Các khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm

cac-kho-khan-chu-yeu-cua-viec-nuoi-tom

Nuôi tôm từ lâu đã là nghề không còn xa lạ với người làm nông nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Ngành tôm mang lại sự “thay da đổi thịt” cho nhà nông, giúp đời sống cải thiện hơn, nhiều tỉ phú đã xuất hiện khi lựa chọn gắn bó với nghề này.

Tuy nhiên, đi cùng với vẻ hào nhoáng bên ngoài, các khó khăn khi nuôi tôm vẫn sẽ luôn tồn tại gây nên thách thức lớn cho người nuôi.

Chính vì vậy, chuyên mục nuôi tôm của công ty Thiên Tuế sẽ mang đến những thông tin về các khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm để người nuôi có thể biết và phòng tránh.

1. Thực trạng ngành tôm ở Việt Nam hiện nay

Theo tổng kết của VASEP, chúng ta thấy một khung cảnh tôm toàn diện hơn dù có một khoảng thời gian khá dài nước ta phải đối mặt với Covid-19 khiến việc cung ứng, sản xuất ngành tôm bị trì trệ.

Sau đó như hiệu ứng domino, từ việc trì trệ ở một nước sẽ kéo theo cả toàn cầu bị ảnh hưởng khiến chi phí vận chuyển tăng đột biến. Những khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm đã làm thiệt hại không nhỏ tới từng người nuôi, trang trại, cơ sở chế biến để xuất khẩu.

thuc-trang-nganh-tom-o-viet-nam

Thực trạng ngành tôm ở Việt Nam

Theo tiêu chí biết người biết ta, nhìn ra thế giới ta đã thấy các cường quốc về tôm như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia,… đã bắt đầu vực dậy mạnh mẽ sau đại dịch.

Ấn Độ bắt đầu chiến lược đồng bộ; mở rộng quy mô và tỉ lệ thả nuôi, ngoài ra còn chú trọng nâng cao trình độ chế biến. Quả ngọt hái được là họ đã chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ với sản phẩm chủ lực là tôm IQF tươi. Dù Covid-19 khiến Ấn Độ chưa nếm được trọn vẹn quả ngọt tương xứng nhưng quốc gia này vẫn nằm trong top những nước mạnh về xuất khẩu tôm.

Ecuador cũng có chính sách khá thành công. Dù họ không đủ lao động và trình độ chế biến hạn chế khiến họ phải tiêu thụ tôm sơ chế, hiệu quả kém. Gần đây, nước này có chính sách nhập cư lao động và nhập khẩu thiết bị tiên tiến để cải thiện những khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm.

Nhìn về nước ta, Chính phủ đang rất chú trọng thúc đẩy phát triển ngành tôm và có chương trình thúc đẩy phát triển tới năm 2025. Chiến lược phát triển thủy sản, trong đó có tôm, tới năm 2030 tầm nhìn 2045 đã công bố.

Các quy trình nuôi liên tục được cải tiến cập nhật nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất. Người nuôi nâng cao kiến thức, kinh nghiệm qua từng vụ nuôi.

Con giống thế hệ mới, nhà máy cung ứng thức ăn xây dựng mới… là các tín hiệu khá khởi sắc để các doanh nghiệp chế biến mạnh tay mở rộng quy mô chế biến của mình, hòa nhịp chung với thị trường quốc tế.

2. Những “điểm sáng” của ngành tôm nước ta

2.1. Nuôi tôm làm giàu – cơ hội đổi đời nhờ làm nông

Trong bối cảnh thị trường nước ngoài ngày càng khó tính về chất lượng sản phẩm thì sản xuất theo quy trình sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cần thiết được nhân rộng hơn nữa.

