Vôi là gì? Rải vôi lúc nào thì tốt cho tôm nuôi và cách dùng vôi hiệu quả

voi-la-gi-rai-voi-luc-nao-thi-tot-cho-tom-nuoi-va-cach-dung-voi-hieu-qua

Vôi là một trong những nguyên liệu khá quen thuộc với bà con trong đời sống nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng. Từ khi ngành tôm ra đời, loại nguyên liệu này đã góp mặt và đem lại sự hỗ trợ nhất định cho mùa vụ.

Vậy vôi là gì ? Có bao nhiêu loại và rải vôi lúc nào thì tốt cho tôm nuôi ? Đây là nỗi băn khoăn chung của đa số bà con trong ngành tôm, bởi lẽ không phải loại vôi nào cũng giống nhau, mỗi loại sẽ có công dụng và chức năng riêng biệt.

Để giúp bà con am hiểu hơn về loại nguyên liệu này, chuyên mục thủy sản của LabVN sẽ cung cấp trong bài viết dưới đây những thông tin bổ ích về vôi và những yếu tố liên quan.

1. Khái niệm về vôi. Vôi là gì?

Vôi là một loại nguyên liệu được sản xuất từ đá vôi CaCO3 có màu trắng ở dạng cục hoặc dạng bột. Trong tự nhiên, vôi không hề có sẵn mà chúng được nung nóng từ đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ rất cao, khoảng 1000 độ C thành vôi nung (CaO).

voi-rat-quen-thuoc-trong-cuoc-song-chung-ta

Vôi rất quen thuộc trong cuộc sống chúng ta

2. Công dụng của vôi trong nghề nuôi tôm

Vôi có công dụng rất nổi trội trong ngành tôm, chẳng hạn:

  • Giúp hạ phèn của đất và nước
  • Diệt trừ các loại rong tảo, cá tạp và cả các mầm bệnh gây hại cho tôm
  • Hỗ trợ phân huỷ mùn bã đáy ao, làm sạch đáy ao
  • Cải thiện chất lượng nguồn nước, từ đó nguồn thức ăn tự nhiên của tôm cũng được đảm bảo hơn.
  • Đặc biệt, chất vôi trong ao còn tác động trực tiếp đến sự hình thành vỏ của tôm.

3. Có bao nhiêu loại vôi được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, các loại vôi chính thường được bà con quan tâm và sử dụng có thể kể đến như:

3.1. Bột đá vôi CaCO3

Loại vôi này có nguồn gốc từ vỏ sò nghiền hoặc đá vôi, được xay thành dạng bột nhuyễn mịn, có màu trắng và không tan trong nước, có hoạt tính thấp do tạo pH = 8-9, thường được người nuôi tôm dùng với công dụng chính là hạ phèn, khử trùng.

bot-da-voi-caco3

Bột đá vôi CaCO3

Ưu điểm của bột đá vôi chính là chúng rất thông dụng và dễ tìm, có thể dùng với lượng lớn nhưng sẽ ít gây biến động cho môi trường hơn so với những loại vôi khác.

3.2. Vôi tôi Ca(OH)

Vôi tôi Ca(OH)2  là một chất rắn tồn tại dưới dạng nước không màu hoặc dạng bột trắng ít tan trong nước, hoạt tính tương đối cao pH = 10-11. Thông thường người nuôi tôm sẽ sử dụng với mục đích chính là cải tạo ao nuôi, bón cho ao, ổn định độ pH trong nước và đáy ao, góp phần kiểm soát dịch bệnh xảy ra.

Ưu điểm của vôi tôi:

  • Là nguồn bổ sung canxi dồi dao, tăng độ kiềm và độ cứng cho ao nuôi
  • Giúp nâng cao độ pH của nước ao
  • Xử lý nước thải nhờ khả năng khử chất bẩn, khử mùi
  • Phòng ngừa dịch bệnh trên tôm
  • Hỗ trợ kiểm soát tảo và chất lượng nước trong điều kiện thời tiết phức tạp
  • Cải tạo đất phèn, nâng cao pH của đáy ao rất tốt.

Tuy nhiên, dù có khá nhiều công dụng nổi trội nhưng vôi tôi cũng tiềm ẩn một vài rủi ro nếu sử dụng không cẩn thận và không đúng liều lượng.

Ví dụ như: Khi vôi tôi vô tình tiếp xúc trực tiếp với da sẽ làm da bị phồng rộp, bỏng rát và dẫn đến viêm nhiễm; Nếu bị rơi vào mắt mà không được xử lý kịp thời gây ra tổn thương mắt nghiêm trọng hoặc thậm chí mù loà; Trong quá trình sử dụng nếu hít phải quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây khó thở cho con người.

voi-toi-la-gi

Vôi tôi là gì?

Vì thế, khi sử dụng vôi tôi trong nuôi trồng thuỷ sản, bà con tuyệt đối phải tuân thủ các quy tắc che chắn, bảo vệ sức khoẻ như đeo khẩu trang, mắt kính và mặc quần áo bảo hộ kỹ lưỡng để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình.

Thêm một lưu ý nữa là về liều lượng sử dụng, theo một thí nghiệm của khoa thủy sản trường ĐH Tumbes, vôi tôi thường không thể kiểm soát vi khuẩn Vibrio, đặc biệt những ao tôm nếu đã xuất hiện vi khuẩn phải sử dụng liều lượng vôi tôi rất cao lên đến 4.000 kg/ha – 9000 kg/ha để kiểm soát thì mới tiêu diệt. Nhưng cũng chính vì mức độ dùng quá cao sẽ gây nên sự biến động về độ pH lớn trong ao nuôi, khiến tôm bị sốc.

