân trắng chống lại V. harveyiV. parahaemolyticus.

Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu đánh giá việc bảo vệ tôm chân trắng chống lại V. harveyi và nhiễm V. parahaemolyticus sử dụng bột lòng đỏ trứng (IgY).

3.4.1. Kết quả nghiên cứu: tính kháng Vibrio của IgY trong lòng đỏ trứng

Đo độ kháng thể của IgY được xác định bằng một bài kiểm tra kết tụ ruột và một xét nghiệm miễn dịch đặc hiệu liên kết enzyme (ELISA). Kết quả cho thấy tiêm V. harveyiV. parahaemolyticus có thể gây ra sự tích tụ IgY ở gà đẻ trứng.

IgY trong máu cho thấy sự gia tăng mạnh vào cuối tuần thứ 3 sau lần tiêm chủng đầu tiên. Sáu tuần sau khi chủng đầu tiên, mức độ IgY kháng V. harveyiV. parahaemolyticus tăng lần lượt là 8192 và 4096.

muc-do-chong-v.harveyi-va-v.parahaemolyticus-igy-trong-long-do-trung-duoc-phat-hien-bang-phuong-phap-ket-hop-khang-khuan

Mức độ chống V. harveyi và V. parahaemolyticus IgY trong lòng đỏ trứng được phát hiện bằng phương pháp kết hợp kháng khuẩn.

muc-do-chong-v.harveyi-va-v.parahaemolyticus-igy-trong-long-do-trung-duoc-phat-hien-bang-phuong-phap-elisa

Mức độ chống V. harveyi và V. parahaemolyticus IgY trong lòng đỏ trứng được phát hiện bằng phương pháp ELISA.

3.4.2. Kết quả nghiên cứu: Tác dụng ức chế của Vibrio của IgY

Hoạt tính ức chế vi khuẩn của bột lòng đỏ trứng đã được chứng minh như mô tả dưới đây. Như thể hiện trong Bảng, độ pha loãng tối đa của của IgY đối với V. harveyiV. parahaemolyticus lần lượt là 1:16 và 1: 8.

Train Nồng độ pha loãng của IgY
1:2 1:4 1:8 1:16 1:32 1:64 1:128 1:256 1:512
V. harveyi + + + + +
V. parahaemolyticus + + + + + +

3.4.3. Kết quả nghiên cứu: Hấp thu và chuyển hóa IgY trong tôm thẻ chân trắng

Kháng thể IgY xuất hiện trong đường ruột; sau đó được phát hiện ở hemolympho. Ngoài ra, IgY có thể kéo dài hơn 12 giờ với hoạt động trong đường ruột của tôm.

cac-muc-hap-thu-khang-the-igy-khac-nhau

Các mức kháng thể khác nhau trong máu và đường ruột của tôm chân trắng Litopenaeus sau khi sử dụng bột lòng đỏ trứng bằng phương pháp ELISA gián tiếp

3.4.4. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của bột lòng đỏ trứng chống Vibrio trên tôm được nuôi trong ao

Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng, mysis, và Postlarva tăng từ 26%, 25,3%, 22% đến 62,7%, 60,7% và 62%, sau khi bị thách thức với V. harveyi. Trong khi đó, tỷ lệ sống của tôm chân trắng, mysis và postlarva tăng từ 23,3%, 26%, 22% đến 60%, 58,6%, và 56,7% tương ứng sau khi bị gây nhiễm với V. parahaemolyticus.

Mật độ Vi khuẩn trong tôm giống từ các trại sản xuất tôm được cho ăn với bột lòng đỏ trứng là 9 x 103, 6,4 x 103 và 8 x 103 CFU/g tương ứng, mật độ của vi khuẩn ở tôm ăn với bột trứng trứng bình thường lần lượt là 1,8 x 104, 3,6 x 104 và 2,4 x 104 CFU/g.

Cơ chế kháng khuẩn của IgY thường được coi là sự ức chế sự kết dính của vi khuẩn với tế bào chủ. IgY cụ thể có thể nhận ra và gắn kết các thành phần đặc biệt biểu hiện trên bề mặt vi khuẩn, đây là những nhân tố quyết định cho sự phát triển của vi khuẩn.

Nguồn:

  • baokhanhhoa, Tép Bạc, Mỹ Bình.
  • Báo cáo Ảnh hưởng của chế độ cho ăn kháng thể lòng đỏ trứng gà lên đáp ứng miễn dịch và khả năng đề kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) của tác giả Trần Thị Tuyết Hoa, Lê Quốc Việt, Trần Thị Mỹ Duyên, Trần Nguyễn Duy Khoa,Trần Ngọc Hải và Ahn Hyeong Chul. 
  • Theo Xiaojian Gao, Xiaojun Zhang, Li Lin, Dongrui Yao, Jingjing Sun, Xuedi Du, Xiumei Li và Yue Zhang.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 08888 3 15 17   |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 08888.3.15.17
Zalo: 08888.3.15.17
Chat Zalo
Gọi điện ngay