Để đáp ứng nhu cầu này, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap đã được triển khai để giúp đỡ cho người dân. Mô hình này được thả giống 3 đợt với mật độ 80 con/m2 và tổng lượng giống thả nuôi mô hình là 1,6 triệu con.

mot-ti-phu-lam-giau-nh-nuoi-tom-o-bac-lieu

Một tỉ phú làm giàu nhờ nuôi tôm ở Bạc Liêu

Qua 3 tháng nuôi chăm sóc và quản lý theo quy trình VietGap thì mô hình này đạt tỷ lệ nuôi đạt 80%. Một số hộ nuôi thu hoạch đạt kích cỡ từ 55 – 60 con/kg, đạt sản lượng bình quân từ 4.000 – 5.200kg thương phẩm/4.000m2.

Có thể nói, lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại rất khả quan, giá bán tôm thương phẩm trên thị trường dao động từ 120.000 – 130.000 đồng/kg. Trừ đi chi phí ban đầu thì trung bình mỗi hộ mỗi hộ thu lợi nhuận nuôi tôm từ 250 – 290 triệu đồng/ha.

2.2. Đầu tư nuôi tôm trong bể xi măng lót bạt

Mô hình nuôi tôm đồng trong bể xi măng có hiệu quả ưu việt hơn phương thức thông thường. Cách nuôi này giảm đáng kể quy mô diện tích, dễ kiểm soát dịch bệnh và tăng vượt trội mật độ thả nuôi.

Với giá bán từ 200.000-250.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nhà nông nuôi tôm lãi khoảng 350-400 triệu đồng mỗi vụ, mỗi năm 2 vụ thì lợi nhuận gần một tỷ đồng. Nếu so với nuôi tôm theo phương thức truyền thống thì nuôi tôm trong bể nổi xi măng mang lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần, giải quyết được phần nào các khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm mà người dân phải đối mặt.

2.3. Làm ao nổi nuôi tôm mang lại hiệu quả cao

Nuôi tôm trong ao tròn nổi là một trong những mô hình được đánh giá tiềm năng nhất hiện nay. Nếu như ao nuôi hình chữ nhật truyền thống có nhược điểm là chất thải sẽ tích tụ ở 4 góc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tôm thì phương pháp này dựa vào lực đẩy và gom chất thải vào giữa ao, giúp người nuôi xử lý hiệu quả.

nuoi-tom-sieu-tham-canh-trong-ho-noi

Nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi

Bên cạnh đó, diện tích nuôi ít dẫn đến chi phí đầu tư và công chăm sóc cũng thấp hơn. Ngoài ra, do nằm nổi trên mặt đất nên không bị ô nhiễm bởi hóa chất có hại hoặc mầm bệnh tích tụ trong đất ngấm vào bể.

3. Các khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm mà người nuôi phải đối mặt

Bên cạnh những thành tựu đáng kể, các khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm là không thể tránh khỏi, vì thế cần nhìn nhận vấn đề để phát triển bền vững. Đây là bài toán khó cho từng hộ nuôi và ban ngành địa phương.

cac-kho-khan-chu-yeu-cua-viec-nuoi-tom

Các khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm

3.1. Rủi ro trong nuôi tôm thường gặp

3.1.1. Nuôi tôm trái vụ

Khi nuôi tôm trái vụ, thách thức lớn nhất chính là từ yếu tố thời tiết thiên nhiên bên ngoài. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. Ngoài ra nếu là mùa lạnh thì tôm chậm lớn, khó nuôi.

Hơn nữa là nguồn nước không đủ đủ độ mặn cần thiết để nuôi tôm. Và những yếu tố bất lợi đối với tôm nuôi lại là điều kiện thích hợp cho mầm bệnh phát triển và tạo ra dịch bệnh.

3.1.2. Tôm bị mất giá

Việt Nam cũng chỉ là một trong các nước có thế mạnh về xuất khẩu tôm và vẫn phải cạnh tranh với các cường quốc Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… nên giá tôm trong nước bị ảnh hưởng rất nhiều.

Để tránh bị thương lái ép giá thì bà con nên thả giống cách nhau đê cho ao nào cũng có tôm với những kích cỡ khác nhau, thu hoạch lần lượt các ao. Dù nuôi sẽ vất vả hơn vì phải làm việc liên tục nhưng rủi ro về giá sẽ thấp hơn.

3.1.3. Chất lượng con giống kém

Con giống chất lượng kém thì không đủ khả năng đề kháng và chống chịu với môi trường, tôm chậm lớn, nguy cơ mắc các bệnh về virus. Trước khi thả, tôm giống từ các trại giống nên được kiểm tra thường xuyên tốt nhất là bằng kính hiển vi.

lua-chon-tom-giong-khi-nuoi-tom-rat-quan-trong

Lựa chọn tôm giống khi nuôi rất quan trọng

Sức khỏe tôm cũng nên được đánh giá định kỳ. Điều này có lợi cho việc duy trì sự phát triển tối ưu của tôm và phát hiện các dấu hiệu bệnh có thể xảy ra.

3.1.4. Chi phí chuyển đổi mô hình mới

Ngày nay, nhiều bà con dần dần chuyển đổi từ ao đất sang ao lót bạt, làm ao tròn nổi, rồi đến hệ thống tuần hoàn biofloc,… Với những phương thức hiện đại, người có thể chủ động xử lý khi có sự cố và có thể nuôi mật độ rất cao.

Tuy nhiên, rủi ro trong nuôi tôm lớn nhất là chi phí khi chuyển đổi lên mô hình hiện đại. Với nguồn vốn ban đầu khá lớn, nếu không cho ra năng suất cao, bà con chưa quen với cách nuôi mới, cộng với giá tôm bị ảnh hưởng thì khả năng thu hồi vốn nhanh là khá thấp.

3.1.5. Dùng sản phẩm mới

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp với chất lượng khác nhau, do đó gây “bội thực thông tin” cho người nuôi khi phải thử nghiệm và chọn lựa thương hiệu uy tín.

Khi chuyển qua sản phẩm mới thì rủi ro gặp phải đó chính là chi phí để trải nghiệm. Các sản phẩm sẽ khác nhau về thành phần dẫn đến giá cũng khác nhau. Nếu như không có được trải nghiệm tốt sẽ mất tiền rất uổng phí.

3.1.6. Kỹ thuật nuôi còn yếu kém

Với các hộ nuôi mới bắt tay nuôi tôm chưa có nhiều kinh nghiệm, rất khó nhận biết và phán đoán tình trạng của nước, tôm, do đó không biết xử lý khi có sự cố xảy ra.

Nếu tôm bệnh thì phải xử lý như thế nào là chuyện rất nghiêm trọng. Nếu không nghiên cứu về kỹ thuật nuôi và kiến thức cẩn thận sẽ dễ nuôi thất bại, không còn vốn để bắt đầu vụ tới, dẫn đến nuôi tôm lỗ hoặc tệ hơn là nuôi tôm phá sản.

3.2. Nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường

3.2.1. Nuôi tôm ô nhiễm nước

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là lượng thức ăn dư thừa gây tích tụ chất thải dưới đáy ao, điều này sẽ nuôi các vi khuẩn trong nước và tảo phát triển mạnh, đến lúc quá nhiều gây ô nhiễm nguồn nước.

Tảo trong ao phát triển mạnh làm giảm thiếu oxy trong nước, màu nước chuyển xanh mà khi tảo tàn cũng gây ô nhiễm nguồn nước bởi xác tảo.

o-nhiem-nuoc-khi-nuoi-tom

Ô nhiễm nước khi nuôi tôm

Ngoài ra, nuôi tôm chọn con giống kém hay nuôi quá dày cũng là một trong nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Bởi khi nuôi với mật độ quá cao, chất thải hữu cơ nhiều lơ lửng ở tầng đáy sinh ra nhiều khí độc sẽ có hại cho tôm.

Sử dụng kháng sinh khi tôm bị bệnh dẫn đến tồn dư trong nước, vừa có hại cho tôm, vừa có hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.

3.2.2. Phá rừng ngập mặn nuôi tôm

Rừng ngập mặn xanh tốt từ lâu, thế nhưng nay đã bị tàn phá ngang nhiên để làm đầm nuôi tôm. Không thể phủ nhận nuôi tôm mang lại nguồn lợi lớn, nhưng đôi khi được về kinh tế trước mắt nhưng về sinh thái lâu dài sẽ thiệt hại lớn.

Rừng ngập mặn cung cấp môi trường sống và chất dinh dưỡng cho tôm từ đó cải thiện năng suất tôm. Các loài sinh vật ngập mặn lọc các chất độc hại trong nước, từ đó nâng cao chất lượng nước và thúc đẩy sản xuất tôm giống tự nhiên.

tan-pha-rung-ngap-man-de-nuoi-tom

Tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm

Ngoài ra, rừng ngập mặn có thể bảo vệ chống lại các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, giúp sản xuất ổn định hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn khi đối mặt với biến đổi khí hậu. Như vậy, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và giữ ổn định mức sản lượng.

Để bảo vệ rừng ngập mặn cần thực hiện một số giải pháp sau:

  • Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng trên địa bàn quản lý ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
  • Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hệ sinh thái rừng.
  • Giáo dục, tuyên truyền người dân để có đủ kiến thức về tác hại của phá rừng

4. Các phương hướng điểu chỉnh để khắc phục những khó khăn

Để đạt được mục tiêu đạt được 10 tỉ USD thì trước hết là ĐBSCL phải phấn đấu trở thành một trong những nơi sản xuất tôm lớn mạnh của thế giới. Theo chỉ đạo của Nhà nước cần tiếp tục triển khai bảo đảm chính sách nuôi trồng thuỷ sản.

Về mặt chính sách, Chính phủ sẽ nới rộng hạn miền, tức giới hạn tối đa mà doanh nghiệp có thể có để nuôi tôm, để không có hạn chế về mặt pháp lý đối với những doanh nghiệp kinh doanh lớn.

phuong-huong-dieu-chinh-nghe-nuoi-tom

Phương hướng điều chỉnh nghề nuôi tôm

Việt Nam có thể tiến tới xuất khẩu tôm dưới dạng chế biến sâu hơn như:

  • Tôm bao bột để xuất khẩu sang các thị trường khác;
  • Triển khai một số việc như: Đăng ký nhãn hiệu, liên kết với các nhà nhập khẩu tôm trên thế giới…
  • Nền nông nghiệp Việt Nam đối diện 3 thách thức là: Sản xuất hộ nhỏ lẻ; biến đổi khí hậu; hội nhập kinh tế. Điều đó đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đặc biệt vùng ĐBSCL rất phù hợp để nuôi tôm. Tuy nhiên, tình trạng xâm nhập mặn và nước biển dâng dẫn đến nhiều vùng đất sẽ bị nhiễm mặn, từ đó, chúng ta có khả năng mở rộng diện tích nuôi tôm.

Để tránh hiện tượng phát triển ồ ạt, tràn lan, nhỏ lẻ, tự phát…, cần chú ý gắn kết với các nhà máy chế biến, chú ý đến từng khu vực nuôi có lợi thế,…

5. Kết luận

Ứng dụng công nghệ cao để ngành tôm phát triển bền vững, có vị trí trên thị trường là vấn đề Việt Nam phải làm được nếu muốn cạnh tranh với các quốc gia khác.

Muốn vậy, cần thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất. Theo đó, thực hiện lựa chọn mô hình nuôi phù hợp từng vùng gắn với kiểm soát tốt chất lượng con giống, thức ăn, chất lượng nước cho ao nuôi và kiểm soát chất thải, mầm bệnh, các tác nhân gây hại…

Hơn nữa, Ban lãnh đạo ở từng địa phương cũng nên thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về quy mô nuôi, kỹ thuật tiên tiến để xây dựng những mô hình nuôi tôm phù hợp cho tỉnh nhà.

Đồng thời tăng cường hướng dẫn, tập huấn từng hộ nuôi thật kỹ lưỡng thì mới có thể có được những vụ tôm thắng lợi, mang lại lợi ích cho người dân và địa phương nói riêng cũng như cả nước nói chung.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0328 336 586    |     Email: labvn.net@gmail.com

LabVN - Chuyên vật tư, dịch vụ và vi sinh thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 0328.336.586
Zalo: 0328.336.586
Chat Zalo
Gọi điện ngay