3.3. Vôi sống (vôi nung) CaO

Vôi sống là một chất rắn ở dạng bột hoặc vón cục màu trắng, có tính kiềm, tan nhanh trong nước. Khi có chứa tạp chất, vôi sống lại có màu vàng nhạt hay màu xám.

voi-song-CaO

Vôi sống CaO

Trong nuôi trồng thủy sản vôi sống có tác dụng khử độ phèn, độ chua, diệt khuẩn, sát trùng, diệt nấm, khử độc cho môi trường và giúp làm tăng độ pH, tăng kiềm rất nhanh và sử dựng khá an toàn để cải tạo ao.

3.4. Vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2

Vôi đen Dolomite có nguồn gốc từ đá Dolomite, có chứa khoảng 4% Mg nên tốt cho tảo và phát huy tác dụng nhiều ở nước lợ hơn ở nước ngọt

Nguyên liệu này thường được sử dụng với những ao nhiễm phèn, mất cân bằng độ pH và thiếu khoáng, magie và một vài chất dinh dưỡng khác, độ kiềm thấp.

voi-den-dolomite

Vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2

Với những ao nuôi tôm đã lâu, dư chất dinh dưỡng hoặc dưa thừa thức ăn bị lắng đọng xuống đáy ao, dư thừa chất hữu cơ thì vôi đen  cũng thường được bà con sử dụng để khắc phục tình trạng này.

Khi dùng vôi đen Dolomite tạt trên ao sẽ có tác dụng giúp ao:

  • Trung hòa axít, tăng pH của nước và nền đáy ao
  • Tăng nguồn CO2 cho sự quang hợp của thực vật
  • Kết tủa các chất keo trong nước
  • Tăng hàm lượng photphorus ở nền đáy, giảm lượng photphorus hòa tan
  • Cung cấp các nguyên tố đa lượng các nguyên tố vi lượng làm thức ăn cho tôm và tạo môi trường thuận lợi để tảo phát triển.

Tìm hiểu thêm: Độ pH trong ao nuôi tôm và những điều cần biết

4. Cách sử dụng vôi trong ao nuôi tôm

Tùy vào mục đích và thời điểm của mùa vụ mà bà con có thể lựa chọn loại vôi phù hợp với nhu cầu của mình:

  • Cải tạo ao nuôi: Sử dụng vôi bột CaCO3 hoặc vôi tôi Ca(OH)2 liều lượng từ 8 – 10 kg/ 100m2, nếu phèn nhiều có thể tăng thêm vôi
  • Hạ phèn trong ao nuôi: Sử dụng vôi bột CaCO3 khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn đáy ao, liều lượng từ 1 – 3 kg trộn đều với nước rồi tạt đều khắp ao.
  • Giảm độ đục của nước: Dùng vôi CaCO3 để điều chỉnh độ trong của nước ao, liều lượng 1 – 2 kg hòa với nước tạt khắp ao, độ trong sẽ trở lại bình thường.
  • Ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm: sử dụng vôi bột CaCOđịnh kỳ trong suốt quá trình nuôi tôm. Đây là hình thức phòng bệnh cho tôm hiệu quả và không tốn chi phí nhiều. Nếu áp dụng biện pháp thường xuyên tôm sẽ ít bị bệnh.

rai-voi-vao-thoi-diem-thich-hop

Rải vôi vào thời điểm thích hợp

Lưu ý: Liều lượng vôi còn tùy vào mục đích sử dụng nên bà con cần xác định liều lượng thích hợp với thời gian sử dụng khác nhau.

5. Rải vôi lúc nào thì tốt cho tôm nuôi?

Buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất bà con nên rải vôi vì lúc này độ pH ở ao rất thấp.

Buổi trưa nhiệt độ tăng lên cao, nên bà con hạn chế việc rải vôi thời điểm này vì độ pH sẽ tăng rất cao sẽ gây nguy hiểm cho ao tôm.

Từ 4h đến 6h, khi nhiệt độ giảm xuống bà con có thể bắt đầu rải vôi, như vậy sẽ tạo thêm khoáng để buổi tối tôm hấp thu được tốt hơn, quá trình lột xác diễn ra nhanh, nhất là từ vôi nông nghiệp CaCO3 sẽ hỗ trợ ổn định độ pH, ít ảnh hưởng đến tảo.

Chỉ nên sử dụng vôi vào buổi tối khi có nhu cầu giảm CO2 hay cắt tảo. Về đêm thực vật sẽ lấy oxi và thải ra CO2, từ 0h đêm đến 6h sáng thì sẽ làm giảm pH, nếu bà con để lượng CO2 tăng quá ngưỡng 10ppm thì tôm dễ bị sốc, khó hô hấp dẫn đến chết hàng loạt.

Tìm hiểu thêm: Oxy nuôi tôm, yếu tố quan trọng bậc nhất trong ao nuôi tôm

6. Kết luận

Vôi dùng trong nuôi trồng thủy sản không chỉ có nhiều công dụng hiệu quả mà còn có giá thành thấp. Tuy nhiên, để tận dụng hết tối ưu những lợi ích của vôi mang lại thì bà con cần phải nắm rõ ưu và nhược điểm của từng loại để tránh xảy ra những rủi ro tiềm ẩn.

Với những thông tin mà LabVN cung cấp, hy vọng bà con sẽ có thêm sự hiểu biết và chọn đúng loại vôi phù hợp với nhu cầu của mình. Từ đó sẽ có một vụ nuôi tôm thắng lợi và thành công !


